Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024
Nhiều người hay nói rằng làm marketing nhàn lắm không phải thức khuya dậy sớm, không phải đau đầu vì đống deadlines đâu. Làm marketing chỉ cần quay TVC, quảng cáo, tổ chức sự kiện, truyền thông, thiết kế hình ảnh, banner, … lại còn được gặp gỡ khách hàng là những người nổi tiếng, tiêu tiền của công ty thả ga mà không sợ bị lỗ, … Đúng, đây đều là những công việc của một người làm marketing cần có. Nhưng cách mà người ta đồn thổi về marketing chỉ là đang liệt kê ra những công việc của họ mà thôi. Các bộ phận trong Marketing thì không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu đầy đủ về phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Sáu công việc chính của người làm marketing chắc chắn cần phải biết:
- Thực thi ngoài thị trường (In- Marketing Execution)
- Quảng cáo và truyền thông (Advertising & Media): đây là bề nổi của quá trình thực hiện marketing nên dường như những gì mà mọi người nói chỉ là một phần rất nhỏ trong marketing mà thôi.
- Kế hoạch marketing (Brand Marketing Plan)
- Chiến lược thương hiệu (Brand Vision Plan)
- Kiến trúc thương hiệu (Brand Architecture)
- Định vị thương hiệu (Brand Positioning)
Marketing là tiếp thị quảng cáo, thuật ngữ này nổi lên trong những năm gần đây như một xu hướng chung của sự phát triển của nhân loại. Làm marketing là làm những công việc liên quan trực tiếp đến việc tiếp thị quảng cáo để thu lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Thực chất của quá trình làm marketing là việc hoạch định chiến lược. Từ những chiến lược được đưa ra bởi các kế hoạch marketing tổng thể cho doanh nghiệp được xây dựng theo nhu cầu và mục tiêu phát triển hàng năm của doanh nghiệp. Thực chất của công đoạn này là bước khởi đầu để đặt ra tất cả các mục tiêu lớn nhỏ các chiến dịch sẽ được thực hiện trong năm đó của doanh nghiệp. Chính nhờ hoạt động này mà có sự vận hành của các yếu tố về truyền thông, content, sáng tạo nội dung và quay TVC, quảng cáo như chúng ta đã nói đến ở trên. Quá trình này được gọi tắt là quá trình Brand Marketing Plan.
Sau bước hoạch định chiến lược sẽ là bước thực hiện kế hoạch xây dựng nền tảng thương hiệu Brand Vision Plan. Chiến lược thương hiệu marketing có thời hạn sử dụng dài hơn vì liên quan đến việc định vị thương hiệu trong mắt khách hàng. Nên thông thường các chiến lược xây dựng nền tảng thương hiệu sẽ diễn ra trong 3- 5 năm, giúp doanh nghiệp định hướng đúng đắn về vị trí và có tầm nhìn nhất quán, kiên định trong các chiến dịch lớn của mình.
Hai yếu tố được coi là chi phối toàn bộ quá trình làm marketing của doanh nghiệp,là yếu tố nền tảng và cũng là phần chìm sâu trong lòng marketing mà ít người biết đó là Brand Architecture và Brand Positioning. Hai yếu tố này là hai yếu tố được hình thành song song và đồng thời với sự hình thành và thiết lập của doanh nghiệp. Hay nói khác đi nó chính là mục tiêu để hình thành doanh nghiệp.
Chính vì vậy Kiến trúc thương hiệu và Định vị thương hiệu là yếu tố nền tảng cấu trúc lên mọi chiến lược của doanh nghiệp. Và đồng thời nó cũng chỉ được điều chỉnh trong trường hợp bất đắc dĩ có những thay đổi lớn trong nội bộ doanh nghiệp và liên quan trực tiếp đến sự phát triển của thương hiệu.
Như vậy về tổng thể nói chung thì Marketing có những công việc và nhiệm vụ như đã kể trên. Phần tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu hơn tìm hiểu về từng bộ phận của phòng Marketing.
Xem thêm: Chuyên viên marketing là gì? Mọi thông tin hưu ích về công việc này
Marketing được chia làm hai loại chính là Marketing Client và Marketing Agency. Nói là được chia làm hai loại nhưng hai hình thức này có mối liên hệ mật thiết với nhau được hiểu như sau. Client sẽ là nói nắm rõ mọi kế hoạch Marketing sau đó sẽ đưa ra các Brief gửi cho Agency thực hiện. Trực tiếp giám sát việc thực thi và đưa ra các quyết định và giải pháp cụ thể cho từng nội dung hạng mục và công việc mà mình phụ trách. Nói tóm lại Client sẽ là đơn vị chuyên sản xuất, kinh doanh bao gồm các sản phẩm và dịch vụ cụ thể.
Để sản phẩm và dịch vụ đến tay khách hàng thì lúc này nhiệm vụ của Agency lên ngôi. Agency thực chất là đơn vị tư vấn, chuyên cung cấp các giải pháp dịch vụ marketing theo yêu cầu của khách hàng (Client). Agency chính là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ quảng cáo và tiếp thị Marketing.
Như vậy cả Client và Agency có mối quan hệ tương tác với nhau được hiểu một cách đơn giản là mối quan hệ Mua- Bán. Client có nhu cầu sử dụng một dịch vụ nào đó sẽ bàn giao bản Brief cho Agency. Sau đó Agency sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu cho doanh nghiệp và giải quyết vấn đề đó cho Client.
Lấy một ví dụ điển hình để bạn dễ hình dung hơn về cấu trúc của phòng marketing trong Client đó là mô hình của doanh nghiệp như Nestle, Vinamilk, Pepsico, … sẽ bao gồm hai bộ phần chính là Nhóm thương hiệu (Brand Team) và dịch vụ marketing (Marketing Service). Brand Team là đơn vị phụ trách riêng biệt cho một thương hiệu nào đó, ví dụ như tập đoàn Unilever sẽ có các đội nhóm làm việc riêng cho thương hiệu, Omo, Comfort, Knorr, … Các chức vụ của Marketing Client sẽ đi theo hướng từ Intern/ Management Trainee/ Marketing Executive sau đó sẽ đến Assistant Brand Manager -> Brand manager -> Senior Brand Management/ Marketing Management -> Marketing Director.
Marketing Service sẽ gồm các bộ phận bề nổi mà chúng ta hay nhắc đến với 5 bộ phận chính là Research, Media, Digital, E-commerce, Event/OOH.
Hệ thống các bộ phận của Agency sẽ chia làm nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận sẽ có một trách nhiệm và chức năng riêng. Có 4 bộ phận chính của Marketing Agency đó là phòng Account Management, Phòng Sáng tạo, phòng Kế hoạch và phòng Tài chính.
- Phòng Account Management: đây chính là đơn vị trực tiếp làm việc với khách hàng, có tinh thần làm việc, phục vụ và cống hiến cho doanh nghiệp rất nhiều trong việc tìm kiếm khách hàng. Họ là người cần đảm bảo về chất lượng của từng công việc. Bản chất là làm việc trực tiếp với khách hàng nên, xem xét và giải quyết các vấn đề mà Client gặp phải đồng thời cũng là bộ phận đàm phán dịch vụ với Client.
- Phòng Sáng tạo (Creative) là bộ phận cốt lõi, nòng cốt cho tất cả mọi chiến dịch của Agency. Những người làm việc trong bộ phận này sẽ có trách nhiệm trực tiếp sáng tạo nội dung, ideas, ý tưởng brainstorm cho các kế hoạch được giao. Creative sẽ bao gồm hai mảng chính là Design (thiết kế đồ hoạ, hình ảnh) và Copywriting (sáng tạo nội dung)
- Bộ phận Account Planning (Strategic Planning) là bộ phận chịu trách nhiệm tìm hiểu nội dung và insight khách hàng, nhu cầu và thị hiếu của thị trường để hướng người tiêu dùng cách tiếp cận đúng đắn và truyền thông có hiệu quả. Lên kế hoạch và định hướng cách làm việc cho Creative.
- Bộ phận Production: chịu trách nhiệm sản xuất các sản phẩm theo đúng ý tưởng và Brief nhận từ phòng Account do Client gửi.
Ngoài ra một số doanh nghiệp và công ty còn có phòng Tài chính để hạch toán và nghiệm thu ngân sách cho các chương trình và đưa ra ngân sách cho từng chiến dịch quảng cáo.
Từ những chia sẻ về bộ phận của phòng Marketing có thể chỉ ra các công việc cần thiết và phải làm trong một ngày làm việc bận rộn của phòng Marketing như sau:
- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm dịch vụ theo định hướng được giao.
- Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ và phát triển hình ảnh của công ty cũng như cung cấp các dịch vụ của công ty đến người tiêu dùng thông qua chăm sóc khách hàng và tìm hiểu insight khách hàng tiềm năng.
Trò chuyện và thảo luận về công việc với giám đốc marketing về các sản phẩm và dịch vụ cũng như định hướng phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới hơn.
- Thiết lập mối quan hệ với các phòng ban khác, kết hợp chặt chẽ để đưa ra các giải pháp hoàn thiện.
- Chịu trách nhiệm quản lý các nhiệm vụ Marketing trong phòng ban và điều phối các đối tác Agency bên ngoài là những đối tác chiến lược của công ty.
Như vậy thông qua bài viết này chúng ta đã được tìm hiểu về những thông tin các bộ phận và phòng ban trong hệ thống Marketing đang được vận hành tại Việt Nam. Thông qua đây, bạn có thể biết rằng mình phù hợp với loại hình doanh nghiệp nào và vị trí công việc nào mà mình có thể thích hợp với nó. Hy vọng những gì đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn hiểu sâu rộng hơn và có cái nhìn nhiều chiều hơn về thế giới Marketing luôn thay đổi theo từng ngày.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về chức năng, nhiệm vụ của phòng maketing
Cơ hội làm các vị trí trong phòng Marketing
Những vai trò và tầm quan trọng của Marketing trong doanh nghiệp là gì? Cách phân công công việc cho từng thành viên và nhân viên trong phòng marketing và cơ hội để làm việc trong lĩnh vực này. Mời bạn tham khảo và đón đọc tại đây.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc