Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc đặc biệt không ở đâu có

Tác giả: Đặng Minh Tốt

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 08 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Hiểu về văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc là một yếu tố cần thiết nếu bạn đang có nhu cầu làm việc cho những doanh nghiệp lớn của Trung Quốc. Khác với những nét văn hóa doanh nghiệp của các nước Châu Âu hay Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp của trung quốc có những nét riêng. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau về văn hóa doanh nghiệp sau.

1. Văn hóa doanh nghiệp hữu hình qua không gian làm việc

Điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy ở văn hóa làm việc tại các doanh nghiệp trung quốc đó là những hiện hữu về không gian làm việc. Khác với phong cách đơn giản hóa mọi thứ để diện tích không gian trở nên tinh gọn, rộng rãi nhất có thể thì không gian làm việc tại các doanh nghiệp trung quốc có phần thoải mái hơn. Nhân viên được phép mang theo đồ trang trí thêm để thể hiện tính cách cá nhân cho khu làm việc của mình. Đôi khi việc mang theo cả chăn, gối tới vị trí làm việc cũng là điều hết sức bình thường, bởi lẽ bắt nguồn từ cách làm việc mà bạn có thể thấy của các phần tiếp theo trong bài viết.

Nét đặc trưng trong văn phòng làm việc của nhân viên Trung Quốc
Nét đặc trưng trong văn phòng làm việc của nhân viên Trung Quốc

2. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua cách làm việc và nghỉ ngơi

2.1. Văn hóa làm việc nhiều giờ

Overtime đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc
Overtime đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc

Phải thừa nhận rằng người trung quốc có số giờ làm việc nhiều hơn so với các quốc gia phương Tây và ngay cả một số các quốc gia Châu Á khác. Với một số các quản lý nước ngoài, khi làm việc với người Trung Quốc thì họ thường rút ngắn thời gian làm việc xuống vì lo sợ năng suất công việc sẽ giảm nếu nhân viên làm việc trên 8 tiếng mỗi ngày.

Ở phương Tây, hầu hết số giờ của người lao động sẽ rơi vào khoảng 8 tiếng linh động thoải mái, họ có thể bắt đầu công việc lúc 9h sáng và kết thúc vào 5h chiều. Việc làm thêm sau giờ làm hầu như không có, và nếu được yêu cầu làm thêm thì họ có thể lựa chọn từ chối hoặc sẽ có thưởng cao hơn nếu đồng ý làm việc.

Trong khi đó ở các doanh nghiệp Trung Quốc, khái niệm tăng ca, làm thêm giờ đã thân thuộc như “cơm bữa”. Thường thì công việc của họ sẽ bắt đầu từ rất sớm (7h sáng) và kết thúc khá muộn vào 10h đêm, một số trường hợp có thể sẽ kết thúc công việc muộn hơn nữa. Đôi khi, họ phải làm việc cả vào ngày chủ nhật. Đặc biệt, văn hóa làm việc ở Trung Quốc còn được biết đến với một cái tên là “Văn hóa làm việc 996”.

2.1.1. Văn hóa làm việc 996

Đối với những người lao động từng làm việc tại doanh nghiệp Trung Quốc thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cụm từ “Văn hóa làm việc 996”, một văn hóa làm việc đầy tính khốc liệt, người lao động sẽ phải làm việc từ 9h sáng tới 9h tối với số ngày làm việc là 6 ngày trên tuần. Văn hóa này xuất hiện tại các doanh nghiệp Trung Quốc trong thời kì internet bùng nổ, người lao động khi đó phải nâng số giờ làm việc từ 44 giờ một tuần theo như đúng quy định của pháp luật Trung Quốc lên thành 72 giờ một tuần. Tuy là điều này vi phạm điều luật của pháp luật Trung Quốc nhưng “văn hóa làm việc 996” này vẫn tồn tại ở đại đa số các công ty theo hình thức phi chính thức và chính thức nào đó. Tồn tại văn hóa này là bởi lẽ, khi việc cắt giảm nhân sự ở các doanh nghiệp Trung Quốc diễn ra thường xuyên thì người lao động làm việc tại đó vẫn phải gánh vác khối lượng công việc lớn hơn.

2.1.2. Những phản đối

Tất nhiên, khi hậu quả của văn hóa làm việc quá độ này dẫn đến việc kiệt sức của người lao động. Cụ thể vào tháng 12 năm 2024, đã xảy ra trường hợp một nhân viên tử vong vì kiệt sức ở phố Tân Cương sau khi kết thúc công việc vào lúc 1h30 sáng. Việc này cũng đã không ít lần tạo ra những phản đối kịch liệt đối với văn hóa làm việc quá sức này ở Trung Quốc và diễn ra tình trạng các lao động trẻ rời bỏ thành phố để về quê lao động, tận hưởng cuộc sống bình yên nơi thôn dã.

2.2. Văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua việc nghỉ ngơi

Văn hóa ngủ trưa tại doanh nghiệp Trung Quốc
Văn hóa ngủ trưa tại doanh nghiệp Trung Quốc

Ở Trung Quốc, để có thêm giờ ngủ trưa, người lao động sẵn sàng kéo dài thời gian làm việc và điều đó cũng được quản lý khuyến khích mỗi ngày. Thường thì nhân viên làm việc tại doanh nghiệp Trung Quốc sẽ cố gắng kết thúc bữa trưa sớm nhất để quay về khu vực làm việc tận thời gian nghỉ ngơi quý báu trên những chiếc giường gấp mang từ nhà đi. Chính vì lý do này mà họ được phép mang đồ cá nhân tới công ty để có thể cảm thấy thoải mái tại không gian làm việc.

3. Văn hóa doanh nghiệp trong tập thể và cấp bậc

3.1. Chủ nghĩa tập thể được coi trọng hơn chủ nghĩa cá nhân

Tại các công ty Trung Quốc, nếu không tính việc làm tăng giờ thì môi trường làm việc cũng khá thoải mái. Mọi người trong công ty đều hòa thuận và coi như như thành viên trong gia đình và sau giờ làm có thể cùng nhau đi ăn uống, hát hò thoải mái.

Tuy là môi trường làm việc thoải mái như vậy nhưng chủ nghĩa tập thể vẫn được coi trọng hơn cá nhân. Vì vậy việc ứng xử cũng cần cẩn trọng, bạn không nên cư xử quá thẳng thắn dẫn đến mất lòng đồng nghiệp hay đưa ra ý kiến một cái thô lỗ.

3.2. Văn hóa thể hiện trong cấp bậc

3.2.1. Sếp luôn đúng – Lãnh đạo độc quyền

Nổi tiếng với bề dày lịch sử dân tộc nên văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc cũng chịu sự ảnh hưởng của nét văn hóa trong thời đại cũ đó là người đứng đầu luôn đúng và ý kiến của người đứng đầu có được sự tín nhiệm, tôn trọng cao. Chính vì lý do đó mà nhân viên, người lao động làm việc tại Trung Quốc luôn có quan niệm chỉ cần làm theo nhiệm vụ, định hướng của người lãnh đạo đề ra, việc đưa ra ý kiến xây dựng hay ý tưởng đổi mới cải tiến từ vị trí của một nhân viên là điều không cần thiết. Ảnh hưởng từ nét văn hóa xưa nên họ tin rằng, việc một nhân viên đưa ra một ý kiến là không tôn trọng lãnh đạo và sẽ bị kỷ luật, thậm chí sa thải.

Nhân viên muốn đưa ra ý kiến phải thông qua làm việc nhóm
Nhân viên muốn đưa ra ý kiến phải thông qua làm việc nhóm

Mặt khác, trong trường hợp muốn đưa ra ý kiến thì buộc các nhân viên trong phòng phải làm việc nhóm với nhau để thống nhất quan điểm trước khi đề lên cấp trên. Một phần, nguyên nhân cũng xuất phát từ văn hóa coi trọng tập thể hơn cá nhân. Do điều này, khi làm việc với nhân viên Trung Quốc, các lãnh đạo nước ngoài cần luôn khích lệ và ủng hộ họ tự tin đóng góp ý kiến cá nhân để phát triển cho công ty.

Một quan niệm khác là “Sếp luôn đúng”, như đã đề cập ở trên, nhân viên Trung Quốc tin tưởng tuyệt đối vào lãnh đạo của họ vì vậy họ tin rằng những báo cáo, những chiến lược hay đề xuất trong bản tài liệu mà lãnh đạo gửi cho nhân viên luôn chỉnh chu tuyệt đối. Xuất phát từ cách nghĩ này nên họ thường không bao giờ đặt câu hỏi hay thắc mắc với cấp trên.

Mệnh lệnh từ lãnh đạo là tuyệt đối
Mệnh lệnh từ lãnh đạo là tuyệt đối

3.2.2. Xưng hô theo cấp bậc

Văn hóa này được thể hiện trong các doanh nghiệp Trung Quốc, sự phân chia theo cấp bậc là vô cùng rõ nét vì họ quan niệm rằng nếu làm trái lại nguyên tắc là không tôn trọng đối với đối phương, không tôn trọng cấp trên. Thường thì họ sẽ dùng họ của đối phương gắn kèm chức danh để xưng hô trong công ty. Cách thể hiện này không chỉ xuất hiện trong nội bộ, môi trường làm việc mà còn rất phổ biến trong cuộc sống thường ngày. Bởi vì người dân Trung Quốc tin rằng đó là một cách thể hiện sự tôn trọng dành cho những người được nhắc đến và họ xứng đáng được đề cao.

Một ví dụ để dễ hiểu về điều này, nếu bạn họ là Tống và bạn đảm nhận vị trí giám đốc thì theo như văn hóa xưng hô trong doanh nghiệp Trung Quốc thì bạn sẽ được xưng hô là Tống Tổng.

Cách xưng hô dựa theo cấp bậc trong doanh nghiệp Trung Quốc
Cách xưng hô dựa theo cấp bậc trong doanh nghiệp Trung Quốc

Bài viết trên đây là những đúc kết về nét văn hóa doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu. Nếu bạn đang có nhu cầu làm việc trong tập đoàn Trung Quốc thì hi vọng bài viết này sẽ làm sáng tỏ những thắc mắc của bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu nhiều hơn về lĩnh vực Pr nội bộ qua các bài viết tiếp theo của chúng tôi.

Văn hóa doanh nghiệp Vietcombank có những nguyên tắc gì nổi bật

Bạn đang muốn làm việc trong doanh nghiệp Vietcombank nhưng còn nhiều thắc mắc về văn hóa doanh nghiệp của tổ chức này và liệu mình có hợp để làm việc hay không? Đừng lo lắng, chúng tôi có giải pháp cho bạn qua bài viết tìm hiểu về các nguyên tắc trong văn hóa doanh nghiệp Vietcombank sau đây.

Văn hóa doanh nghiệp vietcombank

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;