Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024
Bù trừ công nợ, biên bản bù trừ công nợ là gì đang là vấn đề được nhiều người quan tâm, để trả lời được những thắc mắc này mời quý vị cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Bù trừ công nợ là việc trao đổi hoặc giao dịch mua bán hàng hóa với nhau, trong đó cả hai đều đóng vai trò là bên mua và bên bán, lúc này họ sẽ không thanh toán bằng tiền mặt mà sẽ tính giá trị của các sản phẩm hàng hoá đó rồi bù trừ cho nhau.
Biên bản bù trừ công nợ chính là một văn bản có giá trị về mặt pháp lý chứng minh rằng hai bên đang có sự ràng buộc lẫn nhau, mục đích của việc biên bản này ra đời chính là để bảo vệ quyền lợi của hai bên khi có xảy ra tranh chấp hoặc kiện tụng.
Thuế GTGT có được khấu trừ vào các phương thức cấn trừ công nợ hay không còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Hãy xem đó là những trường hợp nào qua nội dung sau đây:
+) Trong trường hợp hàng hóa mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hoá mua vào và hàng hoá bán ra.
+) Trường hợp hàng hoá mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền mà cần trừ qua người thứ ba, đương nhiên sẽ phải cần thành lập hợp đồng rõ ràng về việc vay mượn này để làm bằng chứng chứng minh là giao dịch này được thực hiện.
Muốn thanh toán bù trừ công nợ hợp lý và được khấu trừ thuế thì cần phải đáp ứng được một số yêu cầu sau đây:
+) Có hợp đồng mua bán rõ ràng và chi tiết, nội dung phải được thể hiện rõ về việc thanh toán bù trừ công nợ.
+) Có biên bản bù trừ công nợ giữa hai bên thỏa thuận với nhau.
+) Biên bản đối chiếu số liệu công nợ đầy đủ của cả hai bên và có chữ ký xác nhận của người đại diện.
+) Các chứng từ thanh toán ngân hàng đối với những mặt hàng trên 20 triệu đồng.
Bù trừ công nợ có nghĩa là hai bên phát sinh giao dịch mua bán và cung cấp hàng hoá cho nhau, trong đó mỗi bên đều đóng vai trò là người bán và người mua. Việc trao đổi này sẽ không thanh toán bằng tiền mặt mà sẽ được cấn trừ đối với giá trị của hàng hoá, và để thanh toán bù trừ công nợ, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một số giấy tờ sau đây:
+) Bảng công nợ chi tiết đã được thanh toán và phần còn nợ với khách hàng.
+) Cần có một bản hợp đồng kinh tế có ghi rõ phương thức thanh toán là bù trừ công nợ.
+) Biên bản thanh lý hợp đồng cũng cần phải có để hoàn thành phương thức thanh toán này.
+) Biên bản giao hàng hoặc là biên bản nghiệm thu hàng hoá.
+) Biên bản đối chiếu công nợ được xác nhận của hai bên.
+) Các chứng từ đã thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ của hai bên với nhau.
+) Hoá đơn mua bán hoặc trao đổi hàng hoá.
+) Biên bản bù trừ công nợ có chữ ký xác nhận của hai bên.
Đây là toàn bộ những giấy tờ cần thiết để thực hiện phương thức thanh toán một cách thành công, và cũng là toàn bộ bằng chứng xác thực nhất để giải trình với cơ quan thuế.
Đối với các khoản chi phí thanh toán qua cấn trừ công nợ được quy định như sau:
+) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với các hàng hóa và dịch vụ mua vào trên 20 triệu đồng được khấu trừ thuế GTGT.
+) Chứng từ thanh toán thông qua ngân hàng:Trường hợp hàng hoá và dịch vụ mua vào có hoá đơn từ 20 triệu đồng trở lên nếu như không thanh toán qua ngân hàng sẽ không được khấu trừ thuế.
+) Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT bao gồm: Mua hàng hóa, dịch vụ theo phương thức cấn trừ công nợ như là vay tiền, mượn tiền và được cấn trừ qua bên thứ ba thì cần phải có hợp đồng vay, mượn và các chứng từ chuyển khoản tiền vay,...
+) Các chứng từ thanh toán hàng hoá, dịch vụ không dùng tiền mặt sẽ được thực hiện theo quy định của Nhà nước về thuế GTGT.
Việc làm nhân viên quản lý hợp đồng
Để thể hiện rõ được nội dung giữa hai bên đang có sự ràng buộc lẫn nhau về những công nợ hàng hoá hay là tiền bạc thì mẫu biên bản bù trừ công nợ cần phải có đầy đủ các mục thể hiện được chi tiết các nội dung liên quan. Vậy hãy xem hướng dẫn cách viết dưới đây của tôi để tham khảo nếu như bạn đang chuẩn bị phải soạn thảo loại văn bản này nhé.
Phần đầu tiên: Tên biên bản
Đầu tiên, bất cứ một loại văn bản nào cũng cần phải có tên để người đọc có thể phân biệt được chúng với mục đích sử dụng khác nhau. ở đây tên biên bản là “Biên bản bù trừ công nợ”.
Phần thứ hai: Ghi rõ thông tin giờ, ngày tháng năm lập biên bản
Mọi thứ được thể hiện trong biên bản này đều phải được rõ ràng, càng chi tiết càng tốt. Ở phần này bạn sẽ ghi rõ thông tin về giờ lập biên bản, ngày, tháng, năm lập biên bản để làm căn cứ cho những tranh chấp hoặc kiện tụng xảy ra.
Phần thứ ba: Ghi rõ nội dung thông tin của hai bên liên quan
Thông tin của hai bên cần phải được thể hiện rõ ràng để xác minh chính xác danh tính người chịu trách nhiệm trước pháp luật khi xảy ra tranh chấp giữa hai bên.
Tất cả những thông tin như là họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Địa điểm làm việc; Số điện thoại, Chức vụ;... đều phải được ghi một cách rõ ràng, rành mạch.
Phần thứ tư: Nội dung của biên bản
Đây chính là phần quan trọng nhất, phần này sẽ ghi rõ việc bên A hoặc bên B nợ số tiền là bao nhiêu đối với bên còn lại và theo thoả thuận thì số tiền này sẽ được cấn trừ như thế nào cần phải trình bày một cách dễ hiểu để làm căn cứ trước pháp luật.
Số tiền này sau khi cấn trừ thì bên A hoặc B còn nợ là bao nhiêu hoặc là đã hết nợ thì cũng phải được thể hiện cụ thể trên biên bản này.
Phần cuối cùng: Chữ ký của các bên liên quan
Sau khi nội dung biên bản đã được thỏa thuận và được sự đồng ý của hai bên thì sẽ tiến hành lấy chữ ký xác nhận của đại diện các bên có liên quan.
Biên bản này không có giá trị về mặt kinh tế tuy nhiên nó sẽ có giá trị về mặt pháp lý, nếu như trong quá trình thực hiện, các bên có xảy ra vấn đề không thể tự giải quyết được thì biên bản này sẽ là bằng chứng trước tòa để đảm bảo quyền lợi của các bên.
Vì đây là một mẫu biên bản có tính nghiêm trọng nên nó cần phải được trình bày một cách hoàn hảo nhất. Hãy tham khảo một số lưu ý ngay sau đây để biết cách soạn thảo một mẫu biên bản đầy đủ nội dung và có hình thức bắt mắt nhất.
Nội dung là phần cốt lõi để người đọc hiểu được văn bản đang thể hiện điều gì, vì vậy bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây:
+) Cần phải viết đủ ý, rõ ràng và mạch lạc, các ý nên tách rời nhau không trình bày theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia sẽ gây rối ý dẫn đến người đọc không hiểu.
+) Cần thể hiện rõ ý đồ chính của biên bản đó chính là việc bù trừ công nợ giữa hai bên với nhau, số tiền cần phải được thể hiện chính xác từng chữ số bởi vì nó liên quan đến lợi ích giữa các bên.
+) Cần có đủ các phần như tôi vừa nêu trên, như vậy mới đảm bảo đủ được các yếu tố liên quan.
+) Khi soạn thảo đặc biệt chú ý không được sử dụng từ ngữ địa phương để tránh hiểu lầm không đáng có.
Sau khi soạn thảo xong cần phải được đưa cho các bên xác nhận và xem xét lại lần nữa trước khi ký kết vào văn bản này.
Không chỉ nội dung mà còn phải quan tâm tới hình thức của mẫu biên bản bởi vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp của một công ty lập ra nó. Có một số lỗi thường gặp bạn cần tránh sau đây:
+) Phông chữ, căn lề và định dạng văn bản là những yeus tố cơ bản nhưng nhiều người hay mắc phải. Nên để đúng theo quy định về tin học văn phòng đối với các mẫu văn bản hành chính.
+) Tuyệt đối không gạch xóa, sửa chữa thông tin đối với mẫu biên bản quan trọng như vậy. Nếu như có vô tình viết sai thì nên thay thế bằng một văn bản mới nếu không văn bản này cũng sẽ không còn giá trị pháp lý nữa.
+) Cần phải được trình bày theo bố cục dễ nhìn, sạch đẹp đảm bảo đầy đủ các dấu câu và chúng được đặt đúng vị trí.
Việc trình bày một văn bản có đầu tư về hình thức vừa thể hiện được trình độ, sự chuyên nghiệp của người làm cũng như công ty của người soạn thảo mẫu văn bản này. Vì vậy bạn cần phải chú trọng cả về nội dung lẫn hình thức để có được một văn bản có giá trị cao nhất.
Việc làm hành chính - văn phòng tại Hà Nội
Nếu như bạn chưa biết cách nào để tham khảo hoặc tải mẫu về để sử dụng sẵn thì hãy truy cập vào địa chỉ timviec365.vn. Tại đây có rất nhiều mẫu cho bạn tham khảo thậm chí có thể tải về một cách đơn giản để sử dụng.
Bằng cách truy cập vào trang web sau đó gõ nội dung cần tìm kiếm và đợi khoảng vài giây là bạn sẽ có kết quả để tham khảo rồi. Thao tác cực kỳ đơn giản đúng không nào? Và bạn lưu ý rằng đây là trang web hoàn toàn miễn phí khi các bạn thực hiện tra cứu bất kỳ thông tin gì.
Toàn bộ những thông tin trên đây là nội dung mà tôi muốn chia sẻ đến các bạn, với bài viết này sau khi đọc xong chắc chắn các bạn đã biết cách soạn thảo một mẫu biên bản bù trừ công nợ. Hãy truy cập timviec365.vn để tải về các mẫu biên bản bạn đang cần.
Chúc các bạn có được những thông tin hữu ích từ bài viết này, cảm ơn vì đã theo dõi và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.
Bạn có thể tải mẫu biên bản bù trừ công nợ tại đây:
1471405862_bienbanbutrucongno.doc
Mẫu-Biên-bản-bù-trừ-công-nợ-mới-nhất.doc
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc