Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Hướng dẫn] Cách đọc bản vẽ điện chuẩn nhất cho các kỹ sư

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Rất nhiều người thắc mắc không biết đọc bản vẽ điện như thế nào mới đúng chuẩn theo yêu cầu? Đặc biệt với những kỹ sư còn chân ướt chân ráo bước vào nghề thì chắc chắn còn khá hoang mang, mơ hồ về vấn đề này. Vậy thì trong bài viết hôm nay, timviec365.vn sẽ hướng dẫn cách đọc bản vẽ điện chuẩn chỉnh nhất dành cho các kỹ sư, cùng theo dõi các bạn nhé!

Việc làm điện điện tử

1. Bước 1 – Đảm bảo các bản vẽ cần thiết

Đảm bảo các bản vẽ cần thiết
Đảm bảo các bản vẽ cần thiết

Để đọc bản vẽ điện thì bước đầu tiên các kỹ sư cần làm đó là phải chuẩn bị và đảm bảo đầy đủ các bản vẽ cần thiết đó là:

- Bản vẽ thể hiện cách bố trí thiết bị chiếu sáng trong, ngoài nhà.

- Bản vẽ thể hiện về cách bố trí các ổ cắm, tủ điện điều khiển.

- Bản vẽ thể hiện về cách đi các dây nguồn điện chính (dây này sẽ tính từ đoạn đồng hồ điện đến các tủ điện tầng).

- Bản vẽ thể hiện về cách bố trí các nguồn điện đặc biệt như là cổng, cửa cuốn, máy lạnh, máy hút bụi, máy bơm nước,…

- Bản vẽ thể hiện sơ đồ nguyên lý hoạt động của các dòng điện.

Các kỹ sư tuyệt đối không được bỏ bớt bất kỳ bản vẽ nào bởi chúng như sự cam kết giữa các bên với nhau, liên quan mật thiết đến công việc mà họ sẽ thực hiện. Chỉ cần thiếu đi 1 trong số các bản vẽ này thì chắc chắn sẽ không thể hoàn thành được công việc và một số yếu tố sẽ không được quy định rõ ràng. Và những bản vẽ này phía bộ phận thiết kế sẽ đều có thể cung cấp dễ dàng cho các kỹ sư.

Và một lưu ý quan trọng khi chuẩn bị các bản vẽ điện là các thông tin liên quan sẽ thể hiện chung trong cùng 1 bản vẽ chứ không tách riêng ra các trường hợp nhỏ.

Xem thêm: Việc làm kỹ sư điện công trình

2. Bước 2 – Đọc bản ghi chú của các ký hiệu liên quan

Đọc bản ghi chú của các ký hiệu liên quan
Đọc bản ghi chú của các ký hiệu liên quan

Bước tiếp theo mà các kỹ sư cần thực hiện đó chính là đọc các bản ghi chú về ký hiệu liên quan. Đây là bước đặc biệt quan trọng giúp kỹ sư có thể nắm rõ ràng về các ký hiệu và hiểu về nó trong quá trình áp dụng, không phải mất thời gian để tìm kiếm, mày mò về công dụng của các thiết bị. Tùy thuộc vào từng bản vẽ thiết kế điện sẽ có các ký hiệu riêng. Tuy nhiên thông thường thì sẽ có các ký hiệu thể hiện cho thiết bị như sau:

- Các loại đèn điện và thiết bị sử dụng điện thì dựa theo tiêu chuẩn của Việt Nam TCVN số 1613 – 75, những thiết bị này có vai trò trong việc chiếu sáng và các thông số được ký hiệu đó là lò điện trở, lò hồ quang, lò cảm ứng, lò điện phân, máy điện phân bằng từ, chuông điện, quạt trần – quạt treo tường, đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang.

Ngoài ra, còn có 1 số loại mạch điện cũng được ký hiệu như là đèn nung sáng có chụp, đèn chiếu sâu có chụp tráng men, đèn có bóng tráng gương, đèn thủy ngân có áp lực cao, đèn chống nước và bụi, đèn chống nổ có chụp, đèn chống hóa chất ăn mòn,…

- Các loại thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện cũng sẽ được ký hiệu ổ cắm điện trên các bản vẽ thiết kế như là cầu dao 1 pha, cầu dao 1 pha 2 ngã, cầu dao 3 pha, cầu dao 3 pha 2 ngã, công tắc 2 cực, công tắc 3 cực, công tắc xoay 4 cực, ổ cắm điện (kiểu thường và kiểu kín), ổ cắm điện có cực thứ 3 nối đất,…

- Các thiết bị đo lường được ký hiệu bao gồm có cosφ kế, pha kiếm tần số kế, watt kế, vAr kế, điện kế.

Các ký hiệu trong bản vẽ điện
Các ký hiệu trong bản vẽ điện

- Các thiết bị đóng cắt điều khiển được ký hiệu theo quy ước tại bản vẽ công nghiệp như là các cuộn dây rơle so lệch, các nút ấn không tự giữ, nút ấn tự giữ, nút bấm liên tục,…

- Bên cạnh những ký hiện được thể hiện thông qua hình vẽ ở trên thì còn có các ký hiệu thẻ hiện dưới dạng chữ giúp cho việc phân tích, thuyết minh về bản vẽ điện được dễ dàng hơn. Tùy thuộc vào các ngôn ngữ của các quốc gia mà sẽ có các ký hiệu khác nhau thông qua chữ cái đầu tiên của chữ đó.

Ví dụ như tại Việt Nam, “cầu dao” sẽ ký hiệu là CD, “cầu chì” sẽ ký hiệu là CC, “công tắc” ký hiệu là K,…

Có thể thấy, việc đọc các bạn vẽ điện thực tế không hề đơn giản, do đó, để có thể hiểu được quy trình thực hiện hay các vấn đề bản vẽ trình bày thì các kỹ sư sẽ cần phải đọc, nắm chắc được các ký hiệu trên để hoàn thành công việc hiệu quả nhất nhé!

Tham khảo ngay: Việc làm kỹ sư điện

3. Bước 3 – Đọc cách bố trí các thiết bị điện

Đọc cách bố trí các thiết bị điện
Đọc cách bố trí các thiết bị điện

Bước thứ 3 trong quy trình đọc bản vẽ điện đó là kỹ sư cần đọc cách bố trí thiết bị điện. Đây là phần có lẽ khá quen thuộc mà các kỹ sư cần phải biết, thường xuyên làm. Và thực tế để đọc được các bản vẽ điện, các kỹ sư bắt buộc phải thực hiện qua bước này. Nhiệm vụ của bước này là cần phải làm sao xác định được các thông tin, yếu tố cho từng thiết bị là:

-  Vị trí lắp đặt của các thiết bị

- Cách lắp đặt các thiết bị như là lắp trên trần, tường, sàn,… với độ cao như thế nào (nếu có).

- Kích thước và hình dạng thực tế của các thiết bị điện ra sao? (phần này có thể tìm kiếm thông tin trên mạng Internet).

- Một số thông số liên quan kèm theo.

Xem thêm: Việc làm nhân viên lắp đặt tủ điện

4. Bước 4 – Đọc cách đi dây điện

Riêng đối với bước số 4 – bước quan trọng và phức tạp nhất dành cho các kỹ sư điện đó chính là đọc cách đi dây điện. Tại bước này sẽ phải phân chia thành 3 phần khác nhau. Cụ thể các kỹ sư điện cần đọc cách đi dây của phần chiếu sáng, phần nguồn cho ổ cắm cùng các thiết bị đặc biệt và phần cho điều hòa không khí.

4.1. Phần chiếu sáng

Đọc cách đi dây điện
Đọc cách đi dây điện

Đối với phần chiếu sáng này, các kỹ sư điện sẽ cần lưu ý một số vấn đề khi đọc bản vẽ như sau:

- Đèn được điều khiển bởi những công tắc nào, cụm công tác nào và vị trí lắp đặt ở đâu?

- Nguồn cấp cho các cụm công tắc điện đó được ký hiệu như thế nào?

Ví dụ như trong trường hợp 3 đèn mang số 1 được điều khiển bởi cống tắc số 1 thì sẽ xác định tương tự cho 3 đèn mang số 2 và dãy đèn hắt ở trần mang số 3. Theo đó, 3 công tắc sẽ được lắp tập trung tại 1 cụm công tắc và được điều khiển, cấp nguồn với ký hiệu là TĐ – 02/L1. Một lưu ý ở ví dụ này đó chính là ký hiệu TĐ – 02/L1 sẽ thể hiện cho cụm công tắc được cấp nguồn từ tủ TĐ – 2. Do đó, nếu như các kỹ sư thực hiện bước tiếp theo là đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện thì chắc chắn sẽ thấy ký hiệu này được điều khiển bởi 1 thiết bị đóng cắt nhất định nào đó. Những gì mà kỹ sư cần nắm bắt ở bước này đó chính là ghi nhận cụm công tắc được cấp nguồn từ đường dây điện có ký hiệu trên.

4.2. Phần ổ cắm

Phần ổ cắm này sẽ đi kèm với một số thiết bị đặc biệt như là máy nước nóng, máy bơm,… Và trong phần này, các kỹ sư cần lưu ý đến một số vấn đề như sau:

- Vị trí của các ổ cắm như thế nào?

- Các cổ cắm nào có chung nguồn cấp vào của dòng điện?

- Ký hiệu của nguồn cấp cho các ổ điện đó được thể hiện như thế nào?

Đọc cách đi dây điện các phần
Đọc cách đi dây điện các phần

4.3. Phần điều hòa không khí

Phần điều hòa không khí sẽ bao gồm các thiết bị liên quan đó là quạt hút, máy lạnh,… và các kỹ sư khi đọc thông số về phần này sẽ cần lưu ý 2 vấn đề như sau:

- Vị trí lắp đặt của các thiết bị đó đang như thế nào?

- Ký hiệu của các nguồn cung cấp cho thiết bị ra sao?

Tham khảo thêm: Học điện công nghiệp ra làm gì

5. Bước 5 – Đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện

Bước cuối cùng trong quá trình đọc bản vẽ điện của các kỹ sư đó chính là đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của các dòng điện. Riêng đối với bước này thì các kỹ sư cần lưu ý về các thông số là:

Đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện
Đọc sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện

- Thông số của các thiết bị đóng cắt và điều khiển dòng điện.

- Thông số của các cáp nguồn và các dây tải điện.

- Trong sơ đồ này thì các thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển các loại tải và các loại tải đó là gì?

- Vị trí cụ thể của tủ điện ở sơ đồ nguyên lý cùng với cách đi dây của các loại tải ra sao. Ví dụ như là thiết bị chiếu sáng, ổ cắm, điều hòa không khí đến các tủ điện.

Đây cũng là một phần khá phức tạp trong quá trình đọc bản vẽ điện của các kỹ sư bởi các định nghĩa sẽ khá trừu tượng. Tuy nhiên, ví dụ dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về bước này, cùng theo dõi nhé!

Ví dụ như thông số của các thiết bị đóng cắt trong mạch điện bao gồm có:

+ 1 MCB 2 pha 40A 6kA

+ 4 MCB 1 pha 20A 6kA

+ 1 ELCB 2 pha 32A 30mmA

Và các thông số của cáp nguồn với 4 loại là:

+ CV 1.5mm2

+ CV 2.5mm2 – CV 4.0mm2

+ CV 6.0mm2

Sơ đồ nguyên lý của dòng điện
Sơ đồ nguyên lý của dòng điện

Như vậy, thông qua đây, các kỹ sư sẽ có thể dễ dàng hình dung được về sơ đồ nguyên lý hoạt động của dòng điện và nắm bắt được các thiết bị đóng cắt nào sẽ điều khiển loại tải nào. Và đến đây, chắc chắn các bạn sẽ nhớ về các ký hiệu nguồn cấp đã được nêu ra ở bước 4 là đọc cách đi dây dòng điện như thế nào. Tóm lại, những ký hiệu về nguồn cấp có trong bản vẽ mặt bằng bố trí đã được thực hiện ở bước 4 sẽ là cơ sở và sẽ xuất hiện ở bước 5, giúp các kỹ sư có thể hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động dòng điện, biết được cụ thể các thiết bị được điều khiển bởi thiết bị đóng cắt nào, thông số các thiết bị ra sao và được cấp nguồn bằng các dây tải có kích cỡ bao nhiêu?

Trên đây là toàn bộ 5 bước đọc bản vẽ điện chuẩn và đầy đủ nhất dành cho các kỹ sư hiện nay. Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp các kỹ sư hiểu rõ các vấn đề và hoàn thành công việc hiệu quả nhất.

[CẬP NHẬT] Bản mô tả công việc kỹ sư điện chi tiết!

Bản mô tả công việc kỹ sư điện là hành trang quan trọng giúp những tín đồ của ngành này có thể thấu hiểu đầy đủ nhiệm vụ, chức năng và tròn vai một kỹ sư điện chuyên nghiệp  trong tương lai. Vậy thì hãy cùng cập nhật ngay những thông tin mới nhất về bản mô tả công việc kỹ sư điện trong bài viết dưới đây để hiểu hơn về vị trí việc làm này nhé!

Mô tả công việc kỹ sư điện

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;