Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 02 tháng 04 năm 2024
Khi làm việc gặp phải những vấn đề xích mích là chuyện rất bình thường, trong đó việc các nhân viên tẩy chay, nói xấu hay cố tình gây khó dễ cho nhau là chuyện có thể thấy ở bất kỳ doanh nghiệp nào. Là một nhà quản lý để mọi chuyện không vượt quá giới hạn bạn cần làm gì? Tham khảo thêm các kinh nghiệm quản lý khác ngay hôm nay.
Theo nghiên cứu của các doanh nghiệp lớn trên thế giới, những sức ép tâm lý dẫn tới nhiều tác hại không mong muốn đang ngày càng diễn ra phổ biến hơn ở khắp mọi nơi. Trong công việc đôi khi lợi ích làm mờ mắt người ta nên họ có những sự phân biệt giai cấp, tầng lớp với ngay chính đồng nghiệp của mình. Điều này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ công việc, sự đoàn kết của công ty, văn hóa doanh nghiệp và thậm chí là cả các phòng ban khác. Trong nhiều loại môi trường làm việc thì có lẽ môi trường công sở là nơi chứa đựng nhiều áp lực nhất. Trước khi tìm ra những cách thức phù hợp nhất để loại bỏ những áp lực không đáng có này thì chúng ta cần phải tìm hiểu cụ thể về những nguồn cơn gây ra áp lực. Nguyên nhân gây ra áp lực cũng đồng thời là các loại áp lực tại văn phòng, chắc chắn chúng ta phải đối diện hàng ngày với nó nhưng mà không hề hay biết, nếu không sớm nhận ra biểu hiện của chúng thì công việc của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn.
Chuẩn bị sẵn những kiến thức sau đây để khi ứng tuyển việc làm nhân viên hành chính văn phòng với vị trí quản lý bạn sẽ biết cách tự mình loại bỏ những áp lực vô hình không đáng có!
Nhân viên cùng đảm nhận nhiệm vụ công việc như nhau dễ sinh ra trạng thái so bì hơn thua. Đây là kiểu áp lực công việc từ việc ghen tỵ với những thành tích mà người đồng nghiệp đạt được cao hơn mình. Thông thường loại xung động này có thể là một người, một nhóm người và thường rơi vào các thành viên mới gia nhập tập thể. Trong một môi trường làm việc quen thuộc người ta thường khó chấp nhận các nhân tố mới vì họ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới mình. Vậy nên, con người thường có những hành động tẩy chay và cô lập người giỏi hơn mình.
Đây là kiểu mâu thuẫn giữa cấp trên với cấp dưới. Nó không thể hiện ngay ở ngoài công việc hàng ngày mà lại tiềm ẩn ở sự đánh giá của lãnh đạo với năng lực của nhân viên. Có thể vì người lãnh đạo thấy nhân viên có năng lực cao nên e ngại họ sẽ cướp mất vị trí của mình. Cũng có thể vì cảm thấy mình đang bị đứng trước nguy cơ mất ghế nên tự thấy áp lực hơn cho bản thân.
>>> Xem thêm: Bỏ túi ngay 5 cách cảm ơn khiến đối phương nhớ mãi
Trong công việc, chúng ta đã bàn đi bàn lại rất nhiều những câu chuyện về bí quyết về sự thành công trong sự nghiệp và hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Chẳng hạn như lương thưởng như thế nào thì hợp lý, cần tránh những yếu tố tiêu cực nào ảnh hưởng đến công việc.?... Nói chúng có rất nhiều điều để chúng ta có thể tìm hiểu. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tìm hiểu về chính bản thân mình trong công việc hay chưa? Cụ thể hơn nữa, bạn có bao giờ biết được rằng bản thân mình có những nỗi sợ nào trong công việc? Việc tìm hiểu về những nỗi sợ có thể sẽ là chiếc kim chỉ nam cho bạn biết hướng tìm kiếm đến những thành công lớn trong sự nghiệp. Hãy cùng tin viec lam tìm hiểu rõ hơn nhé.
Dựa theo những kết luận của giới chuyên gia về tâm lý, những người đang ở trong độ tuổi lao động và đang tham gia vào hoạt động làm việc sẽ có hơn 20 loại cảm xúc về lo âu khác nhau, và nó luôn thường triwcj để bất cứ khi nào con người bị áp lực chúng sẽ ngay lập tức tân công. Vậy hãy khám phá xem dân văn phòng thường có những nỗi lo nào, bạn có biểu hiện của những nỗi sợ ấy hay không?
Con số 20% được đưa ra khi nhận định về số lượng người mắc phải hội chứng sợ phải nói trước đám đông. Nơi công sở, nói trước đám đông thường là các hoạt động thuyết trình tại hội thảo, hội nghị hoặc là sự bày tỏ quan điểm, đưa ra ý kiến trong buổi họp. Thậm chí tâm lý này còn được bộc lộ ở những người không dám dứng trước đám đông, họ thường xuyên né tránh mỗi khi nhìn thấy các đồng nghiệp đứng nói chuyện với nhau theo nhóm nhiều người, có người không dám đi gặp khách hàng một mình mà thường rủ thêm đồng nghiệp đi cùng.
Có thể dễ dàng lý giải cho hiện tượng này. Chủ yếu xuất phát từ nét tính cách thiên thành khá rụt rè, nhút nhát, một con người thiếu tự tin, thường bị mắc cỡ và ngịa ngừng. Đặc biệt những người như vậy rất hay che giấu bản thân, ngại sự thể hiện. Kết quả là họ luôn cảm thấy tự ti với khả năng ăn nói không lưu loát, hoảng sợ mỗi khi có ai đó nhắc tới tên mình. Chẳng hạn như trong các cuộc họp, khi sếp muốn trưng cầu ý kiến cả nhân viên. Lúc này tâm lý của bạn sẽ là luôn nơm nớp lo sợ sếp sẽ chú ý tới mình và gọi tên mình yêu cầu cho ý kiến.
Vậy có cách nào để khắc phục tình trạng này hay không? Tất nhiên không bao giờ có đường cụt nếu như con người thực sự muốn đi tiếp. cũng giống như việc bạn ý thức được điểm yếu đó của mình và mong muốn có thể cải thiện thì mọi thứ sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực. Bạn hãy tập luyện với chính mình trước, tập đối diện với chính mình trước gương, có thể nói chuyện, có thể trình bày, thuyết trình hay đóng vai. Sau đó, hãy cố gắng nhờ tới sự trợ giúp của những người thân , bạn bè thân thiết, đồng nghiệp để tạo cùng với bạn một nhóm học giảo tiếp. Cứ như vậy, bạn sẽ càng ngày càng thích thú với việc có thể mở lòng ra với mọi người và sự giao tiếp cũng với đám đông thật thú vị.
Đối với dân văn phòng, họ thường tự đặt ra cho bản thân cái mác danh vị quá cao. Họ nghĩ rằng mình là dân tri thức, vậy làm sao có thể mù mờ về một điều gì đó. Chính vì vậ cho nên họ ngại đặt ra những câu hỏi cho bạn bè đồng nghiệp vì như vậy họ nghĩ bản thân sẽ bị đánh giá thấp, bị các bạn bè đồng nghiệp khác chê cười. Tuy vậy, bạn thực ra không hiểu dược rằng, việc đặt ra những câu hỏi hợp lý chính là gốc rễ của mọi tri thức bổ ích được khám phá.
Chẳng có ai đánh giá về bạn ngoài việc bạn đang tự đánh lừa bản thân mình. Trên thế giới này, không ai có một bồ tri thức hoàn hảo. Mỗi người sẽ có điểm mạnh và điểm còn thiếu xót với kiến thức của mình. Do đó, bạn cần phải hỏi để tiếp tục khám phá nững kiến thức mới cho mình. Còn nếu không dám hỏi và “sĩ diện hão” thì cũng có nghĩa là bạn đang tự tước đi mất cái quyền được học hỏi và mở rộng tầm nhìn của chính mình.
Có lẽ nỗi sợ gặp sếp là một điều ngày một trở nên phổ biến đối với nhân viên. Mặc dù sếp không làm gì bạn, không khắt khe, không vô lý. Ấy thế nhưng cứ hễ gặp sếp là bạn lại sợ hãi và luôn cố ý tránh mặt khi không cần thiết. Cứ nơi nào có sếp xuất hiện thì chế độ sợ hãi sếp sẽ tự động bật lên và nhân viên sẽ tránh né.
Sợ gặp sếp hay sợ sếp là hội chứng tương đương nhau. Không ít chia sẻ đã cho rằng, có những người mắc phải chứng sợ sếp luôn luôn cảm thấy thấp thỏm, nhịp tim đập nhanh, mạnh mẽ mỗi khi sếp lớn xuất hiện. Vì thế những người này thường sẽ rất sợ những cuộc họp tuần, sợ gặp riêng sếp nếu được đề nghị. Họ luôn phải đắn đo về chính bản thân mình xem có mắc phải lỗi nào đó hay không như trang phục đã phù hợp chưa, đầu tóc thế nào, có nên chào sếp khi bạn thấy họ ở bãi đỗ xe hay không. Vậy đấy, bất cứ thứ gì cũng có thể trở thành nỗi lo ngại mỗi khi gặp sếp.
Không thể khẳng định rằng con người thường sợ hãi những điều này. Mỗi người sẽ có những nỗi sợ khác nhau. Tuy nhiên, nỗi sợ không phải là vấn đề để nên bàn luận suông mà hơn tất cả mọi thứ, khi chúng ta nhắc về nỗi sợ thì chúng ta nên nghĩ tới việc bài trừ nó, đánh bại nó ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Đây mới thực sự là chân lý của cuộc sống, là mấu chốt quan trọng để các bạn có thể xông pha làm việc.
Nếu môi trường chứa áp lực trong thời gian dài thì các nhân viên rất dễ bị stress khiến cho tinh thần làm việc giảm xuống qua thời gian sẽ làm thất bại hết các kế hoạch đã đặt ra. Nếu như bạn là một dân văn phòng, bạn đang gặp phải những tình huống khó nhằn nào đó tại nơi làm việc, trong công việc. Điều này đương nhiên bạn hiểu rõ nó có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đối với công việc và tinh thần của bạn. Ở trong tư cách của một nhà quản lý thì việc kiểm soát những tác nhân gây áp lực nơi công sở được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Hãy chủ động giúp nhân viên tháo gỡ khúc mắc. Khi bạn kiểm soát được những áp lực đó thì đương nhiên, nhân viên của bạn sẽ được làm việc ở trong một môi trường phù hợp, thoải mái, có những điều kiện thuận lợi để có thể phát huy được khả năng của mình. Còn nếu như ở trong tư cách của người nhân viên, thay vì ngồi đó đợi chợi những người đứng đầu tìm ra phương pháp nào đó giúp bạn vượt qua được những áp lực thì tốt nhất bạn nên chủ động tự tìm cách “cứu lấy mình”, cứu lấy sự nghiệp của chính các bạn.
Bên cạnh đó trong các trường hợp xung đột gay gắt hơn bạn phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân để có hướng giải quyết vẹn cả đôi đường tránh làm rắc rối trở nên phức tạp hơn. Để phòng tránh hoàn toàn tình trạng áp lực nơi văn phòng các nhà lãnh đạo nên xây dựng văn hóa công ty vững mạnh, hợp lý và được phổ biến đến toàn thể nhân viên.
Bạn đã sắn sàng đè nén lỗi sợ của mình và tìm việc làm hành chính văn phòng tại Hà Nội ngay cho mình chưa. Còn rất nhiều tin tuyển dụng dành cho bạn đấy.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0973.067.853
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc