
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Ngành nuôi trồng thủy sản đang là một trong những ngành có thu nhập hấp dẫn và thu hút nhiều bạn trẻ. Vậy bạn có thắc mắc yêu cầu tuyển dụng của kỹ sư nuôi trồng thủy sản là gì hay không? Cùng timviec365.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bờ biển Việt Nam dài 3260km với 28 tỉnh thành giáp biển và có nhiều sông suối, ao hồ, do đó Việt Nam là quốc gia có nguồn sản xuất thủy sản lớn kéo theo nhu cầu tuyển dụng của kỹ sư nuôi trồng thủy sản tăng mạnh.
Nuôi trồng thủy sản là hoạt động nuôi các loài thủy sản dưới nước ngọt, nước mặn, nước lợ. Con người sẽ áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật sản xuất tiến bộ và an toàn, đảm bảo nuôi thủy sản đúng quy trình, nâng cao năng suất cũng như chất lượng của thủy sản.
Một số loại mô hình thủy sản mà kỹ sư thủy sản có thể làm việc như nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, nuôi trồng thủy sản nước lợ, nuôi trồng thủy sản kết hợp, nuôi trồng trên biển, nuôi trồng thủy sản thương mại,… Mục tiêu của ngành nuôi trồng thủy sản là đào tạo các kỹ sư có kiến thức, kỹ năng thực hành để vận dụng vào thực tiễn như nuôi trồng, chế biến, bảo vệ và chăm sóc thủy sản.
Kỹ sư thủy sản sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc cho thủy sản và các động vật sống dưới nước khác ở các mô hình hoặc trang trại chăn nuôi. Các kỹ sư sẽ quan sát, theo dõi thủy sản thường xuyên để chất lượng của chúng được đảm bảo. Ngoài ra, các kỹ sư nuôi trồng thủy sản cũng sẽ nắm bắt, theo dõi các thông số dưới nước, phát hiện và chữa trị kịp thời cho thủy sản.
Để trở thành kỹ sư nuôi trồng thủy sản, bạn cần có một số yêu cầu dưới đây:
Kỹ sư nuôi trồng thủy sản đòi hỏi cần có kiến thức chuyên môn cao, nắm vững được những kiến thức căn bản. Bạn cần có các kiến thức về sinh học ở đại dương, thủy sinh vật, thủy lý, thủy hóa, ngư loại và các bệnh học về thủy sản.
Để có thể thuyết phục được nhà phỏng vấn tuyển dụng bạn, ngoài nêu ra những kiến thức trên, bạn cần đưa ra những phương pháp kỹ thuật chính, áp dụng trong nuôi thủy sản, sản xuất các loài thủy sản mang giá trị kinh tế cao cho người nuôi. Những kỹ thuật này giúp kỹ sư nuôi trồng thủy sản cũng như doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản bảo vệ, phát triển và quản lý dễ dàng hơn.
Ngoài kiến thức về chuyên môn, một kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần có những kỹ năng cơ bản như xác định được các yếu tố thủy sinh, thủy lý, thủy hóa chủ yếu có ở trong môi trường và có thể quản lý được chúng trong quá trình nuôi trồng thủy sản.
Trong quá trình làm việc, kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần biết sử dụng các máy móc, trang thiết bị chuyên dùng, thực hiện thành thạo các khâu kỹ thuật cơ bản giúp cho doanh nghiệp thu lại giá trị sản lượng thủy sản cao. Đây là điều thứ 2 mà nhà tuyển dụng cần ở kỹ sư nuôi trồng thủy sản.
Đôi khi, thủy sản sẽ bị bệnh cho nên kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần có kỹ năng chuẩn đoán bệnh cơ bản, giúp thủy sản phòng bệnh và chữa trị được hiệu quả. Cũng giống như con người, những sinh vật thủy sản cũng bị mắc bệnh, do đó bạn cần nắm vững các kiến thức về chẩn đoán, phát hiện bệnh kịp thời để tránh thất thoát cho doanh nghiệp.
Đối với những mô hình hay trang trại quy mô vừa và nhỏ thì kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần có kỹ năng quản lý và nắm được cách thức tổ chức ở đó.
Hầu hết các kỹ sư nuôi trồng thủy sản được cung cấp các kỹ năng, kiến thức về nuôi trồng thủy sản ngay khi còn học trên ghế nhà trường. Nhờ đó, khi làm việc, bạn có thể làm việc độc lập nhưng vẫn hoàn thành tốt các công việc được giao tại các cơ sở sản xuất, nghiên cứu đào tạo. Khi tuyển kỹ sư nuôi trồng thủy sản, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ hỏi những kiến thức mà bạn đã từng học được.
Kỹ sư nuôi trồng thủy sản ngoài nắm được những kỹ thuật nuôi tôm, cá từ nước ngọt, nước lợ đến nước mặn. Bạn cũng cần biết cách làm thế nào để sản xuất giống tự nhiên, theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho tôm, cá của bạn như thế nào,… Do được đào tạo nên kỹ sư nuôi trồng thủy sản còn có thể biết cách để nuôi những loài thủy sản có giá trị như cá kiềng, rằn ri voi hay cá chình,…
Ngoài kiến thức và kỹ năng trên thì nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn bạn dựa vào thái độ, cử chỉ của ứng viên tham gia ứng tuyển. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có sức khỏe tốt, chịu được áp lực cao trong công việc, phẩm chất đạo đức và kỹ năng làm việc nhóm. Tuyển dụng kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần là người biết cách khai thác thủy sản hiệu quả mà không ảnh hưởng đến môi trường và có khả năng bảo vệ tự nhiên. Đồng thời, kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần yêu thiên nhiên, thích xem các chương trình về tự nhiên, có khả năng chăm sóc thủy sản, có khả năng nhớ tên các loài thủy sản, giỏi các môn sinh học, hóa học và địa lý.
Ngoài ra, kỹ sư nuôi trồng thủy sản cần có tính kỷ luật cao, tính tỉ mỉ, trung thực trong quá trình làm việc. Kỹ sư muốn tạo ra những sản phẩm thủy sản chất lượng thì cần ham học hỏi, biết vận dụng và thử nghiệm những tiến bộ của kỹ thuật mới vào trong lĩnh vực sản xuất thủy sản.
Người ta hay nhắc đến những công việc liên quan đến nuôi trồng thủy sản thường có thu nhập cao và ổn định. Thực tế thì câu này cũng khá đúng nếu như bạn có kiến thức và đam mê với nghề nuôi trồng thủy sản. Bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, cơ sở, mô hình sản xuất và nuôi trồng thủy sản.
Còn một số người muốn mở cơ sở riêng để tạo dựng sự nghiệp cho riêng mình, có thể mở các tiệm thức ăn chăn nuôi, tiệm thuốc cho thủy sản. Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành nuôi trồng thủy sản, nhu cầu tuyển dụng của nhiều doanh nghiệp về kỹ sư nuôi trồng thủy sản khá cao, do vậy các bạn trẻ đam mê công việc này có thể tìm cho mình một công việc và có mức thu nhập ổn định.
Nếu bạn đang học tại các trường Đại học liên quan đến nuôi trồng thủy sản bạn có thể học lên Tiến sĩ hoặc Thạc sĩ. Trong các ngành về lương thực thực phẩm thì ngành thủy sản đang phát triển mạnh, trở thành lĩnh vực tăng trưởng mạnh nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi thủy sản cũng góp phần đáng kể vào nền kinh tế.
Cơ hội làm việc của kỹ sư nuôi trồng thủy sản đang vô cùng rộng mở, nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm trên các hội việc làm để tìm cho mình những người có kiến thức và năng lực chăn nuôi thủy sản.
Kỹ sư nuôi trồng thủy sản có mức lương trung bình từ 8 đến 20 triệu một tháng, tùy vào kiến thức, năng lực chuyên môn cũng như địa điểm làm việc. Đối với những sinh viên còn học trên ghế nhà trường cũng được gửi đến các công ty, doanh nghiệp liên quan đến thủy sản để đào tạo trực tiếp. Các công ty đó sẽ hỗ trợ ăn ở và trợ cấp 1,5 triệu đồng/1 tháng trong quá trình thực tập của sinh viên. Nếu bạn làm tốt, có thể trở thành nhân viên chính thức của công ty và đem lại mức thu nhập cao, từ 20 triệu đồng trở lên.
Có thể thấy, ngành kỹ sư nuôi trồng thủy sản có cơ hội việc làm vô cùng hấp dẫn. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được các yêu cầu tuyển dụng của kỹ sư nuôi trồng thủy sản và cơ hội làm việc của ngành này. Chúc bạn tìm được công việc như ý nhé!
Kỹ sư nông nghiệp làm gì khi ra trường và cơ hội nghề nghiệp
Ngoài bài viết về yêu cầu tuyển dụng của kỹ sư nuôi trồng thủy sản, bạn có thể tham khảo bài viết về kỹ sư nông nghiệp làm gì khi ra trường và cơ hội nghề nghiệp của ngành này:
Kỹ sư nông nghiệp làm gì khi ra trường và cơ hội nghề nghiệp
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận