Tác giả: Lại Trang
Hòa vào bối cảnh kinh tế sôi động, nhiều ngành về kinh doanh có sức hút mạnh mẽ với các bạn trẻ bởi khả năng phát triển bản thân lẫn nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Trong tốp những ngành học đó có tên của quản trị kinh doanh. Song tuy nhiên, đối chiếu với tình hình kinh tế đất nước lẫn những kiến thức, kỹ năng được đào tạo trong môi trường quản trị kinh doanh trong nước chưa thật sự đầy đủ để những chủ nhân doanh nghiệp tương lai đủ tự tin bắt tay vào công việc quản trị doanh nghiệp đã đặt ra mối nghi ngờ về khả năng tìm kiếm được việc làm hấp dẫn cho dân mong muốn theo đuổi ngành này. Vậy trên thực tế, quản trị kinh doanh có thể làm được những công việc gì, học quản trị kinh doanh khó xin việc không? Chúng ta hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu ngay trong bài viết sau nhé.
So với một số ngành khác như kỹ sư hay thư ký, thì có vẻ như cái tên quản trị kinh dễ cho nhiều người dù chưa tìm hiểu về ngành này bao giờ hay tín đồ của kinh doanh định hình về công việc mà ngay sau tốt nghiệp họ có thể đảm nhiệm. Đó là quản trị doanh nghiệp. Cụ thể, quản trị kinh doanh sẽ thực hiện các hành vi quản lý bởi việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình để thu về hiệu suất tối đa cho doanh nghiệp. Và những nhà quản trị đương nhiên sẽ chịu trách nhiệm cho việc vạch ra những chiến lược cụ thể để vừa vận hành bộ máy sản xuất hoạt động tốt và vừa có điều phối, phát huy sức mạnh của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. Những nhà quản trị sẽ người nắm trong tay “quyền sinh, quyền sát” với các quyết định, tư duy của mình, lẫn sự tồn vong của doanh nghiệp .
Vậy theo học quản trị kinh doanh sẽ phải học gì?
Không ít người mang suy nghĩ rằng, quản trị kinh doanh đơn thuần là cóp nhặt những tri thức, nền tảng quản lý từ những tài liệu hay kinh nghiệm kinh doanh từ những chuyên gia kinh tế nước ngoài để về tự kinh doanh riêng hay khởi nghiệp và thu về lợi nhuận ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg hay Jack ma. Thế nhưng, nhiệm vụ của quản trị kinh doanh không chỉ có thế. Ngành quản trị kinh doanh “đa nghề nghiệp”. Trong đó, bao gồm nhiều chuyên ngành nhỏ và có sức hấp dẫn riêng, đang thu hút nhiều bạn trẻ và đóng vai trò cung ứng nhân lực số lượng lớn để đáp ứng được sự phát triển của nền kinh tế trên tất cả các lĩnh vực từ du lịch, nhà hàng, dịch vụ, khách sạn đến quản trị marketing, logistics. Nhà quản trị kinh doanh là người có kiến thức tổng hợp về các ngành kinh tế và tư duy điều phối công việc để đảm bảo sự vận hành xuyên suốt. Hiện này, tại nhiều trường kinh tế trên cả nước như Đại học Thương Mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học kinh tế Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh...đang đào tạo quản trị kinh doanh với nhiều chuyên ngành hot và khát nhân lực. Những ai có đam mê với công việc quản trị, thích kinh doanh có thể theo học những ngành sau đây:
Nhắc đến tên của nó chắc đủ để bạn hình dung được một chuyên gia quản trị kinh doanh tổng hợp “đa zi năng” cơ nào rồi đúng không? Thực tế, đây có thể được xem là ngành học vất vả nhất song cơ hội cho ngành này là rất cao. Bởi vì, bên cạnh những kiến thức nền tảng về quản trị, chiến lược kinh doanh hay quản trị học...những nhà quản lý tương lại sẽ được tiếp cận với một kho tàng tri thức của đa dạng những vị trí mà hầu hết các doanh nghiệp đều không thể không cần tới như quản trị sản xuất, quản trị dự án, quản trị tài chính, quản trị chất lượng bán hàng, quản trị chuỗi cung ứng...hay các vấn đề liên quan đến luật hợp đồng.
Việc làm quản trị kinh doanh tổng hợp
Bên cạnh về kinh doanh tổng hợp để có thể điều hành được doanh nghiệp cá nhân hay những vị trí trong doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài, sinh viên theo học ngành này sẽ được được đào tạo chuyên sâu về quản lý trong nội bộ bô doanh nghiệp lẫn những cách vạch ra chiến lược cụ thể như Marketing doanh nghiệp, quản trị các loại hình doanh nghiệp trên thị trường. Một số môn học tiêu biểu mà các bạn sinh viên sẽ học ở chuyên ngành này sẽ là tài chính doanh nghiệp, các vấn đề về luật, quản trị dự án hay các vấn đề về văn phòng, nhân sự…
Bạn biết rằng, mục tiêu tối thượng của mỗi nhà kinh doanh có thể tạo lập cho mình “ một cơ ngơi” riêng mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một doanh nghiệp bên ngoài nào. Quản trị khởi nghiệp là doanh nghiệp là nền tảng để những chủ doanh nghiệp tương lai có thể thêm tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức để xây dựng hoài bão vững chắc. Quản trị khởi nghiệp sẽ phác thảo toàn cảnh những sự thành lập của doanh nghiệp như thế nào, sự phát triển, tổ chức về nhân sự và phòng ban ra sao, khắc phục các vấn đề về khó khăn khi khởi nghiệp thế nào hay những chiến lược đưa thương hiệu mới đi lên với các chiến dịch PR, quảng cáo, tiếp thị đúng đắn. Một số môn học trong quản trị khởi nghiệp mà bạn phải nằm lòng bao gồm: khởi tạo khởi nghiệp, Marketing khởi nghiệp, quản trị nguồn nhân lực. …
Việc làm kinh doanh tại Hà Nội
Quản trị kinh doanh là ngành kép được tích hợp giữa hai phạm trù “quản trị” liên quan đến công tác quản lý, điều hành, khả năng tư duy và đưa ra quyết định, nghệ thuật sử dụng, phát huy các kỹ năng mềm... và kinh doanh là hoạt động tạo ra lợi nhuận đặc thù. Sự tích hợp khéo léo giữa “hai bán cầu não” tạo ra cơ hội việc làm đa dạng cho những ứng viên dù họ có đầu quân cho vị trí nào, trực tiếp liên quan đến quản trị hay chỉ thuộc mảng kinh doanh.
Hơn nữa, những vị trí công việc để có thể “làm chủ” được trong ngành quản trị kinh doanh khá đa dạng, gần như bao trọn cả ngành kinh tế dịch vụ hay công nghiệp. Do đó, dù cho có mối lo ngại rằng “học quản trị kinh doanh khó xin việc” thì bạn hãy yên tâm vì những kiến thức, kinh nghiệm ngành bạn tích lũy trong quá trình học và thực hành của ngành này luôn hữu ích. Nó không chỉ phục vụ cho việc bạn thuyết phục nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn, thiết lập những mối quan hệ doanh nghiệp khi đầu quân cho những công ty tập đoàn bên ngoài.
Quản trị kinh doanh là lựa chọn tốt nhất cho bất kỳ ai có ý định khởi nghiệp, kinh doanh riêng. Nhưng, không dừng lại ở cách quản lý doanh nghiệp mà cho phép điều hành và thực hiện các chiến lược đẩy mạnh thương hiệu tốt.
Thực ra, học quản trị kinh doanh khó xin việc hay phụ thuộc vào khả năng rèn luyện, phát triển bản thân của từng người như thế nào. Dù là nền giáo đục tại Việt Nam hay những xứ sở của cho kinh doanh tỏa sáng như Mỹ hay Nhật Bản, thái độ của người học vẫn là quan trọng nhất.
Với dân kinh doanh, “máu chiến” có thể Slogan quen thuộc bạn thường thấy ở những Startup hay những ông chủ tầm cỡ. Thế nhưng, quản trị kinh doanh, sự nóng bỏng của nhiệt huyết xông pha thị trường song có thể dễ mắc sai lầm, vấp ngã sẽ được dung hòa bằng một cái đầu lạnh bởi khả năng tư duy, phân tích, cân nhắc về nhiều mặt...do vậy, nếu muốn xông pha và mong muốn bước vào thế giới của những nhà quản trị tầm cơ như Jack ma hay Bill Gates, Tim Cook...ở bạn cần một sự chắc chắn ở ước mơ của mình vì đơn giản quản trị kinh doanh được chẳng bao giờ dễ dàng.
Trước hết, bạn phải xác định xem rằng, bạn đã đủ tham vọng, khả năng chịu áp lực trong nghề kinh doanh chưa.
Thứ hai, bạn có thực sự thấy mình phù hợp với công việc quản trị và có chấp nhận “chịu thiệt thòi” ở một vị trí kinh doanh và trau dồi dần dần để hoàn thiện khái niệm “quản trị kinh doanh hay không”. Một thực tế, đã chỉ rằng: Không phải chỉ riêng Việt Nam và trên thế giới, hiếm ai chinh phục ước mơ trở thành CEO doanh nghiệp hay quản lý, điều hành tổ chức ngay sau khi ra trường và nói với nhà tuyển dụng rằng, hãy tuyển tôi đi vì tôi có bằng quản trị kinh doanh” cả. Và cũng hiếm một nhà lãnh đạo nào đồng ý để một người vừa rời giảng đường đảm bảo vị trí quan trọng khi chưa rõ năng lực của bạn thế nào.
Do vậy, khi đi tìm câu trả lời rằng “quản trị kinh doanh khó xin việc hay không” thực ra ngay bản thân ứng viên khi nghiệm kỹ câu hỏi đó có thể xác định đúng được một vế của câu trả lời. Bởi vì, nó không dừng lại ở cơ hội của ngành quản trị kinh doanh hiện nay thế nào, các nhà tuyển dụng có nhiều vị trí công việc hay về ngành quản trị hay không mà ở chính cách mà bạn tự mình học hỏi, vượt qua những khó khăn của nghề mà cố gắng.
Có một nghịch lý mà có lẽ, sự thật này sẽ làm không ít dân quản trị kinh doanh, những người được đào tạo bài bản trong môi trường chuyên nghiệp chạnh lòng.
Đó là rất nhiều người không hề qua bất kỳ trường hợp về quản trị kinh doanh nào vẫn quản lý doanh nghiệp rất tốt. Shark Tank là sân chơi cho những người mê kinh doanh và mong muốn phát triển ý tưởng kinh doanh của mình bằng việc kêu gọi vốn đầu từ dàn “cá mập” khủng. Nhưng điều đặc biệt là có những người chỉ đơn thuần là họ thích kinh doanh thôi và muốn lăn xả. Nhưng cách mà họ kêu gọi vốn, cách họ triển khai quan điểm của mình trước những người đã có kinh nghiệm quản trị trước đó có thể suy ra khả năng quản trị, điều hành, dự tính cho tương lai của của doanh nghiệp bạn phát triển ra sao. Đó cũng được gọi là khả năng quản trị.
Bạn có thể nhìn thấy, các chủ doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực đã kinh doanh thành công mà không đơn thuần dựa vào nghiệp vụ quản trị mà ở kinh nghiệm và sự bền bỉ của họ theo đuổi đam mê. Có những người bỏ ngang việc học tại trường và khởi nghiệp như cựu nhà điều hành Apple Steve Jobs. Ông ấy đã thành công. Có những người vừa mới tốt nghiệp đại học từ các trường danh tiếng, họ được mời vào làm và trả lương hậu hĩnh như CEO của Traveloka. Những cũng có những người phải 5 lần 7 lượt chấp nhận thất bại thảm hại tưởng như không thể gỡ gạc được gì như ông chủ hãng phim hoạt hình nổi tiếng Walt Disney. Nhưng cuối cùng họ đã thành công và chứng minh rằng, nghệ thuật quản trị, chuyên môn quan trọng hơn tất cả những thứ bằng cấp nào.
Thế nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, không phải ai cũng làm được như họ. Và bạn phải suy nghĩ thoáng về lựa chọn nghề nghiệp khi theo đuổi ngành quản trị kinh doanh. Nếu suy nghĩ của bạn thoáng hơn, tìm hiểu kỹ hơn, chấp nhận học tập và trau dồi không ngừng : Làm ở một vị trí thấp, chấp nhận thất bại...trước khi trở thành ông chủ hay nhà điều hành tài ba...thì có nghĩa là bạn có thể tự mình tìm được câu trả lời cho câu hỏi “ học quản trị kinh doanh khó không” rồi đấy. Bởi vì, bạn đang đứng trước cơ hội lựa chọn nghề đa dạng nhiều vị trí mà bạn chỉ có thể có được bằng sự kết hợp những suy nghĩ đó với những kiến thức nền tảng được đào tạo trong môi trường mô phạm.
Việc làm thực tập quản trị kinh doanh
Sự bùng nổ của kinh tế đẩy mạnh tốc độ tuyển dụng đa dạng các vị trí nhân viên về kinh doanh tiếp thị. Song với những vị trí chủ chốt đa phần đều được giành cho những người đã có kinh nghiệm thực tế và sau một quá trình kiểm tra thực lực. Tuy không phải là ngành được xếp vào mức lương khủng nhất cho những ngành hot như khoa học, dữ liệu hay IT..song quản trị kinh doanh vẫn lọt tốp những ngành đáng học bởi cơ hội việc làm và mức lương đáng mơ ước. Theo Glassdoor, ngành Business Adminstration đã chạm ngưỡng trung bình là 52.000 USD/năm tại Mỹ và đang có xu hướng tăng lên. Tại Việt Nam, những vị trí công việc mà sinh viên theo học ngành này có thể đảm nhiệm trải rộng ở nhiều lĩnh vực vì đặc thù là công việc quản trị và kinh doanh hòa vào làm một và con số doanh nghiệp mở rộng và có nhu cầu tuyển dụng nhân sự cho ngành này lên đến 132.000 ( số liệu 2019), số lượng cần tuyển nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh và một số nơi hiện nay là rất lớn. Khó để bạn có thể trở thành một nhà quản trị doanh nghiệp chuyên nghiệp ngay từ đầu và dành được mức lương lẫn chế độ đãi ngộ hấp dẫn như giới quản lý, lãnh đạo. Tuy nhiên, những vị trí sau sẽ là “bàn đạp” giúp bạn thực hiện được mơ ước. Đó đồng thời cũng vế của câu trả lời còn lại cho “học quản trị kinh doanh có khó xin việc?”
Là ngành “đa nghề nghiệp”, quản trị kinh doanh giúp bạn có thể dễ dàng vị trí trong nhiều lĩnh vực hot hiện nay, tiêu biểu có thể kể đến như:
Số liệu thống kê chưa chính thức của nhiều trang web tuyển dụng uy tín như timviec365.vn cho thấy: Bên cạnh tỷ lệ 30% cho ngành Marketing, 33% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng việc làm kỹ thuật, thì nhân lực cho lĩnh vực kinh doanh bán hàng nắm vị trí áp đảo, khoảng 68%. Do đó, một sinh viên tốt nghiệp quản trị kinh doanh có thể ứng tuyển vào các doanh nghiệp với vị trí khởi đầu là nhân viên phát triển thị trường, nhân viên bán hàng, giám sát kinh doanh, nhân viên kinh doanh tại Hà Nội hay các tỉnh thành khác để học hỏi và lấy kinh nghiệm. Đây là nhân tố quan trọng, là nền tảng để giúp bạn vươn tới vị trí quản lý kinh doanh khu vực hay giám đốc kinh doanh. Ở vị trí này sẽ rèn cho bạn khả năng làm quen với áp lực công việc, kích thích đam mê nghề nghiệp và đánh thức kỹ năng quản trị trước hết là ở cách điều hành, kiểm soát công việc đúng tiến độ, quản trị thời gian và làm việc nhóm. Tại Việt Nam, lương cho nhóm ngành này ở cập bậc nhân viên dao động trong khoảng từ 6- 12 triệu đồng và nguồn thu chủ yếu vào hoa hồng.
Có lẽ sẽ làm bạn khó hiểu một chút khi đề cập đến cơ hội của ngành quản trị kinh doanh trong một nghề không thật sự liên quan như truyền thông hay Marketing? Thực ra hai lĩnh vực này, có mối quan hệ khăng khít không chỉ bởi hoạt động tiếp thị hay truyền thông quảng cáo liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp mà nằm trong tốp những kỹ năng mà một nhà quản trị doanh nghiệp dù muốn làm cho một doanh nghiệp hay tự khởi nghiệp phải bắt buộc trau dồi.
Nó giúp các nhà quản trị tương lai có thể quản lý và kiểm soát tốt các quan hệ kinh doanh giữa khách hàng với doanh nghiệp và đưa ra những dịnh hướng mới, quyết định có tính chiến lược để phát triển doanh nghiệp. Bạn có thể theo đuổi ước mơ trở trưởng phòng marketing, trưởng phòng truyền thông, trưởng phòng dịch vụ khách hàng, giám đốc sáng tạo...từ nền tảng là nhân viên Marketing, nhân viên chăm sóc khách hàng.
Đến đây chắc bạn đã có thể tự tìm cho mình câu trả lời “học quản trị kinh doanh khó xin việc không rồi chứ”. Hi vọng thông tin trên đây của timviec365.vn sẽ thật sự hữu ích cho bạn trong quá trình chinh phục vị trí công việc yêu thích!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục