Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Acting Director là gì? Liệu bạn có thực sự trở thành Director?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Acting Director là gì? Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ này hay chưa? Thực tế thì Acting Director được sử dụng phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp hiện nay, nhất là ở lĩnh vực kinh tế. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được acting director là gì. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc, liên quan tới acting director.

Việc làm quản lý điều hành

1. Giải đáp “Acting Director là gì?”

Acting Director là một thuật ngữ tiếng Anh và dịch ra tiếng Việt thì từ này có ý nghĩa là quyền giám đốc. Vậy, câu hỏi được đặt ra lúc này là “quyền giám đốc” là gì?

Quyền giám đốc hay Acting Director là chỉ trường hợp cá nhân được ủy quyền thực hiện các chức năng, tầm hạn quản trị, nhiệm vụ như giám đốc. Điều này xảy ra trong trường hợp giám đốc vắng mặt tại công ty bởi các lý do như đi công tác, nghỉ phép hay là vị trí này bị bỏ trống và chưa có người thay thế.

Acting Director là gì?
Acting Director là gì?

Thực tế, Acting Director sẽ được trao cho người cấp dưới liền kề với vị trí giám đốc. Do vậy, hầu hết Phó giám đốc sẽ là người có khả năng cao nhất để thực hiện acting director. 

Về cơ bản, acting director sẽ giúp người sở hữu chức năng này sẽ có được quyền lực tương đương với vị trí giám đốc. Tuy nhiên, song song với quyền lực sẽ là trách nhiệm và nhiệm vụ phải thực hiện cùng với đó.

2. Những công việc cụ thể liên quan tới acting director

Vậy, nếu như có acting director thì người đảm nhận sẽ thực hiện những công việc gì và có khả năng để làm những gì? Đây có lẽ là câu hỏi mà khá nhiều người tò mò và muốn biết được câu trả lời. 

2.1. Thực hiện những công việc cơ bản của mình

Thông thường, người sở hữu acting director về cơ bản vẫn phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Nếu như là phó giám đốc thì việc quản lý nhân sự, điều phối công việc, giám sát kiểm tra các nhiệm vụ trong bộ phận, công ty,... Đảm bảo việc thực thi công việc đạt được hiệu quả một cách tốt nhất.

Bạn đọc có thể quan tâm xem thêm ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm phó giám đốc vị trí cấp cao nhiều trách nhiệm, mô tả công việc của phó giám đốc như thế nào?

Các công việc
Các công việc

Những công việc thông thường như vậy cần có sự vận hành một cách trơn tru, bình thường cho dù vị trí giám đốc bị bỏ trống hay vắng mặt.

2.2. Thực thi các công việc tương đương giám đốc

Giám đốc là người lãnh đạo và có quyền quyết định toàn bộ. Do đó, khi vị trí này bị bỏ trống thì người được ủy quyền sẽ có acting director. Điều này sẽ được thể hiện dựa trên quyết định của ban lãnh đạo tới toàn bộ nhân viên trong công ty. Vì thế, khi quyết định có hiệu lực thì người được ủy quyền acting director sẽ được coi như một giám đốc. Khi ấy, các công việc sẽ được thực hiện như:

- Đưa ra các quyết định quản lý, có thể là các chiến lược, kế hoạch, định hướng phát triển cũng như sự liên kết, hợp tác với các đối tác liên quan.

- Chịu trách nhiệm toàn bộ công việc cũng như những vấn đề liên quan có thể xảy ra.

- Quản lý điều hành toàn bộ đội ngũ nhân viên thuộc quyền hạn của mình. 

- Thực thi công việc dựa theo quy định của công ty.

Với acting director
Với acting director

Với acting director, để có thể thể hiện được quyền giám đốc một cách rõ ràng nhất là trong các trường hợp cần đưa ra quyết định chung tới toàn bộ bộ phận công ty cũng như trong việc ký các quyết định liên quan cần có sự đồng ý từ giám đốc. Những trường hợp như vậy là lúc cần thực thi acting director để đảm bảo việc thực hiện  và điều hành công việc ổn định và hiệu quả.

Các công việc với acting director thực tế thì cũng không có quá nhiều khác biệt. Tuy nhiên, điểm nổi bật nhất chính là việc có thể tự đưa ra quyết định, hành động theo ý kiến, phán đoán của mình khi có acting director trong tay.

3. Ý nghĩa của Acting Director hiện nay ra sao?

Sẽ có rất nhiều trường hợp, khả năng xảy ra khiến cho vị trí giám đốc bị bỏ trống. Có thể là chưa tìm được người phù hợp, giám đốc đột nhiên nghỉ việc, giám đốc đi công tác xa và dài hạn, Giám đốc bị bãi chức,... Dù cho có rơi vào trường hợp nào đi chăng nữa thì việc cần có người có thể tạm thời đảm nhận chức năng này là điều cần thiết. Và khi ấy, acting director sẽ được áp dụng. Điều này có ý nghĩa là gì?

- Acting director sẽ chỉ là quyền giám đốc chứ không phải là giám đốc. Vì thế, thực tế, khi sở hữu điều này, bạn có thể thực thi được những quyền hạn như giám đốc nhưng về mặt chức danh bạn vẫn không phải là giám đốc.

Ý nghĩa
Ý nghĩa

- Sử dụng acting director sẽ giúp cho ban giám đốc công ty có thể biết được người này có đủ khả năng để trở thành giám đốc hay không. Bởi có rất nhiều người giỏi nhưng khả năng lãnh đạo lại không thực sự tốt. Do vậy, họ khó có thể đảm nhận được vị trí này. Nếu như người thực hiện acting director tốt thì có thể sẽ được thăng chức thành giám đốc. Còn nếu không thì cho tới khi có người mới thì sẽ trở về vị trí ban đầu của mình.

Nói như vậy có nghĩa là acting director sẽ như một phép thử dành cho người nhận được sự ủy quyền quan trọng này. Đây sẽ là phép thử cho khả năng cũng như các phẩm chất với người được ủy quyền. Bởi việc thăng tiến, nắm quyền lực trong tay sẽ dẫn đến việc con người ta trở nên “ham muốn” nhiều hơn. Và điều này thì sẽ không thể giúp bạn trở thành một người phù hợp để có thể đảm nhận vị trí giám đốc.

- Mặc dù là một phép thử, nhưng acting director cũng sẽ là một cơ hội để bạn mở ra những cánh cửa tương lai cho mình. Như đã đề cập, nếu bạn hoàn thành tốt thì có cơ hội được thăng chức làm giám đốc. Và việc này sẽ trở thành hiện thực hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn có thực sự làm tốt vai trò của mình khi có acting director hay không.

Một phép thử
Một phép thử

Nắm quyền hạn trong tay, bạn cần vận dụng một cách tối đa, thực hiện tốt các nhiệm vụ, công việc với quyền lợi được cho mình. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện được năng lực, khả năng lãnh đạo và vận hành công ty của bản thân với ban giám đốc. Bạn thực sự là người có năng lực và tài giỏi thì vị trí Giám đốc khó có thể tuột khỏi tay của bạn. Vì thế, hãy biến acting director trở thành chìa khóa thành công của chính mình.

Tham khảo thêm chuyên mục: Bí quyết lãnh đạoĐể thể hiện sự đóng góp lớn cho tổ chức khi đảm nhận vai trò quan trọng, cấp cao và mang tính chiến lược.

4. Sử dụng acting director ra sao để hiệu quả?

Với ý nghĩa như trên thì việc sử dụng acting director hay quyền giám đốc như thế nào sẽ là những thông tin quan trọng mà các bạn cần nắm bát nếu như có “tham vọng” vươn tới các vị trí này trong tương lai.

Thực tế thì sẽ không có câu trả lời cụ thể hay chính xác cho câu hỏi này. Bởi acting director sẽ được sử dụng như thế nào đều tùy thuộc vào từng đối tượng nắm quyền lực này trong tay. Thế nhưng, sẽ có những lời khuyên chung nhất dành cho những người được ủy quyền acting director cho mình.

- Luôn luôn ghi nhớ rằng bạn chỉ có quyền giám đốc chứ không phải là một giám đốc. Bạn cần thực hiện công việc như một giám đốc nhưng ứng xử với đúng vai trò và vị trí của bản thân mình.

Sử dụng hiệu quả
Sử dụng hiệu quả

- Cần sử dụng một cách linh hoạt và khéo léo quyền giám đốc. Khi nào thì nên thể hiện quyền lực của giám đốc, khi nào nên mềm mỏng và thực hiện quyền của bản thân. Đây được xem là một nghệ thuật trong ứng xử mà bạn cần rút ra cho mình trong thực tế.

- Luôn cố gắng thực hiện công việc một cách tốt nhất, hoàn hảo nhất. Bạn được ủy quyền acting director. Điều này có nghĩa là bạn vừa được thêm quyền lợi nhưng lại tăng thêm về trách nhiệm và nghĩa vụ. Do đó, làm việc một cách cẩn thận, đảm bảo sự hiệu quả trong từng vấn đề mình phụ trách là điều bạn cần chú ý.

Trên đây là thông tin về acting director. Mong rằng, qua bài viết và những chia sẻ trên đã giúp các bạn hiểu được acting director là gì và bài học thực hiện quyền giám đốc ra sao cho chính bản thân mình.

[BẬT MÍ] Giám đốc dự án là gì? Câu trả lời hoàn hảo cho bạn

Chúng ta đã nghe rất nhiều về giám đốc điều hành, giám đốc công nghệ hay giám đốc tài chính và tất cả những vị trí khi gắn cụm từ “giám đốc” đều trở nên vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Nổi bật trong số này ta không thể bỏ qua giám đốc dự án. Vậy giám đốc dự án là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Giám đốc dự án là gì?

;