
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Lại Trang
Để ra đời những trang sách mà mỗi chúng ta đọc và nghiền ngẫm mỗi ngày đến những ấn phẩm đọc có chèn vào dù chỉ vài 3 trang text hay cả nghìn trang, các nhà xuất bản phải có bước rà soát và chỉnh sửa rất nghiêm túc trước khi đưa vào quá trình in tránh việc lỗi và thiếu sót hàng loạt. Bản bông ra đời trong quá trình này và trở thành thuật ngữ vô cùng quan trọng đối với ngành in ấn -xuất bản sách nói chung. Vậy cụ thể bản bông là gì? tác dụng của bản bông là gì? Cần làm gì khi ký duyệt bản bông? chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết sau đây nhé.
Nếu không là con dân “trong ngành” sẽ rất khó khăn để bạn hiểu được đầy đủ ý nghĩa của từ bản bông, bởi trên thực tế thuật ngữ này không hề thông dụng dù rằng, ý nghĩa của nó khá dễ hiểu. Bản bông là gì có thể được hiểu là một bản nháp hay bản đề mô trước về nội dung sách hoặc các ấn phẩm đọc khác. Bản này cũng có thể là bản giấy hoặc bản được in trực tuyến đề mô lại toàn bộ những thiết kế, đồ họa và nội dung sẽ xuất hiện bên trong ấn phẩm để chuyển cho khách hàng giúp họ kiểm tra lại một lần nữa kỹ lưỡng về “hình hài” đứa con tinh thần của mình sau khi in sẽ ra sao.
Bản bông khu biệt với bản in là có thể để lại những chỉnh sửa về hình ảnh, nội dung câu chữ, thêm các chú thích cần thiết,...để bên in ấn, xuất bản chỉnh sửa lại và đem đi in. Bạn biết đấy, đặc thù của ngành in ấn, xuất bản hàng loạt với số lượng lên đến hàng trăm thậm chí hàng nghìn sản xuất đọc để phục vụ đông đảo công chúng. Do đó, chỉ cần một sai sót nhỏ cũng dễ đến lỗi và in lại hàng loạt. Điều này không những rất tốn kém mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến thương hiệu của đơn vị xuất bản. Vậy nên, sự có mặt của bạn bông trong xuất bản vì vì thế.
Những chỉ nhằm hướng đến giảm nhẹ các tốn kém về mặt thương hiệu và tổn hại về mặt chi phí chỉ nằm trong một gạch đầu dòng nhỏ về tác dụng của bản bông mà thôi. Ngoài ra, bản bông còn mang những tác dụng to lớn trong ngành in ấn mà không phải ai cũng biết. Trong nội dung này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu kỹ nhé.
Thật vậy, bản bông còn được gọi là bản đề mô trước về nội dung, thiết kế của ấn phẩm để khách hàng, người viết kiểm tra trước về diện mạo của sản phẩm ấy lúc in ra sẽ như thế nào, giúp họ nắm được bản in của mình có để kích cỡ chữ vừa mắt không, căn dòng có rộng lắm không, nội dung mình truyền tải đến độc giả như ý của người viết không? Nếu thấy không phù hợp có thể tiến hành những điều chỉnh cần thiết.
Thật ra bản bông không chỉ gửi cho khách hàng để kiểm nghiệm lại sản phẩm mà còn giúp nhà xuất bản nhìn nhận về sản phẩm. Phía họ cũng sẽ thực hiện những rà soát trên nội dung và thiết kế lại một lần nữa để đảm bảo bản in là hoàn hảo. Check bản in là một quá trình bắt buộc do vậy, nó cũng đồng thời tạo một thói quen tốt về sự cẩn thận, rà soát nghiêm túc nhất trước khi in ấn. Thói quen này là cực kỳ cần thiết, đặc biệt là với những bản làm ngành in.
Bản bông là sợi dây liên kết móc nối giữa nhà xuất bản và khách hàng, trước khi in. Bởi bản bông vừa cho phép khách hàng kiểm tra lại được nội dung chuẩn của bạn in vừa cho phép khách hàng gửi phản hồi trực tiếp này về phía nhà in để sửa chữa cho kịp thời. Trường hợp không có bản bông, khách hàng và nhà in chỉ trao đổi thông thường qua miệng rất dễ sót các nội dung thông tin cần chỉnh sửa.
Trên đây chính là câu trả lời về bản bông là gì cho bạn và những tác dụng của bản bông. Vậy cụ thể bản bông gồm những loại nào đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Chúng ta hãy cùng trao đổi cụ thể trong nội dung dưới đây.
Về cơ bản, bản bông có hai loại gồm bản in và bản bông PDF.
Trong đó, bản bông PDF có độ phổ biến rộng hơn. Bản in này được xuất từ file các chương trình thiết kế. Vì file này đã được nén, đảm bảo được màu sắc và các thiết kế, họa tiết đến nội dung không bị thay đổi nhiều so với bản in thật. Bản bông này được xuất ra sau khi khách hàng trao cho nhà xuất bản file sản phẩm. Sau khi đặt hàng, thì khách hàng sẽ nhận được được một file bông PDF qua email hay các danh thiếp điện tử khác sau đó tiến hành rà soát và gửi lại những chỉnh sửa.
Nhà xuất bản phản hồi lại người dùng về những chỉnh sửa này sau khi đã làm hài lòng khách hàng, thì mới tiến hành in ấn. Bản in bông thường là bản đề mô bằng giấy thật. Tuy nhiên, vì một phần chi phí tốn kém và ghi chú bằng tay về những chỗ chỉnh sửa, đặc biệt vất vả cho việc rà soát lại những phản hồi của khách hàng cho nên hình thức này không được nhiều nhà in hiện đại tin dùng.
Ký bông hay kí duyệt bản bông là quá trình khách hàng đi kiểm tra lại bản bông và xác nhận rằng bản đó đủ tiêu chuẩn để nhà xuất bản tiến hành in. Thật ra quá trình này cần cần kì hơn bạn tưởng. Bởi lẽ, nếu xem xét qua loa và phản hồi, đến khi in ra thì không thể thay đổi được nữa mà chi phí lại tốn kém. Vậy nêm trước khi đi ký bông, bạn cần bỏ túi một vài kinh nghiệm xương máu sau đây.
3.1. Xem lại chi tiết về thiết kế
Song song với nội dung bên trong, diện mạo bên ngoài của ngoài của ấn phẩm cũng đóng vai trò quan trọng. Cho nên hãy kiểm tra quá trình này thật tỉ mỉ bằng cách mở thiết kế ra và xem xét xem bản bông đó có phản ánh lại được những yêu cầu và mong muốn của mình không. Có thể trong quá trình làm việc, họ không để ý và sót thông tin. Hãy check lại và để bên bộ phận thiết kế bổ sung cho thật ưng ý trước khi ký duyệt nhé.
3.2. Chuẩn bị bảng màu
Màu sắc trên bản bông cũng sẽ quyết định đến khi ra lò màu sắc ấn phẩm của bạn sẽ trông như thế nào. Khi có bảng màu trên tay, bạn sẽ soi xét và nhìn ra được xưởng in, nhà xuất bản có sử dụng các màu mè trên thiết kế của bạn hay không. Dĩ nhiên, bản thân khách hàng cũng phải nhớ chính xác các thông số màu của mình để xét. Nếu như cảm thấy hơi khó khăn về quá trình này thì hãy đề nghị nhà xuất bản pha màu cho bạn nhé.
Bên cạnh việc chuẩn bị bảng màu thì sẽ là cần thiết nếu bạn áp dụng thêm cả kính soi tram. Bạn biết đấy, khi in hình ảnh sẽ được in dưới dạng những chấm to, chấm nhỏ khác nhau. Nếu bằng các chấm nhỏ nhiều hơn, thì thiết kế đó sáng hơn, nếu các chấm này to thì vùng đó tối hơn. Khi soi dưới kính, bạn có thể nhìn ra được độ lệch màu của bản bông so với thiết kế gốc. Trong tình huống này, đừng ngại ngùng yêu cầu họ sửa lại màu sắc trước khi in nhé.
Trên đây chính là những thông tin đầy đủ giúp bạn có thể giải mã được câu hỏi bản bông là gì chính xác nhất. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với các bạn và giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong quá trình xem xét bản bông và ký duyệt nhé.
Các loại giấy in sách
Bên cạnh bản bông, bạn có thể tham khảo về các loại giấy in sách phù hợp ngay trong bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận