Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Lợi ích của việc tham dự buổi phỏng vấn dù bạn không thích

Tác giả: Nguyễn Thi Minh Ngọc

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Để có thể nâng cao cơ hội trúng tuyển hơn thì bạn cần phải tích lũy kinh nghiệm cho mình ngay từ vòng phỏng vấn. Việc có kinh nghiệm phỏng vấn giúp bạn sẽ khi tham gia tuyển chọn sẽ tự tin hơn với những câu trả lời khéo léo. Cùng timviec365.vn tìm hiểu khi tham dự những buổi phỏng vấn bạn không thích sẽ đem lại điều gì nhé!

1. Lợi ích của buổi phỏng vấn cho cả ứng viên và doanh nghiệp

Trong buổi phỏng vấn xin việc giữa ứng viên và các nhà tuyển dụng là công việc cực cần thiết trong việc sàng lọc ứng viên. Thông qua buổi phỏng vấn thì nhà tuyển dụng sẽ tạo nên sự thấu hiểu, gắn kết và thoải mái cho ứng viên. 

Lợi ích của buổi phỏng vấn cho cả ứng viên và doanh nghiệp
Lợi ích của buổi phỏng vấn cho cả ứng viên và doanh nghiệp

Bước qua vòng loại hồ sơ thì các ứng viên tiếp tục đến với vòng phỏng vấn với mục đích giúp cho nhà tuyển dụng tìm hiểu thêm những thông tin về ứng viên để sàng lọc những người tiềm năng và phù hợp với công việc tuyển dụng.

Ngoài ra, trong cuộc phỏng vấn không chỉ giúp người tuyển dụng mà còn giúp ứng viên học hỏi và biết thêm về thông tin của công ty vì đây là dịp để họ có thể đặt câu hỏi cho người tuyển dụng về những điều họ muốn biết, cũng như lắng nghe ý kiến về cách hoạt động của doanh nghiệp để tự đánh giá mức phù hợp của mình.

Thông qua buổi phỏng vấn thì ứng viên cũng có có thêm cơ hội giải thích về những điều được đề cập trong hồ sơ xin việc, đồng thời thể hiện những quan điểm của cá nhân trong công việc đưa ra cuộc thảo luận với nhà tuyển dụng để tạo sự thấu hiểu, mức độ phù hợp giữa cả 2 bên. Vậy nên ngay cả khi được gọi phỏng vấn những công việc bạn không thích thì cũng nên tham dự để tìm hiểu phong cách làm việc của doanh nghiệp và tạo kinh nghiệm cho bản thân. 

Vậy thì khi tham dự những buổi phỏng vấn bạn không hề thích đem lại điều gì?

2. Tạo nên những giá trị mới bạn không ngờ

Những bài học được đúc kết từ những câu chuyện có thật trong đời sống, từ chính những kinh nghiệm xin việc làm của các bạn khi được gọi phỏng vấn những công việc bạn không quá kỳ vọng. Tuy nhiên bạn nhận ra tầm nhìn của bạn về công việc đó quá hạn hẹp và khi đến buổi phỏng vấn tất cả mọi thứ từ môi trường làm việc, nhân sự doanh nghiệp, điều kiện sinh hoạt, chế độ quyền lợi công việc khiến cho bạn thay đổi suy nghĩ và muốn thử sức trong lĩnh vực mới.

Tạo ra những giá trị mới cho ứng viên
Tạo ra những giá trị mới cho ứng viên

Đối với các bạn trẻ đặc biệt là những bạn sinh viên mới ra trường luôn mong muốn được làm việc tại các doanh nghiệp có tiếng vì họ có môi trường làm việc chuyên nghiệp và chế độ lương thưởng tốt. Tuy nhiên không chỉ có những doanh nghiệp có tiếng mà ngay cả các công ty vừa và nhỏ cũng đang phát triển và cố gắng tạo được những điều kiện tốt nhất cho nhân sự của mình.

Không thể đánh giá bất kỳ điều gì thông qua vẻ bề ngoài, một môi trường làm việc tốt ngoài những bề nổi như danh tiếng doanh nghiệp thì còn phải xét theo độ phù hợp về công việc, môi trường làm việc và khả năng đáp ứng của thân. Có thể những doanh nghiệp nhỏ sẽ đưa ra mức lương khởi điểm cho bạn cao hơn rất nhiều so với mong đợi của bạn thì đấy cũng chính là cơ hội cho bản thân mà không nên bỏ lỡ. 

Xem thêm: Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời thuyết phục

Ứng viên sẽ có nhận thức sâu rộng hơn về công việc
Ứng viên sẽ có nhận thức sâu rộng hơn về công việc

3. Tạo trải nghiệm thực tế và cơ hội cọ xát cho bản thân

Nếu như lần đầu bạn đi phỏng vấn còn gặp nhiều khó khăn về tâm lý cũng như các kiến thức chuẩn bị về nhà tuyển dụng thì chắc chắn khi tham gia đến cuộc phỏng vấn thứ 10 thì bạn đã hiểu những điều mình cần phải làm trước khi tham dự là gì.

Trước hết việc có nhiều kinh nghiệm phỏng vấn sẽ giúp bạn vững vàng hơn về mặt tâm lý trở nên mạnh dạn hơn không còn hồi hộp sợ sệt như lúc đầu. Việc nâng cao tự tin có thể giúp bạn chiến thắng đến 80% vì bạn có khả năng và kinh nghiệm khi trả lời phỏng vấn, những câu hỏi hóc búa, sẵn sàng cho mọi kiểu phỏng vấn.

Hiện nay có rất nhiều kiểu phỏng vấn trên thị trường, các doanh nghiệp có thể yêu cầu ứng viên phải thực hiện các bài test trước khi thực hiện phỏng vấn nếu như bạn không trang bị đủ những kiến thức cho mình khả năng cao sẽ bị loại. 

Việc nhận lời từ các doanh nghiệp ngay cả những công việc bạn không thích cũng sẽ tạo ra cho bạn cách xử lý tình huống khác nhau từ các nhà tuyển dụng khiến bạn nhận ra những thiếu sót của bản thân để tự học hỏi và cải thiện. Sự chuẩn bị sẽ không bao giờ là đủ chỉ khi bản thân được trang bị đầy đủ và cảm thấy tự tin với chính mình thì mới có thể có thể khiến bạn trở nên thành công.

Xem thêm: Nghệ thuật phỏng vấn xin việc thành công

Có thêm trải nghiệm thực tế và cọ xát cho bản thân
Có thêm trải nghiệm thực tế và cọ xát cho bản thân 

4. Nhận biết thêm nhiều thông tin về nội bộ doanh nghiệp

Một trong những chìa khóa để thành công chính là nhận thức đa dạng về nhiều vấn đề xung quanh. Bạn có bao giờ thắc mắc những điều cơ bản như một quy trình tuyển dụng của một doanh nghiệp như thế nào? Họ sử dụng những phương thức gì để tìm kiếm ứng viên? Họ mong đợi điều gì từ những ứng viên đó? Trong quá trình đánh giá họ đề cao ứng viên trong vấn đề gì? 

Biết thêm về thông tin nội bộ doanh nghiệp
Biết thêm về thông tin nội bộ doanh nghiệp

Cơ hội để bạn có thể tìm hiểu những điều này chính là nhờ những cuộc phỏng vấn vì chỉ khi trao đổi trực tiếp bạn mới đúc kết ra được những vấn đề tồn tại ở chính mình và điểm mấu chốt mà nhà tuyển dụng quan tâm khi phỏng vấn ứng viên từ đó rút ra bài học và kinh nghiệm phát triển bản thân tốt hơn trong những buổi phỏng vấn sau.

Như đã đề cập ở bên trên, các buổi phỏng vấn là cơ hội cho ứng viên có thể đặt câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng để tìm hiểu thêm về những thông tin về doanh nghiệp hoặc tham khảo về lĩnh vực mà bạn muốn làm việc trong tương lai xem phương thức hoạt động của họ có thực sự phù hợp với bản thân hay không. 

Việc đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng không chỉ tạo cơ hội cho bạn được thảo luận cùng những chuyên gia về lĩnh vực bạn muốn tìm hiểu. Đồng thời còn gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng vì sự ham hỏi, tìm hiểu của ứng viên và ý kiến cá nhân của họ về công việc đấy. Điều này khiến nhà tuyển dụng đánh giá rất cao về khả năng trình độ của ứng viên.

Có thể bạn nghĩ rằng khi tham gia một cuộc phỏng vấn mà mình không thích sẽ tạo cho mình cảm giác không thoải mái và hứng thú. Nhưng hãy nhìn về mặt tích cực của việc này bằng cách coi đó là cơ hội để rèn luyện bản thân và học hỏi kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế. 

Tạo cơ hội học hỏi cho ứng viên
Tạo cơ hội học hỏi cho ứng viên 

Thông thường một buổi phỏng vấn cũng sẽ chỉ diễn ra trong khoảng 30 - 45 phút không tốn quá nhiều thời gian mà đem lại nhiều lợi ích cho bạn thì không việc gì phải bỏ qua cơ hội đó. Hãy tự tạo cho mình những cơ hội để cọ xát thực tế nhiều hơn, điều đó sẽ giúp bạn phát triển bản thân một cách toàn diện.

Bên trên là toàn bộ những thông tin giải thích cho lý do tại sao nên tham gia buổi phỏng vấn mà bạn không hề thích. Mọi trải nghiệm có thể không đem đến kết quả mà bạn mong muốn nhưng sẽ cho bạn những kinh nghiệm quý báu sau này. Để tìm hiểu thêm những bài viết về cẩm nang tìm việc thì hãy truy cập website vieclam88.vn

Xem thêm: Tham khảo một số câu hỏi phỏng vấn qua điện thoại hay nhất

Cách tìm việc làm thời COVID 19

Thời buổi kinh tế khó khăn do hệ quả của COVID 19, cùng timviec365.vn tìm hiểu cách tìm việc làm thời COVID 19 siêu nhanh chóng và hiệu quả!

Cách tìm việc làm thời COVID 19

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý