Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 07 tháng 08 năm 2024
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang đề cao vai trò của Brand architecture. Cấu trúc thương hiệu được xem như chìa khóa để doanh nghiệp tiếp cận những khách hàng tiềm năng trong tương lai. Bài viết hôm nay sẽ chỉ ra cho bạn biết Brand architecture là gì và những bước để bạn tự mình tạo nên một Brand architecture hiệu quả.
Brand architecture được hiểu là cơ cấu tổ chức của sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Cũng có thể hiểu là tổng hợp những thương hiệu nhỏ trong tổng thể của một thương hiệu lớn. Cấu trúc thương hiệu được xây dựng tốt sẽ hỗ trợ doanh nghiệp quản lý hiệu quả từng thương hiệu nhỏ hay sản phẩm của doanh nghiệp.
Những thương hiệu nhỏ sẽ phụ trách phân tích, nghiên cứu các điều kiện thực tế của thị trường để thực hiện các chiến dịch quảng bá. Những chiến dịch đó ngoài việc phát triển thương hiệu nhỏ thì còn hòa vào mục đích chung đó là củng cố sức ảnh hưởng của thương hiệu lớn. Một Brand architecture được đánh giá là hiệu quả khi các dòng sản phẩm được tung ra ngay lập tức thu hút một lượng khách hàng.
Trên thực tế nhiều khách hàng đôi khi không quan tâm quá nhiều đến chất lượng sản phẩm mà đánh giá sản phẩm phần lớn dựa trên yếu tố thương hiệu. Những yếu tố thể hiện trên thương hiệu như màu sắc, biểu tượng sẽ tác động đến nhận thức của người tiêu dùng.
Đây chính là cơ hội để doanh nghiệp để doanh nghiệp đưa các sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng. Người tiêu dùng tin tưởng một thương hiệu nhỏ thì những sản phẩm khác thuộc tổng thể thương hiệu lớn cũng sẽ được tin dùng nhiều hơn. Những lợi ích to lớn mà Brand architecture mang đến cho doanh nghiệp cụ thể là:
- Thể hiện tính nhất quán của doanh nghiệp trên thị trường
Triển khai Brand architecture giúp người tiêu dùng nhận thấy sự nhất quán trong hình ảnh sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Các doanh nghiệp khi quảng bá sản phẩm sẽ luôn có những câu nói hay câu châm ngôn thể hiện chất lượng sản phẩm cho khách hàng. Doanh nghiệp cần đảm bảo giữa lời nói và chất lượng thực tế sản phẩm phải được đồng nhất. Như vậy niềm tin của khách hàng với doanh nghiệp mới từng bước được cải thiện.
- Tăng doanh thu chéo của các sản phẩm
Rõ ràng doanh nghiệp có thể thấy được sức ảnh hưởng của thương hiệu lớn đối với những thương hiệu con bên trong. Một doanh nghiệp phát triển vững bền thương hiệu lớn sẽ tạo niềm tin cho khách hàng mỗi khi sử dụng các thương hiệu nhỏ. Đây chính là cách để doanh nghiệp tạo nên doanh thu chéo. Giá trị mà bạn cung cấp sẽ mang về doanh thu cho doanh nghiệp.
- Tạo nên sức mạnh chung cho doanh nghiệp
Để hướng đến mục tiêu chung thì doanh nghiệp dù xây dựng bao nhiêu thương hiệu nhỏ cũng cần nhất quán chúng với thương hiệu lớn. Mỗi thương hiệu nhỏ sẽ có những mục tiêu cụ thể nhưng chúng không được xa rời mục tiêu lớn đó là tạo nên giá trị cho khách hàng.
Làm được điều này doanh nghiệp sẽ tăng thêm sức mạnh cho toàn bộ đội ngũ nhân viên. Các thương hiệu nhỏ cũng nhờ thế mà phát triển đồng đều, thuận lợi cho quá trình quản trị thương hiệu.
- Loại hình cấu trúc Branded House
Mô hình Branded House được xây dựng với cấu trúc thương hiệu sẽ là thương hiệu chính. Các sản phẩm trong dòng sản phẩm con sẽ tiếp tục giữ tên thương hiệu của dòng sản phẩm mẹ. Việc sử dụng chung tên thương hiệu này không hề làm giảm đi sức mạnh của thương hiệu mẹ. Đồng người tiêu dùng cũng sẽ dễ ghi nhớ tên thương hiệu hơn.
Bạn có thể thấy hình thức Branded House được áp dụng tại thương hiệu vô cùng nổi tiếng đó là Google. Những thương hiệu con như Google Drive, Google Calendar hay Google Translate đều được đặt theo tên thương hiệu mẹ.
Với sức mạnh được làm nên từ thương hiệu mẹ, Branded House củng cố niềm tin khách hàng khi sử dụng những thương hiệu con. Tuy nhiên một điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý đó là phải phát triển đồng đều các thương hiệu con. Bởi chỉ cần một thương hiệu con hoạt động không tốt sẽ tạo nên những tác động lên thương hiệu mẹ.
- Loại cấu trúc House of Brand
Trái ngược hoàn toàn với Branded House, House of Brand tập trung vào quảng bá những thương hiệu con thay vì thương hiệu chính. Điều này tạo nên hệ thống phân tầng thương hiệu khá phức tạp. Loại hình cấu trúc House of Brand chủ yếu được áp dụng với những đơn vị kinh doanh hàng tiêu dùng hoặc những tổ chức kinh doanh mua lại thương hiệu.
Ví dụ như thương hiệu Newell cung cấp các sản phẩm đa dạng từ văn phòng phẩm đến các thiết bị gia dụng. Những thương hiệu con của Newell đã phát triển khá mạnh trên thị trường có thể kể đến như là Coleman, Crock-Pot, Sharpie, Expo...
Những doanh nghiệp với mục tiêu kinh doanh đánh vào từng nhóm người tiêu dùng cụ thể nên áp dụng loại hình House of Brand. Tuy nhiên doanh nghiệp cần lưu ý đó là doanh nghiệp cần bỏ ra khá nhiều vốn cho marketing để xây dựng các cấu trúc thương hiệu.
- Áp dụng cấu trúc Hybrid Brand
Hybrid Brand mang đến sự kết hợp của cả hai mô hình Branded House và House of Brand. Cấu trúc này thường phù hợp cho những doanh nghiệp mà thương hiệu đã có một vị trí nhất định trên thị trường. Doanh nghiệp lúc này có nhu cầu mở rộng thị trường khách hàng mục tiêu.
Sự thành công của cấu trúc Hybrid Brand đương nhiên không thể quên nhắc đến thương hiệu Coca Cola. Dù các thương hiệu con của Coca Cola mang tên hoàn toàn khác biệt như Dasani, Fanta, Sprite thì vẫn mang về lượng doanh thu khổng lồ mỗi năm cho doanh nghiệp.
Vậy là bạn có thể thấy nếu như sản phẩm doanh nghiệp cung cấp không liên quan quá nhiều đến thương hiệu chính thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Cấu trúc Hybrid Brand sẽ giúp bạn giải quyết toàn bộ những vấn đề này.
- Với cấu trúc Endorsed Brand
Mô hình này tập trung phát triển song song cả thương hiệu mẹ và thương hiệu con. Dù là sản phẩm thuộc bất kỳ thương hiệu nào cũng được đảm bảo sự phát triển đồng đều. Những yếu tố của thương hiệu này sẽ tạo điều kiện cho thương hiệu kia phát triển nổi bật.
Để tạo nên một Brand architecture hiệu quả doanh nghiệp thường phải trải quan 4 bước.
- Bước 1: Lựa chọn những danh mục để đầu tư thương hiệu
Để đưa ra quyết định đầu tư thương hiệu cho một sản phẩm hay không, trước hết doanh nghiệp cần tiến hành đánh giá sản phẩm đó. Tiếp theo doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu hành vi của khách hàng, sở thích của các đối tượng khách hàng tiềm năng.
- Bước 2: Xác định cấu trúc thương hiệu cho sản phẩm
Các nguyên tắc tổ chức, cấu trúc mà doanh nghiệp muốn theo đuổi cần được định hình ngay từ ban đầu. Muốn xác định được cấu trúc phù hợp ngay khi bắt đầu người quản lý cần dựa trên chiến lược kinh doanh và mục tiêu chung của doanh nghiệp.
- Bước 3: Tận dụng nguồn tài nguyên hiện có của doanh nghiệp
Nguồn tài nguyên hiện có của doanh nghiệp phải đủ đáp ứng nhu cầu cho những danh mục đầu tư mà bạn đã lựa chọn ở bước 1. Không nên phát triển những sản phẩm quá khác biệt so với sản phẩm ban đầu của doanh nghiệp. Như vậy có thể ảnh hướng đến sự hài hòa trong tổng thể thương hiệu.
- Bước 4: Phân quyền thương hiệu rõ ràng
Các nhóm thương hiệu được trao quyền rõ ràng sẽ được quản lý tốt hơn. Từ đó nâng cao hiệu quả quy trình vận hành Brand Architecture. Các nhóm đồng thời sẽ tự mình tận dụng tối đa những cơ hội phát triển, phục vụ tốt nhất nhu cầu người tiêu dùng.
- Bước 5: Xây dựng kế hoạch giới thiệu cấu trúc thương hiệu
Sau khi đã có được một cấu trúc thương hiệu hoàn thiện, công việc tiếp theo đó là xây dựng kế hoạch nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh. Đây là bước rất quan trọng để đem thương hiệu đến gần hơn với người tiêu dùng, tạo nên sức ảnh hưởng cho cả thương hiệu nhỏ và thương hiệu lớn.
Ngoài ra để quản lý những thông tin khách hàng, doanh nghiệp cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng các phần mềm crm online. Những phần mềm này sẽ lưu trữ đầy đủ những thông tin hay nhu cầu của người tiêu dùng cho doanh nghiệp. Từ đây chất lượng của dịch vụ chăm sóc khách hàng ngày càng được cải thiện. Thương hiệu của doanh nghiệp ngày càng in sâu trong tâm trí khách hàng.
Những thông tin của bài viết đã chỉ rõ Brand architecture là gì cũng như các loại hình Brand architecture mà bạn có thể tham khảo. Hãy vận dụng thật tốt những kiến thức về cấu trúc thương hiệu mà bạn đã có được để đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến gần hơn với khách hàng. Định vị được thương hiệu trên thị trường chính là cơ hội để bạn và doanh nghiệp vững bước trên con đường đi đến thành công.
Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Bạn rất muốn được trở thành một nhân viên marketing chuyên nghiệp? Vậy thì điều mà bạn cần biết trước tiên chính là biết về các bộ phận phòng marketing. Hãy truy cập ngay liên kết dưới đây để tìm hiểu chi tiết các thông tin nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc