Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

4 câu hỏi rẽ lối cho sự nghiệp của chúng ta

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Chắc hẳn ai cũng đã từng trải qua những giai đoạn khó khăn trên chặng đường tìm lối đi đúng cho nghề nghiệp bởi vì không phải ai cũng lựa chọn được nghề mình có thể gắn bó suốt đời trong lần đầu tiên. Nếu trong một lúc nào đó, bạn rơi vào trường hợp tương tự thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy tự đặt cho mình 4 câu hỏi tôi tạm gọi là câu hỏi rẽ lối cho sự nghiệp của chúng ta trong tương lai. Một khi nào, bản thân bạn có thể hỏi mình những câu hỏi đó và quyết tâm tìm ra câu trả lời thì con đường của chúng ta mới đúng hướng được. Nào, hãy cũng timviec365.vn khám phá 4 câu hỏi rẽ lỗi cho sự nghiệp của chúng ta ngay thôi nào.

1. Ban đam mê gì?

Bạn đam mê gì?

Blaise Pascal- cha đẻ của chiếc máy tính cơ học từng định nghĩa về tầm quan trọng của đam mê thế này “Quan trọng là làm việc với lòng đam mê, điều đó tô điểm vô cùng cho cuộc sống”. Nếu như ai đó ví con đường sự nghiệp của một con người là là quá trình kiếm tìm và chinh phục một cô gái. Đam mê chính là ngọn lửa tình thôi thúc bạn nghĩ đến cô ấy mỗi ngày, tiếp thêm cho bạn động lực sẵn sàng vượt qua những thách thức thậm chí là sự e dè, ngại ngùng của bản thân để tiến đến với tình yêu. Trong mọi thứ đặc biệt là công việc, nhân tố đam mê là niềm yêu thích, muốn gắn bó lâu dài với một công việc nào đó và khi làm công việc ấy, bạn có cảm giác thoải mái, vui vẻ. Một khi nào bạn tìm được niềm đam mê trong công việc thì mới có thể gắn bó với nó lâu dài được. Đam mê là điều bắt buộc phải có và là nhân tố tạo nên thiên tài. 

Để mở ra kỷ nguyên ánh sáng cho toàn nhân loại, Edison đã trải qua hơn 10.000 thí nghiệm hỏng và những ngày không ăn, không ngủ trong phòng thí nghiệm. Nếu không có niềm say mê yêu thích làm động lực cho một ý chí bền bỉ chắc ông đã bỏ cuộc. Và dĩ nhiên, ai là người sáng tạo ra bóng đèn sợi tóc hẳn sẽ là câu hỏi làm tâm trí tôi và bạn mê mải bây giờ? Nhưng điều tôi muốn nói ở đây, chính là đam mê có khả năng định hướng con đường sự nghiệp của bạn. Chỉ khi bạn biết mình thích gì và có thể dành toàn bộ thời gian, tâm huyết để cống hiến cho nó thì chúng ta mới có thể thành công được. Nếu lỡ như, có thời điểm bạn không thể xác định cho mình được đam mê của mình là gì hãy làm một danh sách những điều mà bạn thích nhất về những ý tưởng về ngành nghề có thể gắn bó mà bỏ được thời gian chơi game mỗi tối để trả lời tin nhắn khách hàng hay làm việc với đồng tài liệu đến đêm khuya, thì đúng rồi đấy. Bạn đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, trên con đường sự nghiệp, bạn hãy là người tỉnh táo để theo đuổi một đam mê có tính khả thi chứ không phải là một sở thích nằm ngoài tầm với. Công việc có tính quyết định quan trọng với cuộc đời con người. Đó không phải là một ván bàn để con người quyền quá lời vào việc đặt cược may hay rủi. Chính bản thân chúng ta phải có sự định hướng rõ ràng giữa một niềm say sưa một công việc dựa trên sự cần thiết của xã hội và khả năng của bản thân. Nếu như chỉ nhất nhất mãi theo đuổi một ngành học mà sau này không có đầu ra chẳng phải thì chúng ta đang hoài phí thời gian và công sức hay sao? Ở một khía cạnh khác, bản thân chúng ta cần phải rạch ròi giữa hai có dư vị tương tự đam mê, đó là sở thích.

 Chỉ là sở thích thôi, thì nó chợt đến và chợt đi và mai một theo thời gian ở một thời điểm khi ngoại cảnh không còn phù hợp nữa. Còn đam mê với công việc thì là thứ mà bạn có thể sống chung với nó. Không một ai có thể gắn bó với công việc lâu dài nếu như thiếu đam mê, nhưng nên đặt đam mê đó trong tầm với của bản thân và nhu cầu của xã hội và nỗ lực hết sức để theo đuổi nó. Giá trị của đam mê và câu hỏi bạn đam mê gì trở thành những từ khóa quan trọng định hướng con người giữa ngã con của con đường đường nghề nghiệp. Đến đây, bạn giải mã được ¼ câu hỏi lớn của đề bài rồi đấy.

2. Bạn đã nỗ lực hết sức chưa?

Bạn đã nỗ lực hết sức chưa?

Đam mê thổi vào cuộc sống của bạn nguồn năng lượng mới, giúp công việc của bạn trở nên có ý nghĩa và có động lực hơn để vượt qua mọi thách thức. Tuy nhiên, cuộc sống là không dễ dàng bởi vì không phải ai dành trọn đam mê của mình cho một công việc nào đó đều đạt được kết quả mang tên thành công. Bạn thường nghe danh của nhiều câu chuyện rẽ lối trong sự nghiệp của tỷ phú triệu đô trên thế giới rằng họ bỏ trường đại học lừng danh để theo đuổi con đường sự nghiệp theo tiếng gọi của đam mê như ông chủ Facebook hay cựu nhà điều hành Apple Steve Job mà không nghĩ đến số lượng hàng triệu người khởi nghiệp thất bại.

 Một câu hỏi trong trường hợp còn lại đó, chia làm hai hướng: Những người đó đã lựa chọn sai đam mê hoặc họ chưa nỗ lực hết sức. Trả lời theo gợi ý thứ nhất, đối với những người lựa chọn sai đam mê, bắt buộc họ phải chọn sang một hướng khác, có thể liên quan đến hướng ban đầu, nhưng những chuỗi thất bại của họ có thể nói là khó cứu vớt. Một ví dụ cho việc lựa chọn sai đam mê phổ biến hiện nay là việc đặt đam mê của mình vào một ngành nghề nằm ngoài khả năng. Một người yêu thích công việc làm một ca sĩ, muốn được thể hiện hết mình trên sân khấu không thể mang một giọng hát tra tấn người nghe được. Dù những nỗ lực của bạn có lớn đến mấy thì chính đam mê mù quáng sẽ chống lại bạn. Bạn sẽ chẳng thể nào trở thành một cô ca sỹ đúng nghĩa khi khán giả không ủng hộ bạn, đúng không? Thế nhưng, may mắn cho nhiều người rằng họ xác định cho mình được đam mê trong lần đầu chọn nghề. Song cũng có những quyết định nghề nghiệp chỉ được xác định đúng hoặc sai sau hàng loạt những thất bại và nỗ lực vượt qua thất bại. Tác giả tiểu thuyết Đôn-ki-hô-tê nổi tiếng có một câu thế này “Nỗ lực là mẹ đẻ của sự may mắn những mặt trái của nó, sự lười biếng sẽ không cho ta thực hiện bất kỳ một mơ ước đẹp đẽ nào”. Ở đây, tôi không nói đến vấn đề các bạn lười biếng chỉ muốn đặt ra câu hỏi rằng: Các bạn đã nỗ lực hết sức hay chưa? Đã lăn xả hết mình vì nghề nghiệp của mình hay chưa? Quyết định đưa ra lựa chọn nghề chưa bao giờ là dễ dàng song quyết định có đi tiếp hay dừng lại trên con đường sự nghiệp đó là quyết định còn khó khăn hơn nhiều. Sự nỗ lực của mỗi người, mỗi trường hợp là khác nhau. 

Bạn cũng 22 tuổi và nỗ lực hết mình để khởi nghiệp nhưng vẫn thất bại không thể lấy ra để so sánh với tiếng sự nỗ lực vượt qua hơn  thất bại không thể so sánh với Jeff bezos khi xây dựng Amazon thành một đế chế thương mại điện tử hàng đầu thế giới được. Thế nhưng, chúng ta có quyền tự hào rằng, chúng ta không hề nuối tiếc khi dùng toàn bộ tâm sức của mình để theo đuổi mục tiêu. Có thể,nhiều người sẽ đầu hàng trước những thách thức ban đầu như: Bị đồng nghiệp quay lưng, sếp không để ý…những hãy làm hết mình vì mọi sự cống hiến đều sẽ được đền đáp. Đừng bỏ cuộc quá sớm vì biết đâu, khi nhìn lại bạn sẽ phải hối tiếc thì bạn không dành trọn cho tuổi trẻ. Câu hỏi, bạn nỗ lực hết sức chưa? thực sự là câu hỏi có tính định hướng nghề nghiệp to lớn.

Việc làm quản trị kinh doanh

3. Bạn thích sự yên bình hay tranh đấu?

Một câu hỏi đặt ra có hướng rẽ lối sự nghiệp, đặc biệt cần thiết trong thời điểm đưa ra quyết định nghề nghiệp gắn bó lâu dài đó là xem xét xem những đặc điểm tính cách con người bạn xem có phù hợp với những đặc trưng mà công việc yêu cầu hay không? Nếu tính cách của bạn ưa thích sự nhàn rỗi, nhẹ nhàng không áp lực một việc làm nhà nước sẽ tốt hơn với bạn là môi trường doanh nghiệp như các bộ phận như nhân viên kinh doanh hay chuyên về tư vấn bất động sản hay môi trường công sở có tính cạnh tranh cao. Xét khía cạnh ngược lại, đối với những người năng động, có chí tiến thủ cao thường không dễ dàng đứng yên một chỗ ở một nghề có tính ổn định cao như sư phạm. Do đó, trong quá trình lựa chọn nghề,bên cạnh việc xác định đam mê của mình là gì, bạn phải đặt ra câu hỏi để trắc nghiệm tính cách của mình xem phù hợp với ngành nghề nào để đưa ra quyết định phù hợp.

4.  Bạn đã lên kế hoạch nghề nghiệp cho mình chưa?

câu hỏi cho lối rẽ cho sự nghiệp của chúng ta

Bạn biết là xác định những đam mê của mình là gì, biết những nhu cầu tuyển dụng của những ngành nghề của mình ra sao nhưng đó chưa phải là câu hỏi quan trọng nhất khi mọi ý định hay quyết định của bạn, nỗ lực của bạn đặt ra cho bản thân chỉ dừng trên trang giấy. Việc đưa ra một kế hoạch chi tiết để biến tất cả những điều đó thành sự thật là câu hỏi, là yêu cầu quan trọng cho chúng ta không chỉ khi hướng đến một cơ hội khởi nghiệp khác hay xác định đường đời. Con người không thể chống lại những khó khăn xảy ra, những có những cách để giảm bớt và đối phó với những khó khăn đó bằng những trường hợp, giải pháp dự phòng. Một bản kế hoạch chi tiết cho nghề nghiệp cần được đưa ra một phần nhằm giải quyết vấn đề trên. 

Phần còn lại nhằm khắc phục triệt để trạng thái chây ỳ của bản thân khi thực hiện chúng. Song song với việc lập ra những kế hoạch, bạn nên lập thêm một bảng thống kê cụ thể tiến độ thực hiện của kế hoạch đó, những lý do và hình thức kỷ luật bản thân cho mỗi lần kế hoạch của bạn bị gián đoạn. Hàng loạt những câu hỏi rẽ lối cho sự nghiệp chúng ta thì có rất nhiều song câu hỏi rằng bạn đã lên kế hoạch cho nó hay chưa thực sự rõ ràng. Dù những lựa chọn nghề nghiệp của bạn có thể nghề nghiệp của bạn có nghe theo trái tim hay lý trí, dù được soi sáng bằng đam mê hay ý chí nỗ lực, bởi tính cách đi chăng nữa thì một bản kế hoạch chi tiết là điều không thể thiếu. Một khi bản thân bản tự đặt ra câu hỏi bản kế hoạch sự nghiệp của bạn như thế nào thì người đó mới đủ trách nhiệm với chặng đường đi đến thành công trong tương lai và cắt giảm những sai sót bởi những suy nghĩ cảm tính và thiếu tính định hướng.

Hi vọng những 4 câu hỏi rẽ lối trong nghề nghề nghiệp trên đây sẽ thực sự hữu ích với bạn khi đang đứng trước ngã ba đường trên con đường chọn nghề của mình trong tương lai. Đừng quên cập nhật những tin tức mới nhất về tìm việc trên timviec365.vn nhé. Chúc bạn luôn thắng lợi trong mọi quyết định mình đưa ra.

Việc làm telesales

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;