Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Tìm hiểu ngay

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 07 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Một doanh nghiệp nào đó khiến bạn mê mẩn từ rất lâu, bạn mong muốn được làm việc ở đó để phát triển bản thân thế nhưng ở lần ứng tuyển vừa rồi bạn lại không may mắn, trong danh sách người được chọn lại không có tên bạn. Vậy bạn có nên tiếp tục ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn? Đi tìm đáp án với bài viết sau đây nhé.

Việc làm Chăm sóc khách hàng

 

1. Bạn có nghĩ rằng việc ứng tuyển tại công ty đã từ chối bạn là ổn?

Khi bị từ chối, nhiều ứng viên tỏ ra bất mãn và tự nhủ rằng sẽ không bao giờ quay lại công ty này bất cứ một lần nào nữa. Thế nhưng hãy bình tĩnh lại và mình cùng phân tích lại vấn đề này nhé.

Bạn có nghĩ rằng việc ứng tuyển tại công ty đã từ chối bạn là ổn?
Bạn có nghĩ rằng việc ứng tuyển tại công ty đã từ chối bạn là ổn?

Việc bị từ chối là chuyện hết sức bình thường và dễ hiểu bởi vì bạn cũng chẳng thể biết ngoài kia có bao nhiêu người hơn bạn, không được lựa chọn thì phải xem xét lại bản thân mình đã chuẩn bị và thể hiện tốt chưa rồi mới bực mình sang người khác.

Tự ái là thứ có thể giết chết cơ hội của một người nào đó, có thể là bạn, vì vậy cần tỉnh táo, bình tĩnh và cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra vấn đề. Vốn dĩ lòng tự ái của bạn chẳng mài ra mà ăn được, nó chỉ khiến bản thân của bạn trở nên hèn mọn với chính mình.

Chỉ cần là bạn xác định đúng đắn mục tiêu và con đường mình sẽ đi trong tương lai thì thứ sĩ diện hão huyền đó sẽ nhanh chóng bị dẹp bỏ. Tự tin vào năng lực bản thân với vị trí công việc mình đã chọn sẽ giúp bạn có động lực để hoàn thành mục tiêu một cách đơn giản mà nhanh chóng nhất.

“Thất bại là mẹ thành công”, vì vậy cuộc đời cho phép bạn được sai, tuy nhiên sau mỗi lần vấp ngã cần biết tự đứng dậy và tìm ra những bước đi vững chãi hơn. Trong công việc cũng vậy, chỉ bị từ chối 1 lần chưa đủ làm bạn nản chí nếu thực sự đam mê và muốn sở hữu công việc đó, vậy nên bạn cần phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa để giành lấy những mục tiêu mình đặt ra.

Nên hay không ứng tuyển tại công ty đã từng trượt phỏng vấn?
Nên hay không ứng tuyển tại công ty đã từng trượt phỏng vấn?

Câu nói của một nhà triết học người Hy Lạp thật có ý nghĩa “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. Cả nhà tuyển dụng hay bạn đều như vậy, ngày hôm nay chắc chắn phải tốt hơn ngày hôm qua và bạn cần phải thể hiện sự khác biệt đó ở lần ứng tuyển sau để nhà tuyển dụng thấy được giá trị của bạn.

Sau lần ứng tuyển lần đầu tiên, hãy dành khoảng thời gian ít nhất là 6 tháng để trau dồi và rèn luyện bản thân tốt nhất, khi đã sẵn sàng mọi thứ thì bạn hãy ứng tuyển để nắm chắc phần thắng trong tay nhé.

Đọc thêm bạn nhé: Những điều tuyệt đối không nên hỏi khi đi phỏng vấn

2. So với lần trước thì liệu sự trở lại lần này có giúp bạn tạo ra kỳ tích?

Ai cũng hy vọng ở lần ứng tuyển thứ 2 này họ sẽ thành công thế nhưng điều đó có trở thành hiện thực hay không thì còn phải tùy thuộc vào cách họ nhận diện vấn đề có chính xác hay không.

Hãy để ý tới lần ứng tuyển trước, bạn đã lọt vào vòng nào? Nếu vào vòng phỏng vấn mới bị loại có nghĩa là bạn đang yếu về kỹ năng. Vậy cần phải bổ sung nó ngay lập tức trước khi nhận về kết cục tương tự. 

Thái độ trong buổi phỏng vấn cũng là một trong những yếu tố khiến bạn bị trượt không thương tiếc, hãy xem xét lại thái độ của mình và cải thiện nó nhất là khi ban tuyển dụng không hề thay đổi nhân sự. Gặp lại người cũ chắc chắn bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để không đi vào vết xe đổ của lần trước. 

So với lần trước thì liệu sự trở lại lần này có giúp bạn tạo ra kỳ tích?
So với lần trước thì liệu sự trở lại lần này có giúp bạn tạo ra kỳ tích?

Sự thành thực là một trong những vấn đề được coi trọng nhất của một ứng viên, chính vì vậy hãy đánh giá bản thân một cách thực tế nhất, tránh việc ảo tưởng sức mạnh hoặc gian dối trong công việc, như vậy bạn sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi môi trường mà mình mơ ước bấy lâu nay.

Lưu ý, hãy xác định đúng đắn khả năng của bản thân ở lần sau này, nếu cảm thấy mình không có gì tiến bộ hơn so với lần trước thì tốt nhất không nên ứng tuyển để tránh mất thời gian của bản thân cũng như nhà tuyển dụng. 

Tham khảo ngay: Kỹ năng phỏng vấn của timviec365.vn nhé

3. Những thứ mà bạn cần trang bị ở lần ứng tuyển này là gì?

Nếu ở lần ứng tuyển thứ 2 bạn vẫn ứng tuyển vào vị trí trước đây, hãy làm mới những thứ liên quan tới mình nhé. 

Thứ mà tôi muốn nói tới ở đây chính là các công cụ hỗ trợ bạn vượt qua cửa ải đầu tiên như là CV xin việc, đơn xin việc hay hồ sơ xin việc. Chẳng ai dại gì mà vẫn sử dụng mô típ cũ trong khi đó là lần thất bại. 

Ở CV xin việc, hãy điều chỉnh lại từ khoá cùng với tiêu đề viết CV để lần thứ hai này khác biệt với lần trước, thay vì liệt kê thì bạn cần nhấn mạnh vào những thành tích hay kỹ năng mình đang sở hữu, tất cả đều phải hướng tới vị trí mà bạn ứng tuyển. Khi trả lời bạn mong muốn điều gì khi đến với công ty chúng tôi bạn hãy cân nhắc kĩ để trả lời nhé.

Những thứ mà bạn cần trang bị ở lần ứng tuyển này là gì?
Những thứ mà bạn cần trang bị ở lần ứng tuyển này là gì?

Với mẫu đơn xin việc, đừng quên nhấn mạnh vào nguyện vọng của bản thân với công việc hiện tại, bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng chấp nhận mình với những lời văn sắc sảo và linh hoạt. Thể hiện mình là một nhân vật có tài năng và đầy sự chuyên nghiệp. Tiếp đó, bạn nhớ phải đặt tên email cá nhân chuyên nghiệp

Tất cả loại giấy tờ giúp pr bản thân thì bạn cần phải hết sức chú ý, đưa thông tin chất lượng để làm tỏa sáng bản thân.

Đọc thêm: Chia sẻ những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn bạn cần phải biết

4. Nhắc đến lần ứng tuyển trước liệu có giúp ích gì cho bạn?

Mỗi một kết quả đều có nguyên nhân, thành công là do bạn bỏ thời gian và công sức đầu tư cho nó, thất bại là do bạn không chú tâm, không tâm huyết với việc mình làm. 

Nếu nhà tuyển dụng không hỏi thì bạn cũng chẳng vẻ vang gì mà nhắc đến lần ứng tuyển trước đó, tuy nhiên trong trường hợp mà họ hỏi tới vấn đề này thì bạn hãy thành thật nhé.

Nhắc đến lần ứng tuyển trước liệu có giúp ích gì cho bạn?
Nhắc đến lần ứng tuyển trước liệu có giúp ích gì cho bạn?

Thành thật sẽ giúp bạn vượt qua được rào cản tâm lý, hạn chế được sự tự ti của bản thân và quan trọng hơn bạn sẽ khẳng định được bản thân ở lần quay lại này.

Đừng chú ý đến nguyên nhân vì sao bạn trượt, cái mà chúng ta cần nhìn nhận và đánh giá ở thời điểm này chính là sự thay đổi, sự tiến bộ của chính bạn. Chúng được thể hiện qua những kỹ năng, trình độ, kiến thức và cả kinh nghiệm thực tế. 

Một bức tranh chân dung của bạn hiện tại không thể nào thiếu đi các mảnh ghép đó, hãy cố gắng biến mình trở thành một người hoạ sĩ vẽ chân dung cho bản thân tuyệt vời nhất.

Mặc dù lần ứng tuyển này vẫn là đội ngũ tuyển dụng cũ thế nhưng thay vì bạn tỏ thái độ bất mãn thì hãy tự nhủ bản thân mình cố gắng nhiều hơn. Chinh phục những thứ quá dễ dàng sẽ không phải là điều thú vị, bạn có thể cho bản thân mình 1 cơ hội nữa để chinh phục chính những người đã từ chối bạn ở lần trước, chắc chắn khi chiến thắng cảm giác của bạn sẽ thích thú hơn nhiều.

Nếu trong cuộc phỏng vấn này có bàn về lần ứng tuyển trước thì bạn cũng đừng ngại hay tự ti về bản thân, thay vào đó hãy tự tin và cố gắng thể hiện sự thay đổi tích cực này.

Hãy thành thật nói về lần ứng tuyển trước nếu như được hỏi đến
Hãy thành thật nói về lần ứng tuyển trước nếu như được hỏi đến

Hãy tự tin ứng tuyển lại công ty mà bạn bị từ chối nếu bạn vẫn muốn được sở hữu vị trí công việc mà mình yêu thích, muốn được làm việc trong môi trường hấp dẫn đó nhé.

Qua bài viết vừa rồi, độc giả của timviec365.vn hoàn toàn có thể tự trả lời được câu hỏi “Có nên ứng tuyển lại công ty đã từng từ chối bạn?” rồi, chúc bạn may mắn và thành công với lần ứng tuyển sắp tới. 

Xem thêm: Cách viết bản tự nhận xét kết quả thử việc chuẩn nhất

Vì sao bạn không được nhà tuyển dụng lựa chọn?

Vì sao trải qua rất nhiều cuộc phỏng vấn từ các nhà tuyển dụng khác nhau mà bạn vẫn chưa được chọn? Nguyên nhân là do bạn hay nhà tuyển dụng không biết nhìn người? Hãy khám phá bài viết sau đây và chúng ta cùng làm rõ về vấn đề này bạn nhé!

Vì sao bạn không được nhà tuyển dụng lựa chọn?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý