Tác giả: Hoàng Thúy Nga
Lần cập nhật gần nhất: ngày 05 tháng 08 năm 2024
Trong các doanh nghiệp hiện nay không thể thiếu việc phân tích tài sản. Phân tích tài sản đóng vai trò như là công cụ giúp các doanh nghiệp sớm phát hiện ra những vấn đề còn tồn tại trong doanh nghiệp. Vậy phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp ra sao? Xem ngay bài viết dưới đây và cùng timviec365.vn tìm hiểu về cách phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp nhé!
Cơ cấu tài sản (trong tiếng Anh là assets structure) là tỷ trọng tất cả các loại tài sản mà công ty, doanh nghiệp đang nắm giữ, được thể hiện trong bảng tổng kết tài sản của công ty.
Tùy thuộc vào ngành nghề và phương thức hoạt động của doanh nghiệp mà số cơ cấu tải sản trong từng doanh nghiệp sẽ khác nhau. Ví dụ như các doanh nghiệp lớn và hiện đại sẽ có tỷ trọng tài sản cố định cao hơn các doanh nghiệp nhỏ lẻ, ngược lại những doanh nghiệp bán lẻ sẽ có tỷ trọng của tài sản lưu động lớn hơn.
Việc nắm rõ và hiểu rõ được cơ cấu tài sản giúp giám đốc doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn và chính xác hơn về các nguồn tài chính hợp lý, đặc biệt như trong việc cân đối giữa nợ ngắn hạn cùng với dài hạn. Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm quản lý tài sản để dễ dàng trong việc quản lý các tài sản của doanh nghiệp.
Cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp có rất nhiều mục đích, tuy nhiên sẽ có 3 mục đích chính, cụ thể như sau:
Khi phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp, doanh nghiệp đó sẽ biết được cách để giảm thiểu các rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Từ đó, sẽ đưa ra quyết định thích hợp dựa vào việc đánh giá sự hợp lý trong quá trình thay đổi các kết cấu của tài sản.
Chủ nợ thông qua việc phân tích cơ cấu tài sản mới có thể đưa ra quyết định cho doanh nghiệp vay vốn. Nếu cơ cấu tài sản của doanh nghiệp hợp lý, chủ nợ sẽ suy nghĩ và đưa ra quyết định xem nên cho vay bao nhiêu và trong khoảng thời gian bao lâu. Từ đó, chủ nợ đánh giá thông qua việc sử dụng vốn của doanh nghiệp đó có đúng mục đích và có hiệu quả hay không.
Nhà đầu tư sẽ dựa vào cơ cấu của doanh nghiệp để quyết định xem mình có nên đầu tư cho doanh nghiệp đó hay không? Nếu đầu tư thì có phát sinh lợi nhuận hay không? Lợi nhuận có đạt tối đa hay không? Có những rủi ro nào xảy ra hay không? Qua việc phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp đó, nhà đầu tư sẽ đưa ra quyết định phù hợp.
Phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp so sánh được tỷ số vốn tổng hợp của cuối kỳ so với đầu năm. Bên cạnh đó, bạn cần xem xét từng khoản vốn và tài sản của doanh nghiệp chiếm bao nhiêu trong tổng số đó để đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Công thức tính hệ số tài sản sẽ được tính như sau:
Cơ cấu tài sản doanh nghiệp = Giá trị của từng loại tài sản / Tổng tài sản doanh nghiệp
Trong đó, giá trị của từng loại tài sản bao gồm cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Dưới đây là các chỉ tiêu phân tích cơ cấu cụ thể về tài sản doanh nghiệp.
Nếu chỉ số tiền trên tổng tài sản của doanh nghiệp bạn càng cao, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng thanh toán rất tốt.
Tuy vậy nếu con số tiền/ tổng tài sản quá lớn, dẫn đến việc doanh nghiệp đó dự trữ quá nhiều tiền tài, đây có thể xem là quá lãng phí đối với nguồn vốn. Cũng bởi tiền trong cơ cấu tài sản đang dự trữ nên sẽ không thể tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo nên lợi nhuận cùng doanh thu cho doanh nghiệp.
Nếu chỉ tiêu hàng tồn kho trên tổng số tài sản của doanh nghiệp càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó tích trữ quá nhiều hàng tồn kho. Đây cũng xem là việc lãng phí nguồn vốn, bởi trên hết, vốn đang ở trong hàng tồn kho không thể quay vòng để phát sinh doanh thu cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp đó.
Tuy vậy, nếu chỉ tiêu hàng tồn kho lớn cùng có ưu điểm nhất định, đó là giúp doanh nghiệp đó tránh được tình trạng hết hàng trong kho và sẽ luôn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, sẽ không xảy ra tình trạng thiếu hàng trong kho dẫn đến mất khách.
Chỉ tiêu nợ phải thu lớn hơn tổng tài sản, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đang bị khách hàng chiếm dụng nguồn vốn của mình.
Tuy vậy, nếu nợ phải thu cao thì doanh nghiệp đó đã rất biết cách áp dụng các chính sách bán hàng linh hoạt cho khách hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu nhanh hơn.
Tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản quá cao, chứng tỏ doanh nghiệp đang có những hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình, có sự đầu tư khá ổn định trong tương lai và đòn bẩy kinh doanh tương đối cao.
Tuy vậy, nếu doanh nghiệp đó đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp là khá lớn.
Xem thêm: Phân loại các loại tài sản doanh nghiệp
Đối với cơ cấu tài sản, ngoài việc xét theo các tỷ trong đầu kỳ với cuối năm thì cần xem xét tỷ trọng đầu tư trong từng loại tài sản một để theo dõi tỷ số biến động của chúng để phân bổ một cách hợp lý hơn. Đánh giá này sẽ dựa vào tính chất kinh doanh và tình hình biến động của các bộ phận. Ngoài ra, phân tích cơ cấu tài sản giúp doanh nghiệp biết được hệ số đầu tư:
Tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệp = Giá trị tài sản cố định đã và đang đầu tư / Tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp
Trong đó, tài sản cố định đã và đang đầu tư sẽ được lấy từ các chỉ tiêu như: Tài sản cố định, chi phí xây dựng dở dang và chỉ tiêu tổng tài sản dựa vào bảng cân đối kế toán.
Cụ thể, chỉ số hệ số đầu tư sẽ phản ánh tính trạng cơ sở vật chất của doanh nghiệp và máy móc thiết bị trong doanh nghiệp đó. Đồng thời, nó cũng phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp và khả năng phát triển về lâu dài của doanh nghiệp đó.
Trị số này cũng sẽ tùy thuộc vào từng ngành kinh doanh khác nhau của doanh nghiệp. Hệ đầu tư được coi là hợp lý nếu các ngành đạt trị số như dưới đây:
- Trị số đầu tư trong ngành công nghiệp luyện kim: 0,7
- Trị số đầu tư trong ngành khai thác và chế biến dầu mỏ: 0,9
- Trị số đầu tư trong ngành công nghiệp chế biến: 0,1
Còn đối với các ngành doanh nghiệp kinh doanh và hoạt động thương mại, trị số này sẽ biến động theo từng ngành kinh doanh và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Và với việc phân tích cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp, cần xem xét biến động của từng tài sản cụ thể để đánh giá tình hình hợp lý của biến động.
Ví dụ như với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cần đảm bảo đủ số lượng hàng tồn kho để duy trì hoạt động sản xuất diễn ra liên tục, tránh tình trạng ứ đọng sản xuất. Hoặc đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, cần đảm bảo hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá cao so với tổng số hàng tồn kho.
Hy vọng rằng qua bài viết này, bạn đã biết cách phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp một cách dễ dàng nhất. Từ đó, bạn có thể phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp mình hoặc một doanh nghiệp bất kỳ nếu đầy đủ dữ liệu. Lưu ý rằng khi bạn phân tích cơ cấu tài sản, cần xem xét sự biến động của từng loại cơ cấu tài sản cụ thể, đánh giá các tỷ trọng đó cao hay là thấp so với tổng số tài sản. Từ những biến động đó để đưa ra những giải pháp cụ thể và kịp thời cho doanh nghiệp của mình.
Công ty quản lý tài sản là gì
Bạn đã biết công ty quản lý tài sản là gì hay chưa? Công ty này đóng vai trò gì và hoạt động ra sao? Click bài viết dưới đây để xem ngay những quyền hạn và nghĩa vụ của công ty quản lý tài sản nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc