
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Lại Trang
Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công gồm có những nội dung gì? có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống xây dựng. Chúng ta hãy cùng tham khảo ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng đã kéo theo sự mọc lên của hàng loạt những công trình xây dựng trên mọi miền đất nước.
Trong con mắt của những người ngoại đạo, mỗi công trình được thai nghén từ quá trình khảo sát, xây dựng và hoàn thành sẽ bước ngay vào giai đoạn nghiệm thu và sử dụng. Tuy nhiên, với những người trong ngành, quá trình từ hoàn thiện để đưa vào bán, sử dụng bắt buộc là một quy trình nghiệm thu chất lượng gồm nhiều bước mà trong đó, bước tạo lập báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công đóng vai trò quan trọng nhất.
Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công có thể hiểu một cách đơn giản chính là một tài liệu, văn bản được đơn vị thi công, chủ đầu tư tạo lập gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư với mục đích thông báo và báo cáo về tiến độ và tình hình hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng cụ thể. Chi tiết về trách nhiệm pháp lý của chủ đầu tư trong vấn đề lập báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công được quy định cụ thể trong khoản 2 điều 68 Luật xây dựng 2014. Sau quá trình gửi báo cáo, đơn vị, cơ quan chuyên môn có thẩm quyền sẽ đọc báo cáo, rà soát các nội dung sau đó cho tổ chức nghiệm thu lại kết quả của công trình đã hoàn thành.
Nếu công trình đạt các tiêu chuẩn về tất cả các hạng mục, vấn đề về an toàn thì mới chính thức đưa vào sử dụng. Đóng vai trò như một tổng kết, mẫu báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công đồng thời là văn bản xác nhận thành quả sau một quãng thời gian cố gắng của lực lượng thi công theo đúng hợp đồng xây dựng như ban đầu. Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công giúp các cơ quan có thẩm quyền có một cái nhìn rõ nhất về những kết quả thi công và trách nhiệm của chủ đầu tư.
Đây đồng thời là tài liệu có tính pháp lý để lưu trữ hoặc mang ra đối chất và yêu cầu sửa chữa, thay đổi các hạng mục trong công trình đã hoàn thành khi kết quả nghiệm thu lần hai của cơ quan có thẩm quyền khác với báo cáo ban đầu. Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công là một trong những tài liệu quan trọng và được sử dụng phổ biến khi tất cả các hạng mục của công trình đi vào giai đoạn nước rút với những vai trò lớn được đề cập trong nội dung sau đây.
Thứ nhất, báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công chính là cơ sở để đơn vị nghiệm thu sau này tiến hành nghiệm thu từng hạng mục, từng giai đoạn để kết luận công trình đó đã thực sự đủ kiều kiện để đi vào sử dụng được hay không.
Thứ hai, tài liệu này còn là căn cứ để quyết toán tất cả các khoản và phục vụ cho công tác kiểm toán của các cơ quan có thẩm quyền.
Vai trò thứ ba của báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công là giúp cho người khai thác sử dụng đặc biệt là bộ phận quản lý trực tiếp công trình nắm rõ được nắm được cấu tạo, thực trạng của công trình như thế nào nhằm mục đích đưa vào sử dụng đúng với khả năng của công trình và có những phương án trùng tu, sửa chữa đúng đắn giúp công trình bền vững theo thời gian.
Thông qua báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công, các cơ quan liên quan dễ tìm lại những số liệu quan trọng của công trình đã xây dựng một cách tổng hợp dễ hiểu. Đây chính là cơ sở để thiết kế các phương án bảo vệ công trình phù hợp nhất đồng thời là tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình nâng cấp, cải tạo, mở rộng công trình đúng quy chuẩn.
Vậy báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công có những nội dung gì và triển khai ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn trong nội dung dưới đây nhé.
Để có một bản báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công chuẩn chỉnh chuyên nghiệp, bạn cần đảm bảo cho mình những nội dung sau đây nhé.
Đầu tiên, báo cáo cần phải đề cập đến quy mô của công trình. Công trình này to hay nhỏ, có diện tích cụ thể là bao nhiêu, đặt ở địa chỉ nào, diện tích của những hạng mục lớn đều phải được thể hiện một cách chi tiết, chính xác.
Nội dung thứ hai, bạn cần đảm bảo chính là mô tả chi tiết về công năng chính của công trình nói chung và công năng của các hạng mục. Cùng với đó là đánh giá về độ phù hợp của quy mô và công năng của những hạng mục này đối chiếu với những nội dung tương ứng xuất hiện trong giấy phép xây dựng. Song song với đánh giá này chính là những thông tin về những chỉ dẫn kỹ thuật, các biện pháp thi công, phương án đảm bảo an toàn đã được phê duyệt, thông tin về thiết kế xây dựng đến các tiêu chuẩn kỹ thuật đã được áp dụng cho công trình.
Trong báo cáo hoàn thành công trình cũng đề cập đến những đánh giá về năng lực của chủ đầu, tiến độ, các công tác tổ chức thi công và vấn đề an toàn lao động và an toàn sử dụng của công trình, lời nhận xét về các thí nghiệm, phân tích, đánh giá về vấn đề vật liệu trong xây dựng và các thiết bị được lắp đặt trong công trình cũng như công tác tổ chức, kết quả kiểm định nếu có.
Các thay đổi về thiết cấu công trình trong quá trình thi công, các tồn tại, khuyết điểm, các sự cố xảy ra trong công trình, các nguyên nhân và phương hướng khắc phục, độ phù hợp của các hồ sơ quản lý chất lượng, quy trình vận hành và quy trình về bảo trì công trình cùng với đó là các điều kiện nghiệm thu, hoàn thành gói thầu của từng giai đoạn, hạng mục.
Về cơ bản, đóng vai trò là một văn bản tổng kết cho nên số lượng nội dung trong báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công khá nhiều. Tuy nhiên, căn cứ vào từng công trình khác nhau mà có thể trình bày trong báo cáo hoặc không. Nên bạn có thể linh hoạt nhé. Còn về hình thức để trình bày báo cáo hoàn thành công trình bạn có thể làm theo những hướng dẫn dưới đây.
Là một tài liệu văn phòng thông dụng được sử dụng trong đời sống xây dựng cho nên việc lập Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công không quá khác biệt. Bạn có thể trình bày theo những hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé.
Quốc hiệu, tiêu ngữ sẽ được bôi đậm và nằm ở bên phải. Trong khi đó tên doanh nghiệp là đơn vị, công ty chịu trách nhiệm thi công sẽ nằm ở phía bên trái. Đặt dưới quốc hiệu tiêu ngữ là địa điểm, thời gian lập báo cáo. Bạn có thể viết bằng chữ in hoa nhé.
Tên của báo cáo sẽ là nội dung tiếp theo. Bạn lưu ý căn giữa và viết in hoa và bôi đậm, ví dụ như: BÁO CÁO HOÀN THÀNH THI CÔNG XÂY DỰNG HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH, CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG.
Dưới tên văn bản và trước khi đi trình bày nội dung đã kể trên, bạn sẽ đi vào trình bày thêm một mục kính gửi: Trong nội dung kính gửi sẽ đề cập đến tên đại diện hoặc tên cơ quan có thẩm quyền nghiệm thu công trình. Nội dung này thường viết thường, để in đậm.
Để mở đầu cho mục liệt kê các nội dung chính trong báo cáo, bạn có thể bắt đầu bằng câu “Chủ đầu tư…. báo cáo kết quả nghiệm thu hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng với các nội dung sau.”
Để đảm bảo được yếu tố rõ ràng và dễ nhìn, người lập báo cáo cần thiết đánh số các nội dung nhé.
Dưới những nội dung này, đơn vị thi công sẽ trình bày cam kết của mình và lời đề nghị chủ đầu đầu tư tiến hành nghiệm thu. Phần cam kết và lời đề nghị này, bạn có thể triển khai thành hai đến ba dòng theo mẫu sau đây nhé.
“Chủ đầu tư cam kết đã tổ chức thi công xây dựng theo đúng hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt, giấy phép xây dựng (hoặc căn cứ miễn phép theo quy định của pháp luật); tập hợp hồ sơ hoàn thành công trình đầy đủ và tổ chức nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo đúng quy định của pháp luật. Đề nghị Chủ đầu tư…. tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng theo thẩm quyền./.
Cuối văn bản là xác nhận qua chữ ký, họ tên và dấu của đơn vị thi công. Mục này nằm ở bên phải như văn bản thông thường. Nơi lưu báo cáo sẽ nằm ở bên trái. Ngoài ra, những ghi chú đặc biệt thể hiện trong văn bản trên sẽ được giải thích kỹ càng bên dưới để người nhận báo cáo nắm rõ.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây xoay quanh Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn trong quá trình kết hợp với phần mềm quản lý dự án đầu tư xây dựng Bên cạnh những nội dung này, bạn có thể tham khảo thêm mẫu Báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công sau đây và tải về nhé.
Tải xuống ngay
Mẫu báo cáo giám sát thi công
Bên cạnh mẫu báo cáo hoàn thành công trình của đơn vị thi công, bạn có thể tham khảo ngay mẫu báo cáo giám sát thi công ngay trong bài viết sau đây nhé.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận