Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bạn nghĩ gì về hội chứng nghỉ việc mỗi khi bị sếp la mắng?

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Có thể nói cứ mỗi khi bị sếp mắng là nghỉ việc chính là một hội chứng nguy hiểm không chỉ dành cho bản thân người nhân viên đó mà còn là gây ảnh hưởng cho doanh nghiệp có những người nhân viên như vậy. Vậy thì khi nào bạn mới nên nghỉ việc, liệu có nên biến hành vi nghỉ việc của mình trở thành một hội chứng không tốt hay không? Và đâu là lý do khiến cho bạn mắc phải hội chứng này. Hãy theo dõi bài viết này của chúng tôi để có thể biết rõ bản thân mình nên làm gì mỗi khi bị sếp mắng: nghỉ việc hay là có một cách ứng xử thông minh hơn?

Sau khi thực hiện một dự án và kết quả không thành công như những gì bạn mong muốn, nhiệm vụ việc làm không được đi theo đúng kế hoạch, lúc đó nhân viên sẽ thường phải chịu cảnh bị sếp, cấp trên la mắng. Đương nhiên khó có thể vượt qua được những cảm xúc tiêu cực ngay sau lời khiển trách , nhất là khi sếp buông những lời la mắng thậm tệ, bạn sẽ cảm thấy vô cùng xấu hổ, uất ức và tủi nhục, ... và cuối cùng chính là đưa ra những quyết định nghỉ việc. Và vô hình chung, nghỉ việc vì lý do bị sếp la mắng đã trở thành một hội chứng đối với dân văn phòng thời hiện đại. Liệu có phải bởi họ có cái tôi quá lớn, do họ được hưởng thụ một chế độ giáo dục mới hay vì bất cứ lý do gì để đi tới quyết định nghỉ việc như vậy?

Công ty tuyển dụng việc làm

1. Tìm hiểu rõ nguyên nhân của những “cơn bão” đến từ sếp

Bị trách mắng ở trong chuyện công việc vốn là một điều hết sức bình thường mà nó có thể diễn ra hàng ngày như cơm bữa ở bất cứ văn phòng làm việc nào. Có hàng tá những lý do để khiến cho các bạn bị sếp quát tháo, mắng mỏ ở nơi công sở. Chẳng hạn một vài lý do điển hình như do sếp tức giận một việc gì đó mà giận cá chém phải thớt, sếp bị áp lực và quá căng thẳng trong công việc, do tính cách sĩ diện cá nhân, do không có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ một cách chuyên nghiệp,... Tuy nhiên, có thể tìm hiểu sâu hơn nữa, những lý do nhỏ nhặt như trên chưa đủ “độ” để khiến cho nhân viên nghỉ việc ngay sau khi bị “ăn mắng” từ sếp. Thực sự, chúng ta có thể nói tới 2 lý do chính này có thể dẫn bạn đến với nhứng cơn bão nổi lên giữa sêp và bạn.

Khi có quá nhiều áp lực công việc tới từ cấp trên. Ở mỗi công ty, nó mang theo hình thái của một xã hội thu nhỏ vậy. Mỗi cá nhân sẽ có những nét tính cách khác nhau. Hơn nữa, tại môi trường công sở thứ nhạy cảm nhất và thường làm cho chúng ta rơi vào tình huống khó xử đó chính là mối quan hệ cấp bậc. Khi có áp lực từ người sếp như áp lực về doanh thu, về chỉ tiêu, ... đương nhiên như một thói quen quán tính vậy, không còn một cách nào khác giúp cho họ xả stress và tăng lên hiệu quả công việc như những điều được định hình trong kế hoạch từ cấp cao hơn đó chính là đốc thúc, thậm chí là phải la mắng nhân viên thật nhiều để có thể dễ dàng hơn đối với việc thực hiện đạt chỉ tiêu, vui hơn nữa là vượt chỉ tiêu được giao phó. Những áp lực vô cùng lớn được đi theo những kế hoạch quy định từ trên ban xuống thường sẽ khiến cho sếp có thể gây ra áp lực ngược lại đối với nhân viên bất cứ khi nào.

Lý do nghỉ việc khi bị sếp mắng

Nguyên nhân thứ hai, khi mà sự là mắng đã trở thành thói quen và vô hình chung trở thành sở thích của sếp thì sao nhỉ? Có nhiều người sếp nóng tính hoặc do sĩ diện mà luôn muốn lên mặt, luôn luôn tìm cách đổ lỗi cho một người nào đó mỗi khi mà công việc không được thuận lợi, họ đã chẳng ngần ngại mà buông ra những lời khiển trách, la măng nhân viên ầm ĩ trước mắt đồng nghiệp mỗi khi người nhân viên đó không hoàn thành nhiệm vụ hay không thực hiện nhiệm vụ như những gì mà bản thân họ mong muốn. Thậm chí tồi tệ hơn là chính bản thân người sếp đó đã sai sót nhưng mà nhất quyết không nhận và đổ lên đầu nhân viên với suy nghĩ đó là điều đương nhiên, đơn giản vì họ chính là sếp. Và có một điều chắc chắn đối với chúng ta đó là phải làm việc cùng với những người cấp trên chỉ ưa la mắng và coi việc mắng những là chuyện cơm bữa thì chẳng dễ chịu một chút nào cả. Khi áp lực quá và cảm thấy lòng tự trọng của mình bị tổn thương nghiêm trọng rất có thể chúng ta sẽ không ngần ngại mà đưa ra quyết định nghỉ việc.

2. Vậy nghỉ việc liệu có phải là một giải pháp thực sự không ngoan hay không?

Mặc dù trong thân phận của người làm nhân viên chúng ta đều biết rõ một điều, trong môi trường làm việc công sở, chuyện vị ăn mắng vốn đã trở nên rất đỗi bình thường. Trừ một vài trường hợp do người nhân viên thực sự mắc lỗi thì những trận bão đến từ miệng của sếp có thể trách mắng sai hay là vô cớ giận cá chém thớt mà trút giận lên nhân viên cũng là điều có thể nhưng hậu quả là để lại cho họ những trạng thái tâm lý vô cùng tồi tệ. Đứng trước những lời trách mắng thiếu suy nghĩ như vậy chắc chắn đa số chúng ta đều cảm thấy rất xấu hổ và tự thấy giá trị của bản thân mình đã bị giảm sút trầm trọng sau những lời quát tháo to tiếng của sếp. Và hiện nay, có thể gọi là xu thế cũng được, những người nhân viên bị tổn thương lòng tự trong sau lời mắng nhiếc của sếp thường có xu hướng mắc phải hội chứng nghỉ việc, việc họ sẽ làm ngay sau lời mắng mỏ thậm tệ của sếp đó chính là điền vào  mẫu đơn xin nghỉ việc và gửi ngay cho sếp. Có thể bắt nguồn từ sự chán nản và thực sự suy sụp về tinh thần cho nên mới dẫn tới quyết định nghỉ việc đó.

Đây vốn là điều hết sức dễ hiểu thôi, bởi vì trong tính cách của con người Việt Nam, lòng tự trong là một yếu tố vô cùng quý giá đối với mỗi người. Họ có thể đánh mất một vài thứ nhưng nhất định không thể đánh mất đi  lòng tự trọng của mình. Ở trong môi tường văn phòng công sở, nhất là ở trong những công ty nước ngoài, mỗi khi bị sếp la mắng thì người nhân viên thường sẽ đeo theo nỗi ám ảnh của sự phân biệt đối xử. Họ sẽ nghĩ bởi vì mình chỉ là một kẻ làm thuê thấp cổ bé họng nên không được sếp coi trọng, tôn trọng. Với nỗi tự ái này mà rất dễ dàng để hình thành ngay trong họ quyết định theo sự cảm tính. Nhưng nghỉ việc liệu có nên chọn làm giải pháp. Trước khi tính đến chuyện thực hiện quyết định này tại sao bạn lại không tự tìm cho mình những cách để vượt thoát ra nó theo chiều hướng cứu vãn nhỉ. Chúng ta đã được biết tới 5 gợi ý hay giúp bạn ứng xử khi sếp trách mắng vậy thì chẳng có lý do gì để bạn không thử sức vượt qua nỗi ám ảnh và cứu vãn lại cho mình lòng tự trong cao quý bằng giải pháp khôn ngoan khéo léo.

>>> Xem thêm:  Có nên nghỉ việc hay không khi bạn bị sếp ghét?

Việc làm cơ khí - chế tạo

3. Những cách để đánh bại hội chứng nghỉ việc

3.1. Đừng để bị chi phối bởi cảm xúc khi đối diện với những quyết định quan trọng

Nghỉ việc là do đâu? Vì sếp mắng?

Theo như thông thường thì bất cứ quyết định nào được đưa ra tại thời điểm bị sếp trách mắng đều không thực sự chính xác. Nó sẽ mang tới cho chúng ta những thiệt thòi lớn. Tốt nhất, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh trước tiên. Nếu như không làm được điều đó thì chắc chắn sau này chính bạn cũng sẽ phải cảm thấy hối hận về những quyết định mà bản thân mình đã đưa ra trong lúc nóng giận.

3.2. Bình tĩnh và mềm mỏng – phương án giải quyết vấn đề khéo léo nhất

Hãy rà soát chặt chẽ tất cả mọi việc mà bạn đã làm khiến cho người sếp của mình bị phật lòng. Đồng thời bạn có thể tham khảo những ý kiến của những người đồng nghiệp đã dày dặn kinh nghiệm làm việc với sếp và thâm niên trong công ty. Với việc này bạn sẽ có thể dễ dàng thích nghi đối với tính cách cũng như phương pháp làm việc của sếp. Hãy làm điều này ngay sau khi trận bão của sếp được nổ ra để kịp thời ngăn chặn những quyết định nóng vội và sai lầm. Nên nhớ rằng, trong tất cả trường hợp, dù ngặt nghèo thì cũng sẽ có cách giải quyết riêng của nó, nhưng chỉ cần phải có đủ bản lĩnh để bình tĩnh và khôn khéo mà thôi.

>>> Đọc thêm: Click để xem ngay những việc làm trợ lý tại Đà Nẵng hot nhất không thể bỏ qua.

3.3. Tìm hiểu kỹ hơn về sếp để chuẩn đúng bệnh và bốc đúng thuốc

Việc tìm hiểu về sếp chẳng khác nào bạn đang thực hiện thành công lời răn dạy Biết người biết mình, ắt sẽ trăm trận trăm thắng. Vì bạn không hiểu nhiều về sếp nên đã vội quy chụp cho những lời trách mắng của sếp chính là thể hiện sự căm ghét bạn. Thế cho nên, khi hiểu hơn về sếp rồi thì có lẽ bạn sẽ làm chủ được chính thái độ , tâm trạng và cả những lời khiển trách của sếp.

Nếu như sếp bạn thuộc vào kiểu người có tính xét nét và thích bắt lỗi, vậy bạn sẽ ứng xử như thế nào? Cách tốt nhất là bạn hãy hoàn thành nhiệm vụ công việc thật tốt và hoàn thành chúng đúng thời hạn. Hãy nhớ các điều mà người quản lý coi là lỗi của bạn để tránh chúng khi hành động.

Nếu sếp bạn là người thường xuyên giận cá chém thớt. Vậy phải xử trí sao? Lúc này bạn chỉ còn cách là tập trung cho việc quan sát và suy ngẫm kỹ để tìm đường lựa mà né đi khi sếp bắt đầu bốc hỏa. Còn phải quan sát thật kỹ và nằm lòng những biểu hiện chuẩn bị sếp nổi cơn thịnh nộ mà tránh đi kịp thời. Bạn chỉ nên vào trong phòng sếp khi thấy thái độ bực bội của sếp đã tan biến hẳn đi trên khuôn mặt.

Nếu như sếp của bạn là người độc tài. Không có gì khó khăn cả. Bạn hoàn toàn có thể góp ý cho sếp khi mà bạn thấy họ thực sự thoải mái tinh thần, vui vẻ và bình tĩnh. Có thể giờ ăn trưa hoặc là sau khi tan sở buổi chiều chính alf quỹ thời gian vô cùng thuận lợi để cho bạn có được cơ hội mà gần gũi hơn với sếp, dễ dàng để trò chuyện cùng với họ. Trước khi đưa ra lời góp ý hãy chủ động gợi mở vấn đề và lắng nghe những lời tâm sự thực lòng của sếp. Việc chia sẻ những điều trong công việc bao gồm cả trạng thái tâm lý với công việc sẽ khiến cho mối quan hệ giữa bạn và sếp trở nên gắn bó, gần gũi hơn cả, sếp sẽ có thêm thiện cảm đối với bạn.

Vì sao Nghỉ việc

Nói chung mỗi khi sếp của bạn lớn tiếng, biết rằng sẽ thật khó cho chúng ta để có thể giải quyết vấn đề bằng lý trí. Tuy vậy , bạn cần phải thật bình tĩnh vì đó là chìa khóa của mọi vấn đề và mọi hướng quyết định sau này. Đừng bao giờ đưa ra thái độ phản ứng lại gay gắt sau khi bị mắng vì như vậy bạn có thể sẽ đánh đổi bằng cả công việc của bản thân mình. Chủ động nghỉ việc lại là một quyết định sai lầm hơn nữa và nó chứng tỏ bạn không có được khả năng giải quyết vấn đề. Vậy thì dù ở môi trường nào cũng vậy, bạn đều dễ dàng chấp nhận thất bại với hội chứng nghỉ việc này mà thôi.

Việc làm kế toán - kiểm toán

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;