Tác giả: Nguyễn Loan
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 07 năm 2024
Ấn định thuế là một thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều đối với các doanh nghiệp hiện nay. Thông thường doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh trên thị trường sẽ phải nộp thuế cho cơ quan nhà nước. Vậy bạn đã hiểu ấn định thuế là gì chưa? Các trường hợp này sẽ bị ấn định thuế? Tất cả những vấn đề này sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết sau đây nhé.
Có lẽ với chủ doanh nghiệp hoặc người làm trong lĩnh vực kế toán sẽ không còn xa lạ với ấn định thuế nữa. Nó xuất hiện khá thường xuyên trong hoạt động kinh doanh, nộp thuế hàng ngày. Có thể bạn cũng đã nghe qua về ấn định thuế nhưng sẽ lại chưa thật sự hiểu về vấn đề này. Vậy hãy cùng chúng tôi giải mã nó ngay sau đây nhé!
Hiểu theo đúng quy định của pháp luật thì ấn định thuế chính là việc các doanh nghiệp sẽ phải nộp thuế theo từng con số nhất định thay vì việc họ được chủ động khai nộp thuế.
Đó chính ấn định thuế, tuy nhiên khái niệm, cách hiểu này còn khá mơ hồ, vì vậy nếu như bạn muốn hiểu rõ hơn về ấn định thuế thì hãy tìm hiểu thêm về các trường hợp bị ấn định thuế với doanh nghiệp trong phần tiếp theo nhé.
Trên thực tế ấn định thuế sẽ thường xuyên xuất hiện nhiều hơn với các doanh nghiệp và cũng có rất nhiều trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế nhất định nào đó và buộc phải đóng đúng con số đã được ấn định.
Doanh nghiệp sẽ bị ấn định thuế khi thuộc một trong hai trường hợp như sau: Khi mà doanh nghiệp đó vi phạm quy định pháp luật về thuế, ấn định thuế riêng đối với những loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Cụ thể như sau:
- Đối với trường hợp doanh nghiệp bị ấn định thuế khi vi phạm quy định pháp luật:
Khi doanh nghiệp không đăng ký thuế, không thực hiện khai báo thuế và không bổ sung hồ sơ thuế theo quy định của cơ quan thuế có thẩm quyền (khi doanh nghiệp khai thuế không đầy đủ và trung thực về cơ sở tính thuế).
+ Khi doanh nghiệp phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, chính xác các số liệu đã được thống kê trên sổ kế toán để có thể xác định nghĩa vụ về thuế.
+ Khi mà doanh nghiệp không thực hiện xuất trình các loại hóa đơn, chứng từ và các tài liệu có liên quan đến tính thuế và nộp thuế trong thời hạn quy định.
+ Trong trường hợp khi mà doanh nghiệp không chấp hành đúng các quyết định về thanh tra thuế và kiểm tra thuế theo quy định của nhà nước đối với việc nộp thuế của doanh nghiệp.
+ Trường hợp thực hiện sai quy định nữa là khi doanh nghiệp có những hoạt động như: Mua, bán, trao đổi, hạch toán các giá trị hàng hóa, dịch vụ thế nhưng lại không tuân theo một giá trị giao dịch thông thường nào trên thị trường.
+ Khi mà doanh nghiệp có những hoạt động: Mua, trao đổi hàng hóa, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không đúng quy định hóa đơn mà hàng hóa đó có thật theo xác định của cơ quan thẩm quyền và chính hàng hóa đó cũng đã được kê khai vào doanh thu tính thuế.
Xem thêm: Giới thiệu tất tần tật bảng hệ thống tài khoản theo thông tư 200
+ Khi doanh nghiệp có những dấu hiệu bỏ trốn hoặc là phân bố tài sản nhỏ lẻ để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.
+ Khi mà doanh nghiệp có những giao dịch không đúng bản chất về kinh tế, không chính xác trên thực tế về phát sinh nhằm mục đích là trốn tránh hoặc giảm đi nghĩa vụ đóng thuế của người cần nộp thuế.
+ Khi doanh nghiệp đã không tuân thủ làm đúng các quy định về kê khai hoặc xác định giao dịch liên kết, không cung cấp thông tin về quản lý thuế theo quy định với các doanh nghiệp có những phát sinh giao dịch liên kết.
Đó chính là 9 trường hợp mà doanh nghiệp thực hiện, cố tình thực hiện hoặc làm trái quy định của pháp luật về thuế sẽ phải chịu ấn định thuế.
Xem thêm: Cơ hội việc làm kế toán thuế luôn có nhu cầu tuyển dụng lớn trong cách doanh nghiệp, công ty
- Đối với trường hợp cần phải ấn định thuế với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu nước ngoài:
+ Người khai thông tin thuế sẽ phải dựa vào các tài liệu không hợp pháp để có thể khai thuế và tính thuế, cũng có thể là không kê khai hoặc kê khai không chính xác, đầy đủ các nội dung có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
+ Khi mà đã qua thời gian quy định thế nhưng người kê khai thuế vẫn không thực hiện cung cấp, cố gắng trì hoãn, kéo dài thời gian cung cấp hồ sơ, sổ sách, giấy tờ liên quan đến việc xác định chính xác số tiền thuế phải nộp.
+ Trường hợp mà người kế khai thuế không thực hiện, không chính chứng giải trình hoặc là đã qua thời gian quy định nhưng vẫn chưa giải trình được các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế theo đúng quy định, không chấp hành đúng các quyết định kiểm tra của nhà nước, thanh tra của cơ quan hải quan có thẩm quyền.
+ Người thực hiện khai thuế mặc dù có phản ánh thế nhưng lại phản ánh không đầy đủ, không trung thực, chính xác các số liệu trên sổ sách kế toán để xác định nghĩa vụ phải nộp.
+ Khi mà cơ quan hải quan có thẩm quyền đã nắm đủ chứng cứ, căn cứ để chứng minh việc khai báo giá trị không đúng với giao dịch trên thực tế.
+ Khi mà các giao dịch được thực hiện không đúng với bản chất của kinh tế, không đúng với các thực tế phát sinh và làm ảnh hưởng đến tiền thuế phải nộp cho nhà nước.
Nếu người đi khai thuế không tự tính toán được số tiền thuế cần nộp cho nhà nước, họ cũng sẽ bị áp đặt thuế.
+ Trong các trường hợp mà cơ quan hải quan hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phát hiện ra việc kê khai, tính thuế sai quy định pháp luật cũng sẽ bị ấn định thuế.
Trên đây chính là toàn bộ trường hợp cần phải ấn định thuế, chỉ yếu chính là những vấn đề liên quan đến không kê khai hoặc làm sai, cố tình vi phạm các quy định của pháp luật về thuế. Bởi vậy, nếu như không muốn rơi vào trường hợp ấn định thuế của nhà nước thì các cá nhân, doanh nghiệp nên tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế.
Xem thêm: Bookkpeeping là gì? Công việc cần tỉ mỉ và chính xác đến từng số
Đối với những doanh nghiệp đã bị ấn định thuế, tức là nằm trong những trường hợp trên sẽ có quy định về thời gian nộp thuế ấn định này. Bạn cần phải nắm rõ để đảm bảo nộp đúng thời gian quy định nhé.
- Trong trường hợp doanh nghiệp bị nộp thuế ấn định, số tiền thuế phải nộp dưới 500 triệu đồng thì sẽ có thời gian là 10 ngày tính từ ngày cơ quan thuế ấn định.
- Trong trường hợp doanh nghiệp phải nộp thuế ấn định trên 500 triệu đồng thì có thời gian là 30 ngày tính từ ngày cơ quan thuế ấn định.
Lưu ý: Trong trường hợp doanh nghiệp không đồng ý, không chấp nhận số tiền thuế ấn định đó thì doanh nghiệp đó vẫn phải nộp số thuế đó nhưng có quyền buộc cơ quan có thẩm quyền đưa ra những giải thích, những lý do hoặc nặng hơn có thể khiếu nại về việc bị cơ quan nhà nước ấn định thuế.
Đó chính là những thông tin về ấn định thuế, trường hợp bị ấn định và thời gian cần phải thực hiện nộp thuế ấn định. Rất hy vọng với những chia sẻ này bạn đã hiểu ấn định thuế là gì và riêng đối với các doanh nghiệp, cá nhân nộp thuế là quyền, trách nghiệm mà còn là nghĩa vụ. Chính vì thế mà hãy đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật về thuế nhé.
Thuế suất là gì? Điểm danh Năm thuế suất mà doanh nghiệp cần biết!
Bạn đang tìm hiểu các thông tin về thuế suất và thuế suất trong doanh nghiệp, hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu thuế suất là gì nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc