
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Vũ Ngọc Bảo
Trong doanh nghiệp, tất cả các phòng ban đều có những nhiệm vụ nhất định để giúp doanh nghiệp được phát triển tốt nhất, trong đó phải kể đến phòng kế toán. Vậy thì hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu biết hơn về chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán cần thực hiện là gì nhé.
Đối với một doanh nghiệp, việc đứng vững trên thị trường sẽ cần sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ nhân viên, và họ được phân chia thành các phòng ban đảm nhiệm những trách nhiệm khác nhau nhưng cùng chung mục đích đó là phát triển doanh nghiệp ngày một lớn mạnh hơn. Trong đó phòng kế toán sẽ có nhiệm vụ quan trọng hơn cả bởi vì nó liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp hạch toán được chi phí và doanh thu qua mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Với sự quan trọng của nó nên doanh nghiệp ngày càng chú trọng đến phòng ban này hơn, ứng viên khi làm việc ở đây cũng sẽ có cơ hội được thăng tiến hơn rất nhiều. Việc nắm bắt được nhiệm vụ chức năng của phòng kế toán sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về nhiệm vụ và trách nhiệm của mình trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp. hãy theo dõi nội dung tiếp theo để làm rõ vấn đề này nhé.
Hé lộ: Điều nhiều người chưa biết về lương kế toán ngân hàng tại đây!
Trong doanh nghiệp mỗi phòng ban sẽ có những chức năng riêng để đạt được mục tiêu của công ty đề ra và phòng kế toán là một trong những phòng có chức năng và nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong doanh nghiệp. Vậy hãy xem chức năng phòng kế toán là gì qua phần nội dung dưới đây:
- Tham mưu cho Ban lãnh đạo công ty về việc chế độ kế toán được thay đổi qua từng thời kỳ của hoạt động kinh doanh: Chế độ kế toán không phải là được quy định một lần và sử dụng mãi mãi, nó cũng sẽ có những lúc bị lạc hậu và không còn phù hợp với sự thay đổi của xã hội theo từng thời kỳ khác nhau. Khi có sự thay đổi thì phòng kế toán phải là những người biết đầu tiên trong công ty và sẽ tham mưu cho Ban lãnh đạo để họ biết và có hướng thực hiện sao cho đúng đắn nhất.
- Thực hiện những công việc chuyên về nghiệp vụ tài chính - kế toán theo đúng quy định: Phòng kế toán sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng các nghiệp vụ kế toán để phản ánh các khoản chi phí và doanh thu của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được áp dụng tại thời điểm hiện hành.
- Bằng cách thực hiện chức năng của mình thì phòng kế toán còn có trách nhiệm theo dõi và phản ánh sự vận động của nguồn vốn kinh doanh để cố vấn cho Ban lãnh đạo đưa ra những đề xuất hiệu quả nhất.
- Ngoài ra sẽ cùng với các bộ phận khác tạo nên một cấu trúc bền vững trong doanh nghiệp, hỗ trợ nhau để đạt được hiệu suất công việc cao nhất: Mỗi bộ phận cùng chung sức đóng góp ý tưởng và thực hiện tốt các phần việc được giao thì sẽ khiến doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.
Đó là những chức năng chủ yếu của phòng kế toán, vậy thì hãy xem với những chức năng này thì phòng kế toán sẽ thực hiện nhiệm vụ gì trong doanh nghiệp, hãy đón đọc phần tiếp theo.
Sau đây là một số nhiệm vụ của phòng kế toán thực hiện để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được duy trì và ổn định, cụ thể như sau:
Trong một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thì các nghiệp vụ phát sinh thường xuyên được xảy ra, nhiệm vụ của kế toán đó là hạch toán những phát sinh ấy một cách kịp thời để chúng được theo dõi trong bảng cân đối kế toán. Với mỗi một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khác nhau thì sẽ có những nghiệp vụ đi kèm khác nhau, vậy hãy xem đó là những nghiệp vụ chủ yếu nào ở phần sau đây:
- Thực hiện kế toán vốn bằng tiền: Với nghiệp vụ này, các tài khoản liên quan để hạch toán sẽ là TK 111, 112, 113 và kế toán sẽ có nhiệm vụ lập chứng từ phát sinh của nghiệp vụ này và tiến hành ghi chép vào sổ kế toán để theo dõi và quản lý những biến động tăng, giảm của chúng.
- Thực hiện kế toán tài sản cố định, nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ: Có nghĩa là kế toán sẽ thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh như mua bán, sửa chữa tài sản cố định sau đó sẽ ghi chép vào sổ kế toán để theo dõi và quản lý chúng.
- Thực hiện kế toán công nợ: Tài khoản công nợ sẽ được phản ánh vào tài khoản 331, tất cả những nghiệp vụ phát sinh hay phát sinh giảm thì kế toán cần hạch toán vào tài khoản này và phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán để được theo dõi và quản lý.
- Thực hiện kế toán doanh thu: Tài khoản để phản ánh doanh thu của doanh nghiệp sẽ được kế toán hạch toán vào tài khoản 511. Tất cả các khoản doanh thu thu được của doanh nghiệp kế toán sẽ phản ánh vào tài khoản này và cũng được ghi chép, theo dõi để quản lý sự biến động của chúng.
- Thực hiện nghiệp vụ kế toán chi phí: Chi phí bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, chi phí nhân công,... nói chung tất cả các chi phí được hình thành trong doanh nghiệp đều phải được hạch toán và ghi chép vào sổ kế toán.
- Ngoài ra kế toán còn có nhiệm vụ thực hiện hạch toán các hoạt động khác phát sinh trong doanh nghiệp mà những hoạt động này có thể không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Dù là chi phí gì thì kế toán cũng cần phải hạch toán và ghi chép chứng ứng với từng tài khoản quản lý để làm cơ sở và căn cứ xác định được doanh thu cuối kỳ từ đó đánh giá được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy rằng mỗi bộ phận, phòng ban đều có chức năng và nhiệm vụ riêng và được làm việc độc lập với nhau nhưng có nhiều mảng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban thì mới thu lại được hiệu quả cao.
Phòng kế toán cần phải phối hợp với các phòng có liên quan để lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính có thể là ngắn hạn hoặc dài hạn của công ty để kịp thời thực hiện đầy đủ các thống kê và kế hoạch tài chính theo quy định.
Ngoài ra mỗi phòng ban sẽ những thế mạnh riêng khác nhau, việc phối hợp làm việc với nhau sẽ tạo ra hiệu ứng cực kỳ tốt cho việc đề xuất các ý tưởng xuất sắc cho mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Là bộ phận quản lý các luồng đi của dòng tiền trong doanh nghiệp, mọi phát sinh hay nguồn thu phòng kế toán là người rõ nhất. Và đây cũng sẽ là phòng có kinh nghiệm trong việc đầu tư tài chính hay là cho vay ngay tại đơn vị.
Với sự hiểu biết về nghiệp vụ thì phòng kế toán sẽ có những đánh giá về mức độ rủi ro chính xác cũng như xác định được cơ hội tiềm năng cho việc đầu tư tài chính của mình đang ở mức nào.
Từ những vốn kiến thức, sự hiểu biết của mình về nghiệp vụ kế toán, phòng kế toán sẽ có đủ tự tin để tham mưu cho ban lãnh đạo về việc chỉ đạo thực hiện việc chấp hành chế độ kế toán - tài chính của doanh nghiệp nói riêng và Nhà nước nói chung, cụ thể:
- Tham mưu, lập kế hoạch và kiểm tra cho kế hoạch chi tiêu làm sao để đảm bảo đúng các quy định về định mức của doanh nghiệp để đạt được hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng các quy định nội bộ về việc quản lý tài chính: Ra các quy định về việc chi thu, định mức cho hoạt động sản xuất,... để toàn doanh nghiệp áp dụng.
- Nghiên cứu và đề xuất với Ban lãnh đạo về các biện pháp quản lý hoạt động kinh doanh đảm bảo mọi người thực hiện tốt các quy định hiện hành và phù hợp đặc điểm và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao nhất.
Phòng kế toán là một trong những bộ phận thuộc cơ cấu lãnh đạo, vì vậy đây là phòng cũng sẽ có những quyền hạn nhất định của mình đối với cá nhân hay bộ phận khác, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về quyền hạn của bộ phận này nhé.
- Đôn đốc và yêu cầu các cá nhân hay phòng ban khác trong doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định về quản lý kế toán và tài chính: Để doanh nghiệp tồn tại và hoạt động ổn định, mọi nghiệp vụ phát sinh đều phải được thực hiện đúng theo quy định của doanh nghiệp cũng như Pháp luật đã đề ra. Không phải chỉ có phòng kế toán mới thực hiện theo yêu cầu đó làm mọi phòng ban khác cũng cần phải thực hiện theo quy định đã được áp dụng hiện hành. Và phòng kế toán sẽ phải có trách nhiệm đôn đốc, nhắc nhở để các phòng ban khác thực hiện đúng yêu cầu.
- Tham gia đóng góp các ý kiến về mặt tài chính đối với việc kinh doanh chi tiêu trực tiếp tại doanh nghiệp: Đối với các nghiệp vụ liên quan đến tài chính thì bộ phận kế toán sẽ là người hiểu rõ nhất, vì vậy mọi việc chi tiêu được diễn ra tại doanh nghiệp thì nên cần sự cố vấn của phòng chức năng này.
- Với các vi phạm về quản lý tài chính hay kế toán tại doanh nghiệp thì bộ phận kế toán sẽ có quyền báo cáo và ra đề xuất ý kiến xử lý với ban lãnh đạo công ty.
Yêu cầu chung dành cho phòng kế toán
Làm việc ở phòng kế toán bạn cần phải đảm bảo việc hạch toán đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và các chứng từ liên quan khác. Tiếp theo đó là việc phản ánh những nghiệp vụ cần phải chính xác và kịp thời với thời điểm phát sinh để đảm bảo việc theo dõi và quản lý không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó bạn sẽ cần phải phản ánh trung thực nhất về hiện trạng và bản chất sự việc và của các nghiệp vụ được phát sinh. Ngoài ra tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và được ghi chép vào tài khoản quản lý thì đều phải được theo dõi và phản ánh liên tục nếu có phát sinh cho đến khi hết chu kỳ kinh doanh. Cuối cùng là cần phải phân loại, sắp xếp thông tin và các số liệu kế toán theo hệ thống và có thể dễ dàng so sánh chúng với nhau.
Phần trên đây đã khép lại nội dung bài viết của tôi, hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này các bạn sẽ nắm được chức năng nhiệm vụ của phòng kế toán. Ngoài ra nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về công việc của phòng kế toán thì có thể tìm kiếm với nội dung tìm kiếm như sau: mô tả công việc phòng kế toán, phòng kế toán làm gì, phòng tài chính kế toán, chức năng của phòng tài chính kế toán, chức năng phòng tài chính kế toán, chức năng nhiệm vụ phòng tài chính kế toán,... và nếu như bạn đang muốn tìm cho mình một công việc kế toán thì có thể truy cập trang web timviec365.vn, đây là website tuyển dụng cực kỳ uy tín đang đang trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ứng viên tìm việc làm. Tại đây đang có rất nhiều tin tuyển dụng việc làm kế toán có thể bạn đang cần vì vậy hãy truy cập thường xuyên để cập nhật những thông tin việc làm mới nhất từ các nhà tuyển dụng uy tín nhé.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi, chúc các bạn thành công và hãy luôn đồng hành cùng tôi trong các bài viết tiếp theo.
Chia sẻ
Bình luận