Tác giả: Lại Trang
Đã là dân trong ngành xây dựng, dù là kỹ thuật viên, tư vấn viên đến bộ phận văn phòng, chắc hẳn bạn đều không quá xa lạ với tài liệu mang tên hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, với những người mới chân ướt chân ráo bước vào nghề, không phải ai cũng nắm rõ được khi hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng thực sự có ý nghĩa ra sao? Khi nào cần sử dụng hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng và những nội dung bắt buộc cần phải xuất hiện trong tài liệu này. Nếu bạn là một trong số đó hãy cùng với timviec365.vn khám phá ngay sau đây nhé.
Không phải riêng lĩnh vực nào, hợp đồng là tài liệu quan trọng xuất hiện trước mọi giao dịch mua bán, có tác dụng ghi nhận các điều khoản đã đã thỏa thuận giữa hai bên đồng thời ràng buộc quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia trong thời gian hiệu lực.
Trong lĩnh vực xây dựng, hợp đồng lại là tài liệu không thể thiếu. Như cái tên của nó, hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng là văn bản nằm trong nhóm “hợp đồng mua bán” được soạn thảo trước một giao dịch trao đổi vật liệu giữa hai bên A và B hướng đến mục tiêu quan trọng nhất là ghi lại những thỏa thuận về quyền và trách nhiệm của bên mua và bên bán vật liệu tránh trường hợp xảy ra các mâu thuẫn, tranh chấp không đáng có ngay sau quá trình thỏa thuận hoàn tất.
Ngoài cái tên Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, để phản ánh đúng giao dịch mua và bán, phía người tạo hợp đồng cũng đặt những tên thông dụng khác như hợp đồng mua vật liệu xây dựng hay hợp đồng cung cấp vật liệu xây dựng.
Phần lớn những người chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với các tài liệu mang tính pháp lý hay chưa chứng kiến những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình mua bán vật liệu đều có cùng dòng suy nghĩ là hợp đồng này không có gì quan trọng. Tuy nhiên, phải khẳng định lại một lần nữa rằng, đây là tài liệu cực kỳ quan trọng, nhất là trong những giao dịch mua bán vật liệu xây dựng với số lượng và giá trị lớn.
Hợp đồng này không chỉ thể hiện rõ được tổng giá trị của vật liệu gắn với mốc thời gian diễn ra giao dịch để cấp trên nắm bắt mà còn tổng hợp đầy đủ các thông tin pháp lý, quyền lẫn trách nhiệm của các bên tham gia đã ký kết vào hợp đồng. Nếu như những văn bản thông thường hay thỏa thuận bằng lời nói trở nên vô giá trị khi một trong hai bên phát sinh khúc mắc, thì hợp đồng này sẽ là tài liệu pháp lý mà bên còn lại có thể “cậy nhờ” pháp luật can thiệp để xem xét và bảo vệ quyền lợi của mình.
Vật liệu là thứ quyết định đến chất lượng của công trình, dù quy mô công trình đó lớn hay nhỏ. Để có thể đảm bảo rằng quá trình mua bán vật liệu xây dựng diễn ra thuận lợi, đúng với nhu cầu mong muốn của bên mua và bên bán, hai bên cần tiến hành ký kết hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng. Ngay dưới đây là những hướng dẫn chi tiết giúp bạn soạn thảo hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng dễ dàng và chuyên nghiệp nhất.
Xem thêm: Phiếu đánh giá nhà thầu phụ và những điều cần biết
Một mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng gồm rất nhiều đề mục và thông tin được trình bày chi tiết, tùy thuộc vào các điều khoản mà hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, một số nội dung căn bản nhất mà những người lần đầu tiên soạn thảo văn bản này cần nắm được bao gồm: Thông tin của bên A và Bên A hay còn gọi là đối tượng trong hợp đồng mua bán xây dựng, những thông tin về loại vật liệu xây dựng trong giao dịch.
Nội dung thông tin vật liệu cần trình bày rõ về số lượng, thuộc tính, giá trị của vật liệu. Địa điểm, chi phí giao nhận vật liệu là thông tin bắt buộc thứ 3 bạn cần đưa vào hợp đồng mua bán vật liệu. Cùng với đó thông tin cơ bản mà người soạn thảo hợp đồng cần lưu ý đó chính là thời gian thanh toán và số tiền thanh toán sau mỗi mốc thời gian.
rách nhiệm của bên mua và bên bán hợp đồng là nội dung tiếp theo. Bên cạnh những nội dung trên, người soạn thảo văn bản cũng phải hết sức lưu ý về một số trường nội dung khác để thêm và làm cho hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng trở nên chặt chẽ hơn như vấn đề hủy hợp đồng hay thời điểm ngừng giao vật liệu, khi nào cần bồi thường hợp đồng hay các điều kiện để bảo hành vật liệu. Đó là những trường nội dung chính mà bạn cần đảm bảo. Còn bây giờ hãy khám phá chi tiết về cách soạn thảo một bản hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng chuẩn chỉnh nhé.
Là một trong những văn bản thông dụng nhất trong văn phòng của một công ty xây dựng, hợp đồng mua bán vật liệu cũng được cấu thành bởi một số trường thông tin căn bản như quốc hiệu tiêu ngữ, tên hợp đồng và căn cứ tạo lập hợp đồng và những điều khoản mà hai bên thỏa thuận trong hợp đồng của bạn.
Nội dung đầu tiên xuất hiện trong một hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng chính là Quốc hiệu và tiêu ngữ. Nội dung này sẽ được viết in hoa và căn giữa.
Đặt ngay dưới quốc hiệu và tiêu ngữ là tên của hợp đồng. Cũng với cấu trúc tương tự, tên hợp đồng sẽ được bôi đậm và đính kèm với số. Tên hợp đồng thường ngắn gọn và phản ánh đúng vào mục đích mua bán vật liệu và trình bày trên một dòng như HỢP ĐỒNG MUA BÁN VẬT LIỆU XÂY DỰNG, HỢP ĐỒNG CUNG CẤP VẬT LIỆU XÂY DỰNG hay Hợp đồng mua vật liệu xây dựng. Một lưu ý nho nhỏ cho người soạn thảo là ở số của hợp đồng. Như những văn bản khác, số hợp đồng nhằm mục đích lưu trữ và tìm lại tài liệu khi cần, nên bạn cần phải đối chiếu với những số văn bản khác của công ty sau đó mới tiến hành điền số hợp đồng hợp lệ, tránh trường hợp “tự nghĩ ra số” để cho vào văn bản.
Ngay bên tên hợp đồng sẽ là những căn cứ hay những cơ sở để soạn thảo. Những căn cứ này thường dựa trên những quy định của doanh nghiệp hay pháp luật nhà nước trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, khi dẫn các căn cứ hãy tìm hiểu thật kỹ và chỉ dẫn những luật hay quy định còn thời hiệu để đảm bảo tính pháp lý nhé. Những căn cứ này sẽ được list ra theo phương thức gạch đầu dòng nhé.
Nếu lập văn bản trong thời gian này, một số căn cứ tiêu biểu bạn có thể đưa vào hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng bao gồm: Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua hay Luật 36/2005/QH11. Cùng với đó là căn cứ vào nhu cầu và khả năng của cả bên A và bên B nhé.
Sau khi trình bày các căn cứ, nội dung tiếp theo mà người viết cần đưa vào văn bản chính là các thông tin về thời gian, địa điểm diễn ra sự kiện ký kết hợp đồng và thành phần tham gia.Trong mục thông tin cá nhân của từng bên tham gia bắt buộc phải xuất hiện thông tin chi tiết như: Tên đơn vị tổ chức, người đại diện, địa chỉ, số điện thoại, số fax và chức vụ của người đại diện.
Mỗi trường thông tin này sẽ được trình bày riêng biệt ra từng dòng rõ ràng.
Sau những thông tin của hai bên, sẽ là những điều khoản mà cả bên mua và bán vật liệu thống nhất với nhau. Những nội dung này được phân chia và trình bày rõ ràng thành từng điều khoản được đánh số thứ tự từ 1 đến N, xoay quanh vấn đề về vật liệu. Tùy vào những thỏa thuận của bên mua và bán mà số lượng điều khoản trong hợp động mua bán vật liệu xây dựng nhiều hay ít. Tuy nhiên, một số nội dung nổi bật nên đưa vào trong những điều khoản mà người soạn cần lưu ý bao gồm:
- Tên loại vật liệu xây dựng mà bên A đã cung cấp, khối lượng của loại vật liệu xây dựng, giá cả thời điểm mua bán và địa chỉ giao nhận vật liệu.
- Phương thức giao nhận vật liệu và thanh toán tiền vật liệu.
- Và một số điều khoản chung như về số lượng bản hợp đồng và thời điểm hợp đồng phát huy giá trị.
Ngay bên dưới, những điều khoản chính là thời gian ký kết hợp đồng và chữ ký của bên A và bên B.
Sau khi tìm hiểu về những nội dung chi tiết của hợp đồng trên đây, bạn có thể soạn ngay hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng theo hướng dẫn hoặc tải về mẫu hợp đồng chuẩn chỉnh ngay dưới đây nhé.
Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích về hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng danh cho bạn tham khảo. Hi vọng những thông tin trên đây sẽ thực sự hữu ích cho bạn nhé.
Hợp đồng mua bán
Cùng với tải về mẫu hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, bạn có thể tham khảo thêm về cách soạn thảo hợp đồng mua bán ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục