Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

5 nguyên tắc vàng của nhà tuyển dụng khi tuyển dụng ứng viên

Đăng bởi Timviec365.vn
Trong thời đại mà internet đã hữu dụng một cách triệt để, việc các ứng viên luôn có một sự chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng, thậm chí là có một số mẹo để “vượt mặt” được các nhà tuyển dụng. Vì vậy, ngày nay, khi bạn áp dụng những nguyên tắc tuyển dụng truyền thống thì thật sự lỗi thời và không mang lại hiệu quả. Đừng lo lắng, Timviec365.vn gửi đến bạn bộ nguyên tắc vàng cho nhà tuyển dụng khi tuyển dụng ứng viên sau đây!

1. Bảy nguyên tắc cho cuộc phỏng vấn để sàng lọc ứng viên

Nếu bạn có lăn tăn suy nghĩ và vẫn áp dụng các phương thức tuyên dụng đã cũ, thì xin chúc mừng bạn, bạn vừa mới làm được một việc vô cùng lãng phí, lãng phí cả công sức và chi phí của doanh nghiệp bạn. Đã đến lúc nên nhìn lại những phương án trong công tác tuyển dụng của bạn, trước khi hoàn thiện hệ thống các câu hỏi sử dụng để phỏng vấn ứng viên, hãy nằm lòng những nguyên tắc vàng sau đây nhé!

1.1. Bỏ qua những câu hỏi có thể dễ dàng dự đoán

Hầu hết, các ứng viên ngày nay đều nhận thức được tầm quan trọng của buổi phỏng vấn, chính vì thế học luôn cố gắng vào các trang web mỗi ngày, các website chuyên về tuyển dụng để tìm kiếm và thống kê ra các câu hỏi mà thông thường đều bắt gặp ở mọi cuộc phỏng vấn ứng viên.

Đi kèm với các câu hỏi đấy luôn là những gợi ý trả lời cho các ứng viên thuận lợi vượt qua vòng phỏng vấn một cách dễ dàng. Cho nên, nguyên tắc vàng đầu tiên mà nhà tuyển dụng hay áp dụng chính là bỏ qua những câu hỏi mà ứng viên có thể dự đoán được, hay những câu hỏi bạn đã sử dụng rất nhiều lần ở các vòng phỏng vấn trước đây. Chẳng hạn như những câu mà ứng viên nào cũng trả lời một cách thành thạo: “hãy miêu tả bạn bằng ba từ”, “cho tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn” hay “tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?”,...

1.2. Cẩn thận với câu hỏi kinh nghiệm làm việc của ứng viên

Bạn biết đấy, đôi khi nó sẽ không liên quan lắm nếu như bạn bắt họ miêu tả thật chi tiết và cụ thể những nhiệm vụ mà họ đã làm trong quá khứ. Nguyên tắc thứ hai, đó là bạn không nên quá chú trọng vào dạng câu hỏi những vấn đề về kinh nghiệm của ứng viên. Vì có thể, yêu cầu của những nhiệm vụ mà họ đã làm chỉ phù hợp với văn hóa và những chính sách, quy chế của công ty cũ của họ, chứ nếu áp dụng nó tcho doanh nghiệp của bạn, thì chưa chắc nớ đã có hiệu quả.

1.3. Quan sát và nhận định về kỹ năng giải quyết vấn đề của ứng viên

Nếu bạn đang tuyển dụng cho vị trí phiên dịch viên, hãy yêu cấu ứng viên dịch một văn bản hay một chương trình nước ngoài nào đó. Thực hiện một bài kiểm tra năng lực bằng cách đưa ra cho họ những nội dung trong chính công việc mà có thể sau này họ sẽ làm thường xuyên nếu trúng tuyển, chính là cách hữu hiệu để bạn có thẻ sàng lạo và phân loại các ứng viên của mình. Cụ thể bạn nên yêu cầu họ như sau:

- Các vấn đề trong công việc là gì?: thử yêu cầu họ về việc họ sẽ làm thế nào ở những ngày làm việc đầu tiên, để bạn có thể nhận ra cách mà họ biết về những nhiệm vụ của mình cũng như các cách thức để thực hiện các nhiệm vụ đó.

- Đưa ra một tình huống bất ngờ: đây là cách mà bạn có thể quan sát và đánh giá trực tiếp các ứng viên của bạn ngay tại thời điểm phỏng vấn. Hãy đưa cho họ một tình huống họ sẽ có thể gặp phải ở một buổi làm việc nào đó, chẳng hạn như vào buổi đầu tiên họ đi làm. Vày hãy yêu cầu họ nói lên những phương án cũng như trình tự giải quyết của họ.

- Hãy chuẩn bị một bản mô tả các quy trình làm việc chưa thực sự hoàn hảo và hoàn thành rồi đưa cho ứng viên của bạn. Sau đó, hãy yêu cầu họ nói lên các rủi ro có thẻ xảy ra trong quy trình đó. Bạn cũng nên chuẩn bị câu trả lời về câu hỏi của bạn trước để làm cơ sở, căn cứ đánh giá năng lực xác định vấn đề của từng ứng viên.

việc làm trưởng phòng nhân sự

Nguyên tắc phỏng vấn ứng viên

1.4. Đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên

Mọi ứng viên để bày bỏ năng lực qua cách họ nhìn nhận và dự đoán về tương lai của mình. Chình vì thế, những câu hỏi về mục tiêu của các ứng viên đều rất quan trọng. Yêu cầu các ứng viên xây dựng một bản kế hoạch, một dự thảo về công việc cho ba đến sáu tháng đầu năm, sau đó nếu cần thì yêu cầu họ diễn giải những bước quan trọng trong ban kế hoạch đó, để bạn có thể dễ dàng đánh giá tầm nhìn xa trông rộng của họ.

Bên cạnh đó, cũng hay yêu cầu các ứng viên dự đoán về những chuyên môn, lĩnh vực họ đang tham gia hoạt động, chẳng hạn như dự đoán sự phát triển của doanh nghiệp trong năm năm tới. Hay những xu hướng mới nhất về lĩnh vực của doanh nghiệp bạn hoạt động, cách mà ứng viên đưa ra những kế hoạch để phát triển theo từng giai đọn dự đoán.

1.5. Quan sát và nhìn nhận tinh thần học hỏi, đổi mới và thích nghi của ứng viên

Quan sát và nhìn nhận tinh thần học hỏi, đổi mới và thích nghi của ứng viên. Về tinh thần học hỏi, hãy yêu cầu ứng viên nêu ra các quy trình cụ thể trước khi học một kỹ năng mới và cách mà họ duy trì trong một trạng thái am hiểu ở một lĩnh vực quan trọng. Về sư thích nghi, hãy yêu cầu ứng viên nêu ra các bước khi đột ngột công việc có một sự thay đổi lớn, như các vấn đề về kỹ thuật,... Về đổi mới, hãy yêu cầu ứng viên nêu ra các bước mà họ có thể cập nhật những xu hướng chung và cách mà họ chấp nhận để đổi mới nó,...

1.6. Không hỏi những vấn đề mà ứng viên đã nêu trong hồ sơ ứng tuyển

Nguyên tắc thứ sáu mà các nhà tuyển dụng nên nằm lòng đó là không nên hỏi những vấn đề mà ứng viên đã nêu trong hồ sơ ứng tuyển. Việc hỏi lại các vấn đề này sẽ không mang lại cho buổi phỏng vấn một thông tin hữu ích nào cả, bởi trước buổi phỏng vấn, bạn đã dành một khoảng thời gian nghiên cứu chi tiết các bộ hồ sơ ác nhân từ ứng viên của mình, trong đó có cả bản CV. Và một buổi phỏng vấn cần nhiều hơn thế, trong một khoảng thời gian khá hạn chế, bạn không nên lãng phí bằng những câu hỏi kiểu này.

1.7. Phân chia thời gian phù hợp

Bản chất của một buổi phỏng vấn đó là thông qua những câu hỏi để xem xét va đánh giá năng lực các ứng viên. Tuy nhiên, đừng quá tập trung vào điều này mà quên rằng bạn cũng cần dành thời gian để làm cho ứng viên thấy hứng thú và mong đợi công việc mà họ sẽ tham gia.

Tham khảo thêm:  10 bí quyết để tuyển dụng được những người giỏi nhất (P1)

2. Một số lời khuyên vàng cho nhà tuyển dụng

Khi đã nắm bắt được các nguyên tắc vàng cho nhà tuyển dụng khi tuyển dụng ứng viên, thì ngay sau đây hãy học hỏi từ các lời khuyên để có thể “chiêu mộ” được các ứng viên tiềm năng về phục vụ cho doanh nghiệp của bạn nhé!

Đầu tiên, hãy thật đầu tư và nghiêm túc về nội dung trong các thông tin đăng tuyển của bạn. Một kế hoạch tuyển dụng tỉ mỉ và chi tiết luôn bị các nhà tuyển dụng xem nhẹ, đó là nguyên nhân chính khiến họ chỉ thu nhận được các ứng viên bình thường, không thực sự quá xuất sắc,... Vì vậy, xây dựng một bản tuyển dụng thật kỹ càng, nêu rõ các yêu cầu, đòi hỏi của bạn từ ứng viên, các chế độ đãi ngộ cũng như chính sách, quy định làm việc của công ty bạn,...

Bí quyết sàng lọc hồ sơ 

Hôm thứ hai: xin xem xét việc chọn lựa những người tham gia phỏng vấn trực tiếp. Những chuyên gia thật sự không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về khả năng lãnh đạo. Nhà tuyển dụng cũng có thể mời các nhân viên có chuyên môn nhưng chỉ ở cấp bậc tương đương với vị trí mà doanh nghiệp đang tuyển dụng để có thể tạo cảm giác mạnh dạn hơn cho các ứng viên khi đưa ra các quyết định.

nguyên tắc phỏng vấn ứng viên-một số lời khuyên trong tuyển dụng

Thứ ba, như đã nói ở trên, buổi phỏng vấn vô cùng quan trọng, hãy chuẩn bị cẩn thận về không gian phỏng vấn, thời gian phỏng vấn. Buổi phỏng vấn cũng chính là một cách để bạn có thể định hình hình ảnh doanh nghiệp của bạn trong mắt các ứng viên.

Thứ tư, hãy giải thích một cách chi tiết nhất về công việc mà ứng viên đang ứng tuyển. Để các ứng viên không phải thắc mắc và có những vấn đề lăn tăn, đôi khi họ sẽ không giám hỏi bạn trực tiếp đâu.

Thứ năm, chắc chắn rằng bạn giao tiếp một cách thường xuyên với ứng viên của mình. Chẳng hạn như: hãy thông báo về kết quả buổi tuyển dụng kể cả ứng viên có thành công trúng tuyển hay không?

Thứ sáu, đừng quá vội vàng trong cách sàng lọc và lựa chọn các ứng viên. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ bạn gặp được ứng viên phù hợp nhất.

Thứ bảy, hãy tạo cho họ một môi trường thử thách trong thời gian đầu nhưng đừng quá khắt khe với họ, bởi một chút sai lầm của bạn trong cách hành xử với nhân viên thử việc sẽ khiến ứng viên chạy mất dép đấy.

Thứ tám, mọi công việc bạn trao đổi với nhân viên mới của mình, nên dựa trên cơ sở căn cứ là các loại giấy tờ, các văn bản tài liệu quan trọng hay liên quan đến việc trao đổi đó, để tránh những tranh cãi có thẻ phát sinh và làm phiền đến bạn.

Tuyển dụng nhân tài luôn là một vấn đề cần sự đầu tư, luôn đỏi mới liên tục các phương thức. Hy vọng với những lời khuyên hữu ích cùng bảy nguyên tắc vàng cho nhà tuyển dụng ở trên sẽ giúp bạn “săn” được những ứng viên thực sự phù hợp!

Chia sẻ:
LưuShare in VK