Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 06 năm 2024
Yield ratio là gì? Đây có lẽ là câu hỏi đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ, đặc biệt là những ai có ý định hay chuẩn bị bước chân vào ngành nhân sự. Để trả lời cho câu hỏi trên, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây của timviec365.vn, từ đó hiểu và nắm rõ về thuật ngữ “Yield ratio” nhé!
Yield ratio được biết đến là một trong những chỉ số về hiệu suất, được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tuyển dụng nhân sự tại các tổ chức, doanh nghiệp. Theo đó, khi áp dụng Yield ratio, doanh nghiệp có thể nhận thấy được tỉ lệ phần trăm mà các ứng viên tham gia ứng tuyển các vị trí việc làm từ các nguồn cụ thể được lựa chọn để đi tiếp vào vòng phỏng vấn trên tổng số ứng viên gửi hồ sơ về.
Hiểu một cách đơn giản nhất thì chỉ số Yield ratio cho doanh nghiệp thấy được mức độ hiệu quả của quy trình tuyển dụng nhân sự cùng các chiến lược tuyển dụng mà họ đang thực hiện như thế nào?
Hiện nay, việc tính Yield ratio tại các doanh nghiệp đều được thực hiện một cách cẩn thận, kỹ lưỡng và liên tục để có thể đo được hiệu suất của toàn bộ quy trình tuyển dụng của bộ phận nhân sự. Thông qua đây, Ban lãnh đạo doanh nghiệp có thể đưa ra được các phương pháp phù hợp, tối ưu nhất để điều chỉnh lại các kế hoạch, chiến lược tuyển dụng. Mục đích cuối cùng của việc áp dụng chỉ số Yield ratio đó chính là làm sao để có thể tìm kiếm được các ứng viên xuất sắc nhất, nhân tài cho các vị trí việc làm tại doanh nghiệp.
Quá trình tuyển dụng nhân sự tại hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều được thực hiện thông qua các ứng dụng công nghệ, phần mềm hiện đại, các tính năng tiện lợi. Tuy nhiên, việc phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ cũng sẽ khiến bộ phận nhân sự bị rối và khó kiểm soát được toàn bộ các vấn đề liên quan.
Chính bởi vậy mà họ đã dựa vào việc tính chỉ số Yield ratio để có thể thấy được một bức tranh toàn diện, chi tiết, rõ nét nhất về quy trình tuyển dụng tại doanh nghiệp của mình với các bước phân tích theo từng tiêu chí rất cụ thể.
Ví dụ như vị trí việc làm doanh nghiệp bạn tuyển dụng có 150 ứng viên, có 70 người là nữa và 80 người là nam. Đây là con số tương đối cân bằng và cho thấy tin tuyển dụng của bạn đang trung lập, hướng về cả 2 giới tính. Và đến với vòng phỏng vấn qua điện thoại, có 50 ứng viên được lựa chọn nhưng chỉ có 10 người là nam thì chỉ số Yield ratio ở đây sẽ là 20% nam, 80% nữ.
Như vậy, có thể thấy chỉ số Yield ratio đã thể hiện khá cụ thể và chính xác về các thông tin ứng viên trong quá trình tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp. Thông qua đây, các nhà quản lý nhân sự có thể đánh giá được về chất lượng của các tin tuyển dụng như thế nào? Số lượng các ứng viên quan tâm là bao nhiêu? Số lượng ứng viên tiềm năng và phù hợp cho từng vị trí việc làm ra sao?,...
Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh
Toàn bộ các vấn đề phức tạp và tưởng chừng như không thể đo lường, xác định được đều có thể được tính toán và biết được thông qua chỉ số đánh giá quy trình tuyển dụng này. Do đó, các doanh nghiệp hiện nay vẫn luôn tích hợp các chỉ số, phương pháp đánh giá trong quy trình tuyển dụng của mình để có thể nắm bắt được tình hình làm việc của bộ phận nhân sự cũng như góp phần tìm kiếm được nhiều ứng viên tốt nhất, có năng lực, trình độ và phù hợp với các vị trí tuyển dụng trong doanh nghiệp.
Quy trình tuyển dụng trong các doanh nghiệp hiện nay luôn có sự thay đổi liên tục, phụ thuộc vào sự biến đổi nhu cầu của thị trường cũng như tình hình hoạt động thực tế của các doanh nghiệp. Do đó, để biết được phương pháp đang áp dụng có mang lại hiệu quả tốt hay không, các doanh nghiệp tuyển dụng cần phải biết cách đánh giá thông qua chỉ số Yield ratio. Cụ thể công thức tính và phương pháp so sánh chỉ số này sẽ được thực hiện như sau:
Công thức chung để có thể tính được tỷ lệ phần trăm số ứng viên ứng tuyển vào các vị trí việc làm tại doanh nghiệp sẽ được thực hiện như sau:
Số lượng ứng viên được lựa chọn vào vòng trong
Yield ratio = ──────────────────────────────────── x 100%
Tổng số ứng viên ứng tuyển ban đầu
Ví dụ như trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đăng tin tuyển dụng trên các trang mạng xã hội, các website hay phương tiện truyền thông nào đó và nhận được kết quả sau 1 tháng như sau:
- Có 1000 người click xem tin tuyển dụng bạn đã đăng tải
- Có 150 người điền thông tin vào đơn ứng tuyển việc làm
- Trong tổng số 150 người đó, có 50 người được lựa chọn đến với vòng phỏng vấn trực tiếp.
Theo các kết quả trên thì chỉ số Yield ratio sẽ được tính toán theo công thức như sau:
50
Yield ratio = ─── x 100% = 33,3%
150
Ngoài ra, các bạn cũng có thể tính toán tỷ lệ ứng viên ứng tuyển vào các vị trí việc làm trên tổng số người click vào xem tin theo công thức trên và kết quả cũng khá chính xác, đo lường được hiệu quả trong quy trình tuyển dụng nhân sự trong doanh nghiệp.
Để có thể đánh giá chính xác về quy trình tuyển dụng trong doanh nghiệp hiện nay, các bạn cũng cần phải tính toán, đồng thời so sánh tỷ lệ phần trăm cụ thể của các ứng viên tham gia ứng tuyển vào các vị trí việc làm tại doanh nghiệp là bao nhiêu. Đây là một trong số những chỉ số rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình đánh giá hiệu quả tuyển dụng.
Cụ thể, Yield ratio sẽ không có ý nghĩa và thể hiện được hết vai trò của mình trong quá trình tuyển dụng nếu như các chỉ số được tính toán và áp dụng một cách riêng lẻ. Theo đó, các doanh nghiệp cần phải đưa ra được một quy trình rõ ràng, phân tích chi tiết về các dữ liệu và phải được thực hiện một cách liên tục. Bộ phận tuyển dụng sẽ cần phải tiến hành so sánh các chỉ số hiệu suất đó theo tiêu chí về thời gian để có được kết luận cuối cùng về việc đánh giá quy trình tuyển dụng.
Sau quá trình so sánh, đánh giá chỉ số Yield ratio, nếu như kết quả đưa ra càng thấp thì hiệu quả thực hiện quy trình tuyển dụng sẽ càng cao. Cùng với ví dụ đã được nêu ở phần trên, trong trường hợp chỉ có 30 ứng viên được lựa chọn thay vì 50 ứng viên trên tổng số 150 người tham gia ứng tuyển thì chỉ số Yield ratio cho ra sẽ giảm đi khá nhiều (khoảng 20%). Như vậy, việc tính toán và so sánh chỉ số Yield ratio theo từng thời điểm sẽ giúp cho bộ phận tuyển dụng trong các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, khi tính toán và so sánh chỉ số Yield ratio, bộ phận tuyển dụng và doanh nghiệp cần phải lưu ý một điều rằng số lượng ứng viên được lựa chọn vào vòng trong giảm đi sẽ không đồng nghĩa với việc chất lượng của quá trình tuyển dụng sẽ bị giảm. Thực tế, điều này cho thấy rằng quy trình xét duyệt và sàng lọc CV của bộ phận tuyển dụng đang được thực hiện khá hiệu quả.
Ngoài ra, chỉ số Yield ratio cũng có thể giúp cho các nhà tuyển dụng có thể dự đoán được phần nào về tỷ lệ tuyển dụng đối với một vị trí cụ thể nào đó có đạt được thành công hay không? Nếu như có 50 người tham gia phỏng vấn ở vòng 1 và có 25 người được lựa chọn để đến với vòng 2, trong đó sẽ chỉ có 5 người trúng tuyển vào vị trí việc làm thì đồng nghĩa với việc nếu doanh nghiệp muốn tuyển 10 người thì sẽ cần có số lượng ứng viên tham gia ứng tuyển nhiều gấp đôi (khoảng 300 người).
Theo đó, cũng với cách tính toán như vậy, nếu như 1/2 thời gian dành cho ứng viên nộp đơn ứng tuyển việc làm đã trôi qua mà số lượng hồ sơ bộ phận tuyển dụng nhận được chỉ mới đến con số 100 thì doanh nghiệp đó sẽ cần phải tính toán, xem xét lại chất lượng mà thông tin tuyển dụng đăng tải như thế nào cũng như phương pháp đang áp dụng trong quy trình tuyển dụng ra sao? Có thể đối tượng hướng tới chưa chính xác, các thông tin chưa cụ thể, chế độ đãi ngộ, mức lương chưa xứng đáng với tính chất công việc,... Việc đánh giá và điều chỉnh về phương pháp tuyển dụng này cũng cần phải thực hiện thường xuyên qua từng giai đoạn tuyển dụng khác nhau tại doanh nghiệp.
Khi áp dụng việc tính toán, so sánh và đánh giá chất lượng của quy trình tuyển dụng qua chỉ số Yield ratio, doanh nghiệp cũng có thể nhận thấy được những chiến lược, kế hoạch tuyển dụng cùng với nguồn nhân lực ở bộ phận này, các kênh liên kết tuyển dụng có đang thực hiện hiệu quả, hoàn thành tốt công việc hay không?
Giả sử như kênh tuyển dụng chính của doanh nghiệp bạn là một website nào đúng cung cấp các dịch vụ về đăng tải thông tin, ứng tuyển việc làm mà trong số 200 hồ sơ xin việc bạn nhận được chỉ có khoảng 5% CV là đạt yêu cầu thì cần phải xem xét và giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng bởi tỷ lệ đưa ra là vô cùng thấp. Doanh nghiệp bạn cần phải trao đổi lại về phương pháp làm việc của bên tuyển dụng hay có thể tìm kiếm một kênh tuyển dụng khác chất lượng hơn để hợp tác, liên kết trong thời gian sớm nhất.
Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của timviec365.vn, bạn đọc đã nắm rõ được khái niệm Yield Ratio là gì cùng các vấn đề xoay quay việc tính toán chỉ số này trong quá trình tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp. Từ đó chúc các bạn áp dụng một cách hiệu quả trong công việc của mình nhé. Đừng quên thường xuyên truy cập vào website timviec365.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị và hữu ích nhất cho mình.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc