
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Bích Phượng
Khi bán hàng không có hóa đơn đầu vào, người bán sẽ phải chịu những quy chế xử lý dưới góc độ pháp lý. Vậy hình thức xử lý cho vấn đề này được thể hiện ra sao? Với hy vọng có thể cùng người bán hàng đồng hành và chia sẻ những kinh nghiệm quý giá nhất trong hoạt động kinh doanh, Phượng sẽ đem tới cho độc giả đang quan tâm vấn đề này những kiến thức hữu ích, cần thiết để cùng bạn khởi sự kinh doanh buôn bán thuận lợi, không vi phạm vào các điều khoản quy định trên phương diện luật pháp.
Thông thường, luật lệ kinh doanh có quy định đa số các trường hợp bán hàng đều phải có hóa đơn bán hàng, cần xuất ra và đưa đến khách hàng. Nếu doanh nghiệp không tuân thủ thì sẽ phải chịu trách nhiệm và phải chịu xử phạt phạt quy định. Nhưng bạn có tò mò liệu có “chừa” một trường hợp nào đó cũng kinh doanh buôn bán mà không cần phải xuất hóa đơn bán hàng?
Câu hỏi này được đặt ra khá hợp lý vì trên thực tế, không phải ngành hàng kinh doanh nào cũng phải xuất hóa đơn. Vì vậy, nếu bước vào con đường kinh doanh, bạn nhất định phải biết được trường hợp nào sẽ phải cung cấp hóa đơn đầu vào và trường hợp nào thì không. Sau đây sẽ là một số trường hợp không cần lập hóa đơn đầu vào mà dân kinh doanh phải biết.
Căn cứ vào điều 18 của Thông tư số 39 ban hành bởi Bộ Tài Chính, cụ thể tại Khoản 1, việc bán hàng hay bán dịch vụ có giá trị thanh toán tổng chưa tới 200.000 đồng thì sẽ không cần phải lập hóa đơn đầu vào. Chỉ trừ khi từ phía người mua đưa ra yêu cầu phải lập và gửi hóa đơn cho họ. Còn dưới góc độ pháp lý, nếu người bán không xuất hóa đơn mà người mua cũng chẳng đòi hỏi thì sẽ không phải chịu bất cứ hình thức xử lý theo quy định.
Trong những trường hợp này tuy không cần xuất hóa đơn đầu vào thế nhưng phía người bán sẽ cần lập Bảng kê bán lẻ chi tiết đối với dịch vụ, hàng hóa.
Thêm một trường hợp khác mà người bán hàng sẽ không cần xuất hóa đơn đó là khi hàng hóa sau xuất kho lại được luân chuyển trong khu vực nội bộ và được sử dụng cho mục đích tiêu dùng nội bộ như phục vụ sản xuất nội bộ thì sẽ không cần lập hóa đơn bán hàng. Đây là trường hợp đã được quy định rõ tại điều số 3, khoản 7 của Thông tư 26 do Bộ Tài Chính ban hành.
Như thế, trong tất cả, chỉ có hai trường hợp vừa nêu sẽ không phải xuất hóa đơn đầu vào. Ngoài ra, tất cả các trường hợp còn lại đều cần thực hiện nghiêm chỉnh nguyên tắc bán hàng xuất hóa đơn theo đúng quy định. Nếu không tuân thủ, bạn sẽ phải chịu trách nhiệm và chịu hành thức xử phạt cho quy định bán hàng không có hóa đơn đầu vào. Mức xử lý như thế nào? Hãy đọc tiếp nội dung sau đây để tìm hiểu nhé.
Trước tiên, mức xử phạt cho trường hợp cố ý không lập hóa đơn sẽ căn cứ vào Điều 24 và Điều 17của Nghị định số 125 do Chính phủ ban hành. Trong đó:
Tại Điều 24 (Khoản 5) của Nghị định này, mức phạt tiền đối với các hành vi không lập hóa đơn khi bán ra sản phẩm, dịch vụ có giá trị tính từ 200.000 VNĐ trở lên là 10 đến 20 triệu đồng. Bên cạnh xử phạt về mặt hành chính thì các cá nhân, tổ chức kinh doanh này cũng sẽ phải tiếp tục thực hiện việc lập hóa đơn đầy đủ và gửi cho khách mua hàng.
Tại Điều 17 quy định, nếu trường hợp người bán không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn nhưng không trung thực, ghi giá trị của hàng hóa bán ra nhỏ hơn giá trị thực tế thanh toán cho khách thì sẽ bị kết luận là một hành vi trốn thuế. Chắc chắn hình thức xử lý trường hợp này sẽ không đơn giản dừng lại ở mức xử phạt hành chính thông thường. Vậy pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với người không xuất hóa đơn trung thực hoặc không xuất hóa đơn có biểu hiện của hành vi trốn thuế?
Điều 17 quy định về hình thức xử phát đối với hành vi trốn thuế với nội dung cụ thể như sau:
Thứ nhất, người có hành vi trốn thuế khi không xuất hóa đơn có giá trị thanh toán hàng hóa, dịch vụ lớn trên 200.000 VNĐ hoặc xuất hóa đơn không trung thực thì sẽ bị phạt tiền bằng số tiền thuế đã trốn và có một tình tiết giảm nhẹ.
Thứ hai, phạt tiền bằng 1,5 lần số tiền đã trốn thuế khi đối tượng không có tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng.
Thứ ba, phạt tiền bằng 2 lần số tiền trốn không đóng thuế với trường hợp có một tình tiết tăng nặng.
Thứ tư, phạt tiền bằng 2,5 lần số tiền đã trốn không đóng thuế khi đối tượng có tới hai tình tiết tăng nặng.
Thứ năm, phạt tiền bằng 3 lần số tiền đã trốn nếu đối tượng vi phạm có từ ba tình tiết tăng nặng.
Đi kèm với mức xử phạt hành chính thì các đối tượng bán hàng không có hóa đơn đầu vào thực hiện hành vi trốn thuế sẽ còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu khác để khắc phục hậu quả. Các biện pháp khắc phục này gồm: bắt buộc nộp lại đầy đủ vào ngân sách Nhà nước số thuế đã trốn, điều chỉnh lại số thuế và số lỗ được khấu trừ, ...
Việc kinh doanh có rất nhiều ràng buộc và những ràng buộc lớn nhất liên quan tới pháp luật. Chính vì thế, bạn cần phải nắm rõ luật kinh doanh ngay từ khi mới khởi nghiệp buôn bán. Có rất nhiều điều cần phải chú ý nhưng những vấn đề liên quan đến thuế, trách nhiệm đóng thuế thì càng phải cẩn trọng hơn nhiều. Hóa đơn với việc xuất ra cho khách hàng là một phần được quy định trong luật kinh doanh và cũng có liên quan trực tiếp tới thuế Nhà nước.
Để không rơi vào tình huống gánh trách nhiệm pháp lý mà đến bản thân bạn cũng không hề hay biết thì chú ý tìm hiểu rõ luật trước tiên. Ghi lại rõ ràng các quy định liên quan tới hóa đơn và việc xuất hóa đơn.
Tuy nhiên, dù có hiểu rõ hay chưa thực sự nắm chắc luật pháp cho vấn đề này thì thứ quyết định nhiều hơn cả vẫn chính là sự thành thật. Việc bán hàng không có hóa đơn đầu vào hay có thứ giấy tờ quan trọng này và cách để nó được xuất hiện hoàn toàn do bạn quyết định. Vì vậy, đừng cố biến mình trở thành một người kém hiểu biết hoặc là một “gian thương” để có thể kiếm lời cao. Những hậu quả bạn phải gánh lấy sẽ rất nặng nề.
Nếu cảm thấy áp lực với hoạt động kinh doanh hiện tại và chưa biết làm sao để quản lý hóa đơn bán hàng hiệu quả thì bạn hãy sử dụng phần mềm quản lý hóa đơn tại timviec365.vn nhé. Phần mềm này với sự tích hợp các tính năng ưu việt từ phương thức thanh toán tối ưu cho đến việc quản lý thông tin chính xác từng sản phẩm/dịch vụ chắc chắn sẽ trở thành một trợ thủ đắc lực để bạn không phải lo lắng vì xuất hóa đơn sai hoặc thiếu.
Như vậy, qua bài viết này, Phượng tìn rằng, những thông tin mà Phượng chia sẻ sẽ có rất nhiều người cần và hiểu rõ được rằng khi bán hàng không có hóa đơn đầu vào thì bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm về pháp lý vậy nên hãy luôn thận trọng và là mộ người buôn bán uy tín, trung thực. Trên con đường kinh doanh luôn có những bụi gai lớn, nếu bạn không khéo léo và nắm rõ quy tắc để vượt qua chúng thì bụi gai sẽ làm bạn bị thương mà chẳng thể tiếp tục bước đi được nữa. Vậy nên hãy luôn thận trọng và hiểu biết để tránh những rủi ro không đáng có nhé.
Phân biệt giữa hai loại hóa đơn trong kinh doanh: hóa đơn bán hàng - hóa đơn GTGT
Sự khác biệt giữa hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng được thể hiện như thế nào? Dù cùng được dùng trong vai trò là hóa đơn thể hiện các giá trị liên quan tới hàng hóa nhưng đây lại là hai loại giấy tờ khác nhau. Nếu như bạn không thể phân biết chúng trong quá trình sử dụng thì sẽ dễ sử dụng nhầm lẫn và gây ra những hậu quả không lường về cả phía khách hàng cũng như trên phương diện pháp lý. Vì vậy, khi kinh doanh, nhất định phải tìm hiểu rõ về hai loại hóa đơn này nhé. Học cách phân biệt chúng rõ ràng qua bài viết dưới đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận