Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trên thị trường hiện nay không thể thiếu được thị phần. Thị phần được hiểu là phần tiêu thụ sản phẩm trên thị trường của một doanh nghiệp nào đó. Vậy khái niệm thị phần là gì? Thị phần có vai trò thế nào đối với doanh nghiệp? Làm thế nào để tính được thị phần dễ dàng? Cùng timviec365.vn khám phá các thông tin về thị phần qua bài viết dưới đây nhé!
Thị phần (trong tiếng Anh là Market Share, hay còn được biết tới với tỷ trọng lý tưởng trong thị trường) là số phần trăm tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường.
Hoặc có thể hiểu thị phần là tổng số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đó bán ra chia cho tổng số các sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trên thị trường.
Thị phần luôn song song cùng thị trường, và là một phần của thị trường. Để thị phần có thể chiếm số lượng lớn trên thị trường và đạt đến kết quả mà doanh nghiệp mong muốn, thì doanh nghiệp cần đưa ra những chiến lược, hướng đi phù hợp trong quá trình khảo sát thị trường, và đặc biệt là khi doanh nghiệp đưa sản phẩm tiến vào thị trường mới.
Ví dụ: Công ty của bạn bán mặt hàng gấu bông, tổng thị phần gấu mà công ty bán ra là 200 con, trong đó bạn đã bán được 40 con. Vậy lúc này, có thể coi bạn đã chiếm được 20% thị phần gấu bông.
Khi doanh nghiệp xác định được thị phần, nhà quản lý sẽ nắm bắt và đánh giá được các khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp mình, qua đó đưa ra những giải pháp hợp lý và phù hợp.
Một doanh nghiệp có thị phần trong mức đang phát triển đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nguồn doanh thu tăng, đồng thời có thể tăng được khả năng cạnh tranh đối với những đối thủ khác trên thị trường.
- Khi doanh nghiệp chiếm được thị phần lớn ở trên thị trường thì được tạo điều kiện để doanh nghiệp đó có thể mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm và các quy mô hoạt động kinh doanh.
- Nếu doanh nghiệp xác định được thị phần ở mức thấp, thì đây cũng là cơ hội giúp doanh có thể xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, từ đó biết được những ưu nhược điểm trong các chiến lược cạnh tranh của mình và các đặc điểm mà doanh nghiệp đang hướng đến thị trường.
- Mặc dù thị phần là yếu tố đánh giá sự phát triển trong doanh nghiệp, tuy nhiên không phải là yếu tố duy nhất.
Để có thể đánh giá được vị trí thị phần của doanh nghiệp trên thị trường, doanh nghiệp cần xét thêm nhiều yếu tố khác nhau như vấn đề rào cản hay tình trạng của thị trường vào thời điểm đó. Đồng thời, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm quản lý kênh phân phối để dễ dàng xác định được thị phần.
Trước khi tính thị phần, bạn cần nắm được một số lưu ý để có thể tính thị phần cho doanh nghiệp của mình chuẩn xác nhất.
Để xác định thị trường hiệu quả, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường ngành của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu thị trường giống như một dạng tài sản của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm được xu thế có thị trường và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.
Thị phần là những con số đại diện cho tỷ lệ phần trăm của một doanh nghiệp, khi so sánh với tỷ lệ chung trong ngành hàng hoặc lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động. Con số tỷ lệ phần trăm này được tính trong một khoảng thời gian xác định. Thời gian tính tỷ lệ phần trăm có thể là theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
Đơn vị tính của thị phần cần phải đồng thời điểm và đồng nhất với nhau. Chẳng hạn như bạn so sánh số lượng gấu bông bán được của doanh nghiệp với sản lượng gấu bông bán được của đối thủ (tính cùng một đơn vị) và trong cùng một khoảng thời gian.
Tất cả các số liệu tính thị phần đều nên chính xác hoặc gần như chính xác, giúp doanh nghiệp xác định được đúng nhất về quy mô doanh nghiệp so với lĩnh vực, ngành hàng và của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Hiện nay, có nhiều cách để xác định được thị phần, tuy nhiên chúng đều xoay quanh những công thức dưới đây:
- Công thức đầu tiên: Thị phần = Tổng số doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng số doanh thu của thị trường
- Công thức thứ hai: Thị phần = Tổng sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường
- Công thức thứ ba: Thị phần tương đối = Tổng doanh số mà doanh nghiệp thu được trên thị trường / Tổng doanh số mà đối thủ cạnh thu được trên thị trường
- Công thức thứ tư: Thị phần tương đối = Tổng số sản phẩm mà doanh nghiệp bán ra / Tổng số sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh bán ra
Kết quả được tính như sau:
- Nếu kết quả thị phần tương đối > 1, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh lớn so với đối thủ.
- Nếu kết quả thị phần tương đối = 1, thì doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh bằng với lợi thế đối thủ.
- Nếu thị phần tương đối của doanh nghiệp < 1, đối thủ có lợi thế cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp.
Vậy làm thế nào để xác định và tăng trưởng thị phần? Để có thể đánh giá đúng thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp mình, nhiều nhà quản lý đã sử dụng ma trận là Boston được chia làm 4 ô, đó là: Ô Ngôi sao, ô Dấu hỏi, ô Bò sữa và ô Chó mực theo một hệ tọa độ trục tung chính là sự tăng trưởng sản lượng, doanh số và trục hoành chính là thị phần.
Nhóm Ngôi sao chính là nhóm mà doanh nghiệp cần đẩy mạnh tăng trưởng, bằng cách tập trung tối đa vào các nguồn lực Marketing để đảm bảo nhóm sản phẩm này có thể chiếm lĩnh được thị phần nhanh chóng trên thị trường, đồng thời đem lại doanh số bán hàng càng cao thì càng tốt. Đây chính là nhóm sản phẩm được thị trường vô cùng chào đón, do đó nếu bạn bỏ lỡ cơ hội và thời cơ, đối thủ của bạn sẽ nắm lấy cơ hội.
Nhóm Bò sữa chính là nhóm sản phẩm khó khăn trong việc tăng trưởng thêm, tuy nhiên thị phần vẫn tồn tại và mang lại nguồn thu đáng kể cho doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp chỉ cần cung cấp vừa phải các nguồn lực để duy trì thị phần và hạn chế trong việc giảm thị phần.
Nhóm Chó mực chính là nhóm mà doanh nghiệp không nhận được lợi ích nữa, do đó doanh nghiệp nên dừng việc đầu tư tiền và nguồn lực vào việc marketing. Bạn cần phải loại bỏ được nhóm sản phẩm này càng nhanh càng tốt, tránh lãng phí tài nguyên và chi phí cần thiết như: bảo quản, tồn kho, đối soát, kiểm kê, quản lý,...
Nhóm Dấu hỏi chính là nhóm các sản phẩm mới, do đó cần đẩy mạnh việc marketing trong khoảng thời gian ngắn, tích cực theo dõi nhu cầu của thị trường và phân tích xem khách hàng có thật sự phản ứng tốt từ sản phẩm hay không, kênh marketing nào thực sự hiệu quả thì bạn mới nên tạo cơ sở để sản phẩm mới vào nhóm Ngôi sao, sau đó mới đẩy mạnh marketing. Các sản phẩm đã thử nhiều phương pháp marketing khác nhau hoặc không bán được thì cần đưa vào nhóm Chó mực để có thể loại bỏ nó.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được khái niệm thị phần là gì, vai trò của thị phần và cách tính thị phần dễ dàng nhờ 4 công thức. Đồng thời, bạn nên sử dụng mô hình BCG để có thể nghiên cứu kỹ được thị trường, đánh giá được khả năng của đối thủ và biết được doanh nghiệp của mình đang ở vị trí nào. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng đưa ra các phương pháp và cách thức để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ra thị trường, nâng cao doanh số bán hàng.
Doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu và lợi nhuận có khác nhau hay không và nếu có thì chúng khác nhau như thế nào? Theo dõi bài viết dưới đây để biết được cách phân biệt giữa doanh thu và lợi nhuận nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục