Tác giả: Lại Trang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024
Vấn đề xin việc cũng như tham gia các buổi phỏng vấn chưa bao giờ đơn giản, thậm chí còn vô cùng căng thẳng đối với những bạn sinh viên mới ra trường. Với mỗi công ty, doanh nghiệp thì lại có các hình thức phỏng vấn khác nhau. Tuy nhiên, đến 99% nhà tuyển dụng sẽ đều kết thúc với một câu hỏi dành cho bạn. Vậy cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không? thế nào để có thể chiếm trọn thiện cảm của bên tuyển dụng? Hãy theo chân timviec365.vn để tìm lời giải đáp nhé!
Thông thường, trong mỗi cuộc phỏng vấn, người tham gia sẽ bao gồm người đại diện của công ty, doanh nghiệp (thường là bộ phận nhân sự), và ứng viên. Tùy thuộc vào hình thức mà bên tuyển dụng đưa ra mà ứng viên sẽ làm theo, có thể là bài kiểm tra kỹ năng, trình độ, IQ, EQ,... Nói ngắn gọn thì là các bạn sẽ là những người phải giải đáp những câu hỏi mà bên kia đưa ra. Ngược lại, họ cũng sẽ giới thiệu, cung cấp một số thông tin cơ bản về công ty, công việc mà bạn mong muốn đảm nhiệm. Khi mọi thao tác này hoàn tất, chắc chắn người đi xin việc sẽ đều nhận được câu hỏi: “Bạn còn câu hỏi nào nữa không?”. Vậy câu hỏi này nhằm mục đích gì và cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không có ý nghĩa thế nào?
Như đã nói ở trên, phần phỏng vấn ban đầu sẽ chỉ hầu hết là bên tuyển dụng hỏi và bạn đáp. Đây là cơ hội để bạn có thể trình bày những thắc mắc liên quan đến doanh nghiệp, việc làm cũng như các thông tin liên quan. Đương nhiên, nếu bạn đã làm quá tốt ở những phần trên, cũng như có một bộ CV xin việc lung linh, hoành tráng, thì câu hỏi này cũng gần như chỉ mang tính thủ tục. Có chăng nếu bạn thật sự vẫn đang phân vân về thông tin gì đó, thì có thể hỏi lại bên tuyển dụng. Ngược lại, nếu trước đó kết quả kiểm tra, thỏa thuận về công việc giữa hai bên không quá suôn sẻ, thì coi như phần này cũng không có nhiều ý nghĩa lắm với cả hai bên.
Như vậy, giá trị của câu hỏi này sẽ đặc biệt quan trọng đối với những nhà tuyển dụng đang phải phân vân giữa nhiều ứng viên có năng lực tương đương. Tức là, nếu bạn cũng đang phải cạnh tranh với nhiều đối thủ tiềm năng khác cho công việc nào đó, thì phần này chính là phần ăn điểm, hay trong bóng đá người ta gọi là “bàn thắng vàng”. Nguyên nhân là do đây là vấn đề cuối cùng trước khi kết thúc phỏng vấn, đồng nghĩa rằng cơ hội sau cùng để bạn có thể chứng minh rằng bạn mới là người phù hợp nhất với công việc.
Chắc hẳn đến đây nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao nhà tuyển dụng lại có thể đánh giá chỉ qua những câu hỏi mà ứng viên đặt ra. Vấn đề này không quá khó hiểu đâu, bởi đơn giản, người thông minh, có năng lực, giao tiếp khéo léo, thì sẽ có khả năng đưa ra những câu hỏi để đối phương cảm thấy ưng ý và sẵn sàng trả lời. Vậy chi tiết cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không là như thế nào, tìm hiểu tiếp ở phần sau nhé!
Xem thêm: Lợi ích của việc tham dự buổi phỏng vấn
Khi đưa ra câu hỏi này, chắc hẳn nhà tuyển dụng muốn biết xem bạn có đang thực sự quan tâm và mong muốn có được công việc này không, hay đơn giản chỉ là bạn “rải” CV online và đến phỏng vấn với phong thái “cưỡi ngựa xem hoa”. Đây là điều tối kỵ khi đi xin việc làm tổn hại nhiều thời gian cho cả hai bên. Nếu bạn không có câu hỏi nào, hay hỏi chung chung cho có, thì người tuyển dụng sẽ đánh giá bạn chưa có sự chuẩn bị tốt, cũng như không tìm hiểu kỹ về công việc, công ty. Dĩ nhiên nguy cơ bị đánh trượt là vô cùng cao.
Như đã nhắc đến ở trên, người khôn ngoan, khéo léo thì sẽ không làm vậy, mà họ sẽ tận dụng phần này để hiểu thêm về môi trường, văn hóa làm việc, vừa nhận được thêm thông tin bổ ích, lại còn lấy lòng nhà tuyển dụng. Bởi khi này, họ sẽ thấy bạn có nhiệt huyết với công việc, năng nổ, ham học hỏi,... Như vậy chả phải là “một mũi tên trúng hai đích hay sao?”. Như vậy, cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không ra sao thì được gọi là thông minh và đắt giá?
Trước tiên, các bạn nên tập trung hỏi về công việc, môi trường làm việc, sinh hoạt, văn hóa, nội quy của công ty. Một số cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không như sau:
- Anh/chị có thể nói rõ hơn về công việc hằng ngày mà em được giao là gì không?
- Công việc có yêu cầu gì về KPI hay yếu tố nào khác hay không?
- Thời gian học việc, cho đến thử việc, đi làm chính thức sẽ như thế nào?
- Em sẽ cần tham gia bao nhiêu buổi phỏng vấn?
- Sau khi phỏng vấn bao nhiêu ngày thì sẽ nhận được kết quả, và nhận qua hình thức nào?
- Nếu có thắc mắc trong thời gian này thì sẽ phải liên hệ với ai trong công ty?
- Doanh nghiệp có những quy định, luật lệ gì đặc biệt không? Văn hóa làm việc thế nào, có yêu cầu về trang phục, nề nếp thế nào?
- Nếu được nhận thì bao giờ có thể bắt đầu làm việc?
- Hình thức ký kết hợp đồng như thế nào, cần bao gồm giấy tờ gì,...
Trên đây chỉ là một số câu hỏi mà các bạn có thể tham khảo, dĩ nhiên tùy thuộc vào tình huống mà các bạn có thể nghĩ ra thêm. Đặc biệt, nếu có thắc mắc gì, sẽ phải hỏi ngay, tránh xảy ra hiện tượng khi vào làm rồi mới nhận ra một số thứ không phù hợp với bản thân. Đương nhiên, nếu một trong số những câu hỏi như trên, hoặc bạn đã chuẩn bị đã được bên tuyển dụng trình bày trong phần trước của buổi phỏng vấn, thì các bạn không nên hỏi lại hoàn toàn. Như vậy họ sẽ đánh giá rằng bạn thiếu tập trung và không chú tâm trong quá trình làm việc với nhau.
Để được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng, bạn sẽ không nên đưa ra quá nhiều những câu hỏi về phúc lợi, lương thưởng, hay hoạt động ngoài giờ. Đây là vấn đề tương đối tế nhị, cũng như làm cho bên tuyển dụng cho rằng bạn chưa đi làm mà đã lo được thưởng và vui chơi. Dĩ nhiên, về quyền lợi bạn hoàn toàn được hỏi, nhưng hãy hạn chế, có thể hỏi để cùng thống nhất về lương, ngày công,... Hơn nữa, không nên hỏi những thông tin quá hiển nhiên về công ty, công việc. Tức là những vấn đề đã có trong mô tả công việc, thông tin doanh nghiệp của tin tuyển dụng, hay website về họ. Cuối cùng, vui lòng đặt một số lượng câu hỏi vừa phải và hợp lý, tránh làm tốn thời gian của người tuyển dụng, không nên hỏi những câu lan man hoặc dài dòng.
Xem thêm: Cách trả lời phỏng vấn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Đối với những bạn trẻ, sinh viên mới ra trường và không có nhiều kinh nghiệm, việc phỏng vấn vô cùng căng thẳng, có thể làm các bạn rất mất bình tĩnh và đưa ra những câu hỏi hay lời đáp một cách non nớt và hấp tấp. Giải pháp ở đây chính là bạn hãy tự luyện tập, chuẩn bị sẵn các câu hỏi trước tại nhà. Ghi nhớ thật kỹ, sau đó tập trung phỏng vấn để tiếp nhận thông tin, sau đó lọc ra những thắc mắc để đặt ra những câu hỏi thông minh và khéo léo nhất.
Mong rằng chia sẻ của timviec365.vn về cách trả lời câu hỏi: Bạn còn câu hỏi nào nữa không có thể giúp các bạn vượt qua các buổi phỏng vấn một cách suôn sẻ và tìm cho mình một công việc ưng ý nhé!
Bí quyết trả lời phỏng vấn về thời gian đi làm
Câu hỏi: “Khi nào bạn có thể đi làm?” của nhà tuyển dụng chắc chắn đã không còn xa lạ với ứng viên đã có kinh nghiệm đi xin việc. Vậy trả lời thế nào cho khéo léo nhất? Hãy tìm hiểu bí quyết phỏng vấn ở bài viết bên dưới nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc