Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

4 nguyên tắc cốt lõi Giám đốc kinh doanh cần doanh cần nắm vững

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 09 năm 2020

Theo dõi timviec365 tại google new

Công việc của một vị giám đốc kinh doanh không chỉ là hoạt động quản lý, điều phối đội ngũ nhân viên cấp dưới và toàn bộ hệ thống kinh doanh của công ty mà họ còn phải trực tiếp xây dựng được những chiến lược kinh doanh tiềm năng. Vì thế họ cần tới rất nhiều kỹ năng, phương pháp để có thể thực hiện tốt được tất cả mọi việc. Có lẽ đứng đầu bảng danh sách những yếu tố quan trọng quyết định sự nghiệp của họ chính là nguyên tắc kinh doanh. Để hiểu thêm về 4 nguyên tắc này hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Vai trò của giám đốc kinh doanh

Theo như xu hướng kinh doanh hiện nay thì vị trí giám đốc ngày một trở nên quan trọng và không thể thiếu trong các công ty, doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Mặc dù đây là vị trí đã phố biến tại Việt Nam nhưng để tìm được một định nghĩa chính xác về vị trí này là điều không đơn giản, bởi tùy thuộc vào công ty, doanh nghiệp mà họ có những nhiệm vụ, vai trò khác nhau.

Người đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh đóng vai trò then chốt trong mỗi cơ cấu quản trị hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Hay nói một cách khác thì giám đốc kinh doanh Công ty Dược phẩm SPM đã từng nói rằng: “vai trò quan trọng nhất của giám đốc kinh doanh chính là việc quản lý đội ngũ bán hàng. Để đảm nhận được vai trò này, Giám đốc kinh doanh cần phải có những phương pháp để tăng hiệu quả và năng lực của đội ngũ bán hàng. Ngoài việc đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo thì đôi khi Giám đốc kinh doanh còn là người đại diện cho công ty gặp gỡ, trao đổi với khách hàng, đối tác.

Có thể nói doanh số, lợi nhuận của công ty cao hay thâp phụ thuộc rất nhiều vào sự thành công hay thất bại của giám đốc kinh doanh. Bởi họ là người có mối quan hệ hàng ngày và trực tiếp với khách hàng và đối thủ cạnh tranh. Một người giám đốc chuyên nghiệp, khéo léo chắc chắn sẽ nhận được sự yêu mến và tin tưởng cùa khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng sâu sắc đến sự thành công của công ty không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai.

1.1. Trách nhiệm của giám đốc kinh doanh

Bất kể làm việc trong công ty nào, quy mô to hay nhỏ, lĩnh vực hoạt động là gì thì những người đảm nhận vị trí giám đốc kinh doanh cũng có những nhiệm vụ chung đó là hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra mọi hoạt động trong kinh doanh. Nhưng điều quan trọng nhất vẫn trách nhiệm mang sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng một cách hiệu quả và nhanh chóng.

vai trò của giám đốc - nguyên tắc kinh doanh

Để đạt được kết quả cao trong công việc, trong hoạt động kinh doanh, người giám đốc và cả công ty luôn cần cho mình một đội ngũ bán hàng hùng mạnh và “máu lửa. Thế nhưng đây không phải là điều dễ dàng, để tìm được cho mình những người có sẵn kỹ năng, kinh nghiệm bán hàng là điều hết sức khó khăn. Đây cũng là lúc vị trí giám đốc được đề cao vai trò trong việc tìm kiếm và đào tạo đội ngũ bán hàng

1.2. Truyền lửa đội sales

Hiện nay, có rất nhiều giám đốc kinh doanh có chuyên môn rất cao trong công tác quản lý và xây dựng chiến lược thu hút khách hàng. Nhưng dù có chuyên môn như thế nào thì việc chịu trách nhiệm về nguồn nhân lực của công ty cũng mang lại không ít khó khăn cho vị trí này, đặc biệt là đội ngũ nhân viên bán hàng. Bởi họ cho rằng việc quản lý đến con người đã khó thì việc quản lý những người có cá tính mạnh và có tính chất công việc phức tạp như nhân viên bán hàng lại càng khó khăn hơn.

Để lãnh đạo được một nhân lực bán hàng thành công, là một người lãnh đạo hoạt động bán hàng, họ phải là một chuyên gia tâm lý, một vị tướng dày dạn kinh nghiệm thương trường. Hoạt động kinh doanh có thành công và đạt được kết quả cao hay không, không chỉ phụ thuộc vào người giám đốc kinh doanh mà còn phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên của mình.

Việc làm giám đốc kinh doanh

2. Một số nguyên tắc cốt lõi dành cho Giám đốc kinh doanh

2.1. Nguyên tắc khách hàng là trung tâm

Bản chất, kinh doanh chỉ có thể tồn tại, “sống sót” khi có khách hàng. Vậy nên, khách hàng là giá trị cốt lõi nhất để hình thành việc làm kinh doanh có giá trị. Vì thế, đối với người giám đốc kinh doanh, hơn ai hết các bạn cần phải đề cao việc đáp ứng tất cả mọi nhu cầu của khách hàng, đồng thời không ngừng tạo ra nguồn khách hàng mới. Bởi vì số lượng khách hàng cũng sẽ quyết định đến mức độ kinh doanh. Khi hiểu được khách hàng chính là hạt nhân của mô hình kinh doanh thì bạn mới biết cần phải làm gì.

khách hàng là trung tâm - nguyên tắc trong kinh doanh

Hơn nữa, đi sâu vào yếu tố khách hàng, bạn không thể chỉ đặt ra vấn đề cung cấp đúng đủ nhu cầu của họ. Vì như thế có nghĩa là bạn đang tự giới hạn cơ hội kinh doanh của mình. Nếu hiểu sâu hơn nữa thì chắc chắn bạn sẽ nắm được nhu cầu của khách hàng là vô hạn, họ không bao giờ thỏa mãn, thế nên, hãy cung cấp cả những giá trị ngoài sự mong đợi của họ.

  • Bạn có muốn biết bảng lương nhân viên kinh doanh được trả trong các công ty thường là bao nhiêu? sử dụng công cụ tra cứu lương miễn phí tại Timviec365.vn để tìm hiểu thêm

2.2. Tập trung vào cả những điều nhỏ nhặt nhất

Kinh doanh muốn mở rộng thì đương nhiên bất cứ ai cũng phải đi lên từ một mô hình nhỏ. Và trong mô hình nhỏ đó, nhất thiết bạn phải  chú trọng tới từng chi tiết nhỏ bé nhất. Bất kể là ngành nghề gì thì những chi tiết nhỏ cũng sẽ là yếu tố quan trọng kết thành một tế bào lớn. Thiếu đi bất cứ phần tử nào hoặc bất cứ phần tử nào không  hoàn thiện cũng có thể khiến cho tế bào không khỏe mạnh. Bí quyết thành công của những doanh nhân trên toàn thế giới chính là ở điểm này. Họ luôn kiên trì thực hiện đều đặn và đảm bảo từ những điều cơ bản nhất, dù có rất nhiều những nâng cấp đáng kể song những điều nhỏ bé cơ bản vẫn không bao giờ được bỏ qua. Hơn nữa khách hàng lúc nào cũng là người tiêu dùng thông mình, hàng ngàn khách hàng sẽ là hàng ngàn nguy cơ bị bắt lỗi nếu như doanh nghiệp không thể đảm bảo chặt chẽ các yếu tố nhỏ. Mọi động thái cử chỉ và chất lượng sản phẩm đều không thể lọt qua được sự đánh giá, bình phẩm của khách hàng.

​Việc làm quản lý điều hành tại Hà Nội

2.3. Biết cách tự phê 

biết cách tự phê - Nguyên tắc kinh doanh

Việc tự phê bình đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đối với vị trí của một vị giám đốc kinh doanh thì vấn đề này nên đề cao. Khi tự phê bình, chúng ta mới nhận thức đầy đủ về những thiếu sót của mình trong công việc và trong từng sản phẩm trước khi đến tay khách hàng. Từ đó mới có thể đem tới những động lực lớn để phục vụ một sự cải tiến hoàn hảo hơn. Dựa vào yếu tố tự phê bình, nhà quản trị kinh doanh hãy đặt mình vào vai trò của một vị khách hàng khó tính nhất, để thử thách sản phẩm của mình đưa tới tay khách hàng đã thực sự chiếm được cảm tình của người khó tính nhất hay chưa. Nếu chưa, có nghĩa là sản phẩm vẫn chưa đạt tiêu chuẩn và cần phải cải tiến thêm nữa. Không chỉ xem xét từ yếu tố chất lượng mà những vấn đề về trưng bày, phục vụ bạn cũng phải quan tâm nhiều và chặt chẽ để đảm bảo một sự hoàn hảo dành cho khách hàng.

2.4. Quản trị kinh doanh cần có tầm nhìn xa

Ngay cả khi doanh nghiệp của bạn còn đang ở trong mô hình nhỏ lẻ bạn đã phải định hướng những bước đi trong tương lai, đặt ra mục tiêu mở rộng nó trở thành một doanh nghiệp lớn, là một trong những cái tên đứng top về nhiều mặt. Nếu không có tầm nhìn xa, có lẽ, những doanh nghiệp lớn hiện tại không thể có được vị thế này. Nhất là với xu thế hội nhập quốc tế thời nay, nếu như một vị giám đốc kinh doanh muốn doanh nghiệp của mình có thể mạnh mẽ chiến đấu và cạnh tranh thì chắc chắn các bạn phải có được một tầm nhìn chiến lược để xây dựng được hệ thống kinh doanh chặt chẽ và có khả năng mở rộng.

Việc làm

Nói chung, những nguyên tắc này sẽ tạo nên chiếc xương sống cho doanh nghiệp để đứng vững trên thương trường. Người đứng đầu cần phải xây dựng được những nguyên tắc kinh doanh hiệu quả để công việc kinh doanh của cả doanh nghiệp có thật nhiều khởi sắc  và thăng tiến ở những giới hạn cao hơn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý