Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Cameraman là gì? Cameraman bao gồm những công việc gì?

Tác giả: Hoàng Thúy Nga

Tạo CV online

1. Cameraman là gì? Vai trò của một cameraman

cameraman là gì
Cameraman là công việc vất vả nhưng vẫn được nhiều người yêu thích

Cameraman là gì? Cameraman là tên gọi tiếng Anh để chỉ nghề quay phim – người lưu giữ hình ảnh. Nhà quay phim là người trực tiếp điều khiển máy quay để ghi lại từng thước phim sống động dưới sự điều khiển của các đạo diễn hình ảnh (Art Director) hoặc biên tập viên, có vai trò đảm bảo chất lượng hình ảnh và hiện thực hóa ý tưởng của kịch bản (scripting). Ngoài tài năng điều hành xuất sắc của người đạo diễn, nhà quay phim cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc làm nên thành công của một tác phẩm nghệ thuật, là bộ mặt cho cả ê-kíp và người xem có thể dựa trên yếu tố đó để đánh giá về sản phẩm sáng tạo ấy. 

Nhà quay phim là người chịu trách nhiệm về mặt hình ảnh cho một bộ phim, một music video, TVC hay một chương trình truyền hình bất kỳ nào đó chẳng hạn như Ellen Show. Không chỉ đứng bất động một chỗ, họ còn phải lăn xả vào nhiều vị trí khác nhau như trèo lên cây, bơi dưới nước, tắm mưa, phơi nắng,... để cho ra đời những khung hình đẹp nhất. Ngoài ra, họ cũng phải biết cách chuyển động máy quay sao cho mượt.

Chuyển động máy quay có thể là lia lên, lia xuống, lia trái, lia phải, đưa lại gần, hay kéo ra xa,... Sự chuyển động của máy quay thường được hỗ trợ bởi các phương tiện khác như: đường ray, xe đẩy, cẩu, trục,… Chuyển động máy quay bằng cách cầm tay là một phong cách độc đáo, tuy nhiên không thể sử dụng rộng rãi vì trọng lượng của máy quay thường rất lớn. Nhà quay phim có thể sử dụng linh hoạt các phương pháp chuyển động máy quay để tạo thành một phong cách sáng tạo của riêng mình. 

>> Xem thêm: Audiophile là gì

2. Vị trí quan trọng của Cameraman trong một bộ phim

cameraman và vị trí nổi bật trong phim
Cameraman đóng vai trò cực kì quan trọng trong một bộ phim

Nhà quay phim là một nghệ sĩ tài hoa - một người sáng tạo cái đẹp trong nghệ thuật. Ngành nghệ thuật sáng tạo và thiết kế, vốn từ lâu đã là một loại hình lao động đặc biệt, được mọi người tôn vinh, chú ý, ca ngợi từ lâu. Khi chọn dấn thân vào nghề quay phim, tuy phải chịu cực nhưng đổi lại, bạn sẽ được tự do, thoải mái sáng tạo, thể hiện trí tưởng tượng tuyệt vời vốn có cùng với sự hỗ trợ của đồng nghiệp và máy móc. Chỉ cần chịu khó kiên nhẫn, nỗ lực học hỏi, bền bỉ lao động, luôn tìm tòi cảm hứng sáng tạo, thành công sẽ đến với bạn (tên tuổi, danh tiếng, tài chính). 

Mặc dù không xuất hiện công khai trước ống kính như các diễn viên, nhà quay phim vẫn cứ âm thầm, lặng lẽ cống hiến tài năng của mình bằng những thước phim đẹp, ghi lại nhiều cảm xúc tinh tế, có sức lay động lớn đến khán giả và cho thấy độ tỉ mỉ, cẩn thận, chỉn chu chăm chút, nghiêm túc trong công việc. Không chỉ khơi gợi những xúc cảm đẹp, lòng trắc ẩn trong lòng công chúng, họ còn là người định hướng thẩm mĩ dư luận, cho dư luận thấy vẻ đẹp tiềm ẩn mà người quay phim đã tìm ra, để từ đó cùng nhau thưởng thức chung cái đẹp quý giá ấy. Một cảnh quay đẹp và ấn tượng, xúc động mà bạn xem trên màn ảnh có thể là kết quả của vô số những lần quay hỏng, là sự nỗ lực đến kiệt cùng của đoàn làm phim, của đạo diễn, diễn viên và tất nhiên, cả người quay phim.

Quy trình quay một bộ phim có rất nhiều bước như: chọn bối cảnh, sắp xếp đạo cụ, chỉnh sửa hậu trường, tổ chức ánh sáng, diễn viên đọc kịch bản và diễn xuất,... Người quay phim sẽ là người thu lại các cảnh diễn xuất trong một khuôn hình. Riêng với phim tài liệu, đối tượng quay của nhà quay phim là thiên nhiên hoặc đời sống xã hội với những cảnh thực, ít mang tính sắp đặt và diễn xuất hơn. Từ toàn cảnh rộng, khung cảnh hẹp đến cận cảnh, người quay phim phải xoay sở làm sao cho đạt được độ chính xác cao nhất hay đúng với ý đồ nghệ thuật của đạo diễn. Khi bắt đầu quay các cảnh, nhà quay phim đóng vai trò sáng tạo cuối cùng trên trường quay. Công việc của họ hết sức quan trọng bởi nhờ lao động của nhà quay phim, công sức của cả đoàn làm phim được thể hiện trên khuôn hình một cách chân thật và rõ nét nhất, khiến khán giả có cảm giác bộ phim như ở ngoài đời thực.

Để có được một bộ phim hoàn chỉnh, nhà làm phim phải làm việc cùng với các thành phần khác nhau của đoàn làm phim. Đó là một xã hội thu nhỏ của những nghệ sĩ và kĩ thuật viên, là môi trường lí tưởng cho bạn trao đổi, học hỏi về những ý tưởng, sáng tạo trong lao động. Những ý tưởng của bạn sẽ được chia sẻ, được góp ý và ngày càng trở nên hoàn thiện. Nó cũng là một cơ hội để bạn thiết lập những mối quan hệ nghề nghiệp vững chắc trong sự nghiệp tương lai, nơi bạn giúp đỡ người khác và nhận lại sự giúp đỡ, hợp tác từ họ. Có thể thấy, người quay phim phải kết hợp chặt chẽ với từng thành phần đoàn làm phim và buộc phải thống nhất với phong cách của đạo diễn. Một điều quan trọng nữa là người quay phim phải có cái nhìn tổng thể về bộ phim mình đang làm. Anh ta phải luôn ý thức được: “Nó có phong cách như thế nào? Từng cảnh quay nên xử lí ra sao để mang tính sáng tạo, linh hoạt mà vẫn không làm hỏng “không khí chung” của tác phẩm?...”

>> Xem thêm: Ngành Hội Hoạ

3. Cameraman có gì khác với thợ nhiếp ảnh?

Thoáng nhìn qua, có rất nhiều điểm tương đồng giữa đặc điểm và phẩm chất nghề nghiệp của một nhà quay phim với một thợ nhiếp ảnh. Họ đều là những người lưu giữ lại các khuôn hình và “vẽ bằng ánh sáng”. Họ đều phải chú ý đến bố cục khuôn hình, tổ chức ánh sáng, tổ chức bố cục, chọn ống kính, xác định tiêu cự,... sao cho tác phẩm ra đời đạt hiệu quả nghệ thuật cao nhất. Chính vì vậy, trước khi là một nhà quay phim, bạn phải học cách sử dụng máy ảnh.

Nếu như ngành nhiếp ảnh chỉ ghi được những hình ảnh tĩnh, những khoảnh khắc vàng. làm ngưng đọng thời gian thì quay phim lại chuyển động cùng thời gian, tái hiện được một loạt các hình ảnh chuyển động. Nhà quay phim không chỉ ghi chép bộ phim một cách thụ động, mà còn phải sáng tạo trong từng khuôn hình. Họ thực sự vừa là một người nghệ sĩ vừa là nhà kỹ thuật. Họ đồng sáng tạo với các đồng nghiệp dưới sự chỉ đạo chung của đạo diễn. Nhưng sự phức tạp nằm ở chỗ, hình ảnh thu được nhiều chiều và khuôn hình luôn luôn thay đổi. Do đó, nhà quay phim không thể tổ chức ánh sáng, bố cục cho khuôn hình tĩnh, mà phải tính toán cho những khuôn hình chuyển động và biến đổi.

>> Xem thêm: Học nhiếp ảnh ở đâu

4. Công việc của Cameraman 

công việc của cameraman là gì
Cameraman làm những công việc gì

Nếu bạn là một nhà quay phim tự do hoặc làm việc cho các studio chuyên quay các buổi sinh nhật, tiệc cưới, các buổi họp tổng kết của các cơ quan,... công việc của bạn khá linh động với chiếc máy quay phim. Nhận được đề nghị từ phía khách hàng, bạn sẽ tới làm việc cụ thể với họ về mục đích quay, thời gian, nội dung chương trình, và các yêu cầu liên quan. Sau khi quay phim, bạn in nhữn ggì đã quay ra băng, đĩa hoặc tải lên Google Drive và giao cho khách hàng. Dạo gần đây, nhiều nhà quay phim thường kèm theo cả dịch vụ biên tập băng đĩa tạo một số hiệu ứng theo yêu cầu đặc biệt của khách hàng.

Nếu bạn là nhà quay phim làm việc trong các đài truyền hình, lịch quay của bạn sẽ gắn chặt với phóng viên, biên tập viên hoặc các chương trình ở trường quay. Thường các đài truyền hình luôn có đội ngũ quay phim rất mạnh và đông đảo, chuyên môn hóa trong từng mảng, từng lĩnh vực.

Quay phim quảng cáo (TVC), ca nhạc (MV),... cũng có những đặc thù riêng và có những nét giống quay phim trong điện ảnh. Đều được xây dựng kịch bản từ trước, có diễn viên, bối cảnh,... 

Còn trong lĩnh vực quay phim truyền hình, công việc của một nhà quay phim còn bao gồm cả quản lý nhân sự và tổ chức hậu cần. Nhà quay phim là một trong những thành phần sáng tác chính của bộ phim, anh ta phải có mặt từ những phút đầu và làm việc nghiêm túc. Ngay khi kịch bản được thông qua, nhà quay phim đã bắt tay vào công việc chuẩn bị cẩn thận trước khi bấm máy. Cùng với đạo diễn, họ phải viết kịch bản phân cảnh. Kịch bản phân cảnh tức là dựa trên kịch bản ngôn ngữ, người đạo diễn và quay phim sẽ thống nhất dàn cảnh, chọn vị trí đặt máy quay, phối hợp các chuyển động của máy quay với di chuyển của diễn viên hoặc phương tiện chuyển động khác. Kịch bản phân cảnh rất quan trọng, nó giúp người quay phim có được cái nhìn tổng thể của cả bộ phim, hiểu được ý đồ sáng tác của đạo diễn, từ đó chọn lựa những phương pháp tổ chức cho phù hợp. Có được kịch bản phân cảnh, công việc tại trường quay cũng khoa học và hiệu quả hơn. Đồng thời, người quay phim cũng phải tham gia vào các hoạt động chuẩn bị khác như lựa chọn diễn viên, làm việc với bộ phận thiết kế mĩ thuật về việc thiết kế bối cảnh, chọn địa điểm để quay ngoại cảnh, lựa chọn phục trang, hoá trang, đạo cụ,...

>> Xem thêm: Làm diễn viên khó hay dễ

5. Cameraman có thể làm việc ở đâu?

cameraman có thể làm việc ở đâu
Truy cập Timviec365.vn để biết những thông tin tuyển dụng liên quan đến Cameraman

Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, có rất nhiều lĩnh vực và dịch vụ đang cần tuyển người quay phim. Nhưng số lượng người theo đuổi ngành này vẫn còn khá hạn chế nên cơ hội làm việc vẫn luôn rộng mở. Dưới đây sẽ là các vị trí mà bạn có thể làm việc sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quay phim:

- Làm việc tại các hãng phim, các đoàn làm phim, các đài truyền hình Trung ương và địa phương.

- Làm việc tại các công ty truyền thông, các công ty quảng cáo, các công ty giải trí ở Việt Nam trực thuộc các đơn vị tư nhân và nhà nước.

- Thực hiện các công việc ghi hình trong các dự án thuộc lĩnh vực điện ảnh - truyền hình, truyền thông, tổ chức làm phim.

- Làm cán bộ nghiên cứu hoặc tham gia trợ giảng tại những môn chuyên ngành quay phim tại các trường đào tạo chuyên ngành điện ảnh.

- Trở thành một nhà quay phim chuyên nghiệp làm tự do hoặc các cơ quan báo đài trên cả nước.

- Trở thành một nhà quay phim tự do, đi quay theo các đơn đặt hàng của các đạo diễn, khách hàng. Còn nếu bạn muốn đi theo con đường của một nhà quay phim điện ảnh, bạn sẽ làm việc tại:

+ Các xưởng phim nhà nước: Hiện tại các hãng phim nhà nước lớn mà bạn có thể làm việc như: Hãng phim hoạt hình, Hãng phim truyện 1, Hãng phim truyện Việt Nam, Hãng phim Giải phóng, Hãng phim tài liệu và khoa học Trung ương… là môi trường làm việc lí tưởng cho các nhà quay phim.

+ Các công ty điện ảnh tư nhân: Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công ty tư nhân tham gia phát triển truyền thông. Đây là một trong các ngành thu hút được sự đầu tư lớn chính là sản xuất phim.

6. Mức lương của Cameraman

mức lương của cameraman
Cameraman kiếm được một khoản thu nhập không hề nhỏ

Mức thu nhập của người làm việc trong ngành Quay phim vô cùng đa dạng, tùy thuộc vào năng lực, kinh nghiệm và đơn vị làm việc mà sẽ có các mức lương khác nhau.

- Những bạn mới vào nghề thường có mức lương quay phim rơi vào khoảng 3 - 5 triệu/tháng.

- Còn những bạn có kinh nghiệm từ 1 năm đến 2 năm mức lương sẽ khoảng 6 - 10 triệu/tháng.

- Nếu là nhân viên có kinh nghiệm và làm việc trong những cơ quan báo đài lớn, các công ty, doanh nghiệp lớn thì mức lương có thể lên đến 30 triệu/tháng.

7. Nên chọn trường nào để học Cameraman?

Tuy rất cần nhà quay phim nhưng ngành này vẫn chưa nhận được sự quan tâm, chú trọng sâu sắc như những ngành khác. Đến nay, Việt Nam mới có 2 ngôi trường chính chuyên đào tạo về ngành này. Đó là: Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội.

7.1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền

học cameraman ở báo chí
Học viện Báo chí chuyên đào tạo ngành Quay phim Truyền hình

Nổi danh với truyền thống đào tạo những lĩnh vực liên quan đến nghề Báo và Truyền thông, lại thêm đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao, tiếp xúc nhiều người, đi nhiều nơi, bạn hoàn toàn có thể yên tâm gửi gắm ước mơ của mình ở ngôi trường này. Năm 2019, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tuyển 40 chỉ tiêu khoa Báo chí, chuyên ngành Quay phim truyền hình với điểm chuẩn như sau:

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Toán (R11): 16 điểm

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình,  Tiếng Anh (R12): 16,5 điểm

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học tự nhiên (R13): 16 điểm

- Ngữ văn, Năng khiếu quay phim truyền hình, Khoa học xã hội (R18): 16,25 điểm

7.2. Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội

học cameraman ở sân khấu điện ảnh
Đại học Sân khấu - Điện ảnh đào tạo đa dạng về lĩnh vực quay phim

Tương tự như Học viện Báo chí, Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội cũng có một bề dày lịch sử thành tích đáng tự hào không kém với đội ngũ giảng viên là những người trong ngành trực tiếp giảng dạy. Nhưng trường đào tạo đa dạng ngành quay phim hơn so với Học viện trường Báo. Năm 2019, trường lấy chỉ tiêu là 25 sinh viên, xét Ngành Quay phim xét khối S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2) và bao gồm 2 chuyên ngành:

- Quay phim Điện ảnh

- Quay phim Truyền hình

Mặc dù Cameraman (nhà quay phim) là một công việc cực kì vất vả, khó khăn nhưng trải nghiệm trong nghề này thì luôn luôn tuyệt vời. Bạn sẽ được đến nhiều nơi, đảm nhận nhiều vị trí, được tiếp xúc với các đạo diễn, diễn viên nổi tiếng, được thoải mái sáng tạo,... Do đó, trước khi lựa chọn nghề Quay phim, hãy suy nghĩ thật kĩ xem mình có đủ sự say mê để vượt qua “cái khổ” của nghề này hay không. Nếu bạn là kiểu người yêu sự mạo hiểm, đột phá, không thích an nhàn một chỗ, công việc này sẽ phù hợp với bạn đấy!

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý