Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Core banking là gì? Những thông tin về core banking bạn cần biết!

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong bối cảnh bùng nổ về công nghệ cùng với sự hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, để không bị tụt hậu phía sau, các ngân hàng hiện nay đang không ngừng thúc đẩy hiện đại hóa hệ thống của mình, trong đó có core banking. Vậy khái niệm core banking được hiểu có nghĩa là gì? Core banking mang lại lợi ích gì cho con người? Và làm cách nào để có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động của core banking tại hệ thống các ngân hàng Việt Nam hiện nay?

1. Khái niệm core banking được hiểu nghĩa là gì?

“Core banking” được hiểu là “ngân hàng lõi” – một hệ thống các phân hệ có liên quan đến các nghiệp vụ cơ bản của các ngân hàng như các tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền vay, vấn đề liên quan đến dịch vụ khách hàng,... Thông qua hệ thống core banking, các ngân hàng thương mại có thể phát triển được thêm rất nhiều các dịch vụ, sản phẩm khác nhau và quản lý vấn đề nội bộ một cách chặt chẽ và hiểu quả hơn. Xét về bản chất thì core banking được xem chính là một hệ thống phần mềm tích hợp được nhiều ứng dụng tin học trong suốt quá trình quản lý các thông tin, tài sản, thực hiện các giao dịch và vấn đề quản trị rủi ro,... trong toàn bộ hệ thống hoạt động của các ngân hàng.

Khái niệm core banking được hiểu nghĩa là gì
Khái niệm core banking được hiểu nghĩa là gì?

Core banking được xem như trái tim của cả hệ thống thông tin trong ngân hàng nói riêng và trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay. Nó bao gồm các vấn đề liên quan đến tiền, những tài sản thế chấp, việc giao dịch, sổ sách, sổ phụ ngân hàng, giao dịch thỏa thuận, các dữ liệu máy tính và hệ thống thông tin tại ngân hàng. Toàn bộ những giao dịch sẽ được chuyển qua hệ thống core banking trong khoảng thời gian ngắn nhưng vẫn đảm bảo được việc duy trì các hoạt động cũng như xử lý được các thông tin trong suốt thời gian hệ thống hoạt động.

Có thể thấy core banking chính là hệ thống khá tiện lợi và có thể tập trung hóa được các dữ liệu, thông tin cần thiết ở bất cứ những địa điểm nào hay thời gian nào mà người sử dụng mong muốn. Cơ sở dữ liệu của ngân hàng sẽ được quản lý tập trung theo quan hệ và theo module như là tiền gửi, giao dịch chuyển tiền, thanh toán quốc tế, vấn đề tài trợ thương mại, thẩm định, Internet banking, ngân hàng điện tử... Và để có thể tiến hành nâng cấp, cải tiến được hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động của các ngân hàng hiện nay thì giải pháp duy nhất chính là thay đổi module theo nghiệp vụ chính của ngân hàng đó hoặc là tiến hành thay đổi theo các giải pháp cần thiết của phần mềm.

2. Những lợi ích mà core banking đem lại

Core banking mang lại khá nhiều lợi ích đến với các ngân hàng cũng như người sử dụng, đặc biệt là trong xu hướng phát triển công nghệ và điện đại hóa hệ thống ngân hàng hiện nay. Các ngân hàng khi đầu tư vào core banking sẽ đảm bảo được sự an toàn, bảo mật thông tin cũng như hạch toán vấn đề sổ sách, các chứng từ có liên quan một cách thuận tiện nhất.

2.1. Core banking giúp khai thác các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn về cả số lượng và chất lượng

Thực tế có thể thấy, hiện nay rất nhiều phần mềm mới vẫn còn chứa khá nhiều những tham số rất lớn và khi ngân hàng muốn được phát triển thêm bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào thì sẽ đơn giản, dễ dàng hơn bởi chỉ cần định nghĩa được tham số là đã có thể tạo ra các sản phẩm mới một cách nhanh chóng mà không cần phải chỉnh sửa vào code của các chương trình. Đặc biệt là hệ thống T24 có thể dễ dàng tự động hóa được tất cả các lịch trình công việc đưa ra, đồng thời có thể phục hồi một cách nhanh chóng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Thực tế là có thể thực hiện được 1000 giao dịch/ giây và quản trị được tới hơn 50 triệu tài khoản của các đối tượng khách hàng khác nhau cũng như hỗ trợ cho việc thực hiện các giao dịch thông qua hệ thống 24h/ngày.

Core banking giúp khai thác các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn về cả số lượng và chất lượng
Core banking giúp khai thác các sản phẩm, dịch vụ tốt hơn về cả số lượng và chất lượng

2.2. Core banking giúp cho việc quản lý nội bộ diễn ra hiệu quả hơn

Việc áp dụng hệ thống core banking cũng giúp cho các ngân hàng có thể quản lý các vấn đề nội bộ một cách chặt chẽ và hiệu quả hơn. Nếu như trước đây, các ngân hàng chưa sử dụng core hiện đại hoặc là sử dụng những core lỗi thời thì việc quản lý hệ thống khách hàng diễn ra khá rời rạc và gây ra nhiều sự bất tiện cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ của ngân hàng. Những người sử dụng các dịch vụ ngân hàng sẽ thường xuyên phải lo lắng không biết phải gửi tiền ở đây, liệu có thể rút tiền ở các điểm giao dịch khác mà không cần đến ngân hàng được không? Thậm chí đối với một số ngân hàng, khách hàng nếu muốn thực hiện giao dịch ở địa điểm nào thì phải mở tài khoản riêng cho các địa điểm đó.

Do đó, với sự ra đời của core banking đã mang đến cho khách hàng sự tiện lợi cũng nhưng giúp các ngân hàng có thể quản lý dễ dàng hơn. Đối với hệ thống core banking, khách hàng chỉ cần có một mã duy nhất tại các ngân hàng là đã có thể thực hiện các giao dịch với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau, ở bất kỳ nơi nào họ muốn, thậm chí là không cùng hệ thống ngân hàng cũng vẫn có thể thực hiện giao dịch một cách dễ dàng.

Core banking giúp cho việc quản lý nội bộ diễn ra hiệu quả hơn
Core banking giúp cho việc quản lý nội bộ diễn ra hiệu quả hơn

2.3. Core banking giúp ngân hàng thực hiện tốt việc quản trị rủi ro

Lợi ích đặc biệt mà core banking mang lại cho các ngân hàng chính là giúp họ có thể thực hiện việc quản trị rủi ro được tốt hơn như là quản trị rủi ro thị trường, rủi ro về tín dụng hay các vấn đề liên quan đến thanh khoản và tác nghiệp,... ở nhiều khía cạnh và mức độ quản lý khác nhau. Ngoài ra, nhờ có sự ưu việt và tập trung hóa của core banking mà ngân hàng có thể dễ dàng hơn trong việc nâng cao cách thức quản lý hệ thống các tài khoản của khách hàng, đồng thời cung cấp đến cho họ những dịch vụ tiện ích nhất.

Core banking giúp ngân hàng thực hiện tốt việc quản trị rủi ro
Core banking giúp ngân hàng thực hiện tốt việc quản trị rủi ro

3. Tại sao các ngân hàng thương mại ngày càng ít đầu tư vào core banking hiện nay?

Mặc dù core banking mang lại khá nhiều lợi ích cho hoạt động của các ngân hàng, tuy nhiên, hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều rất ít đầu tư vào core banking. 

Tại sao các ngân hàng thương mại ngày càng ít đầu tư vào core banking hiện nay
Tại sao các ngân hàng thương mại ngày càng ít đầu tư vào core banking hiện nay?

Thực tế một core banking hiện đại là phải đáp ứng được việc quản lý chặt chẽ, đầy đủ cũng như vận hành một cách nhanh chóng và đặc biệt phải đáp ứng được tính mở khi các ngân hàng muốn triển khai thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm khác như là Internet banking, ATM,... Do đó, ngoài việc phải yêu cầu, đòi hỏi một lượng khá là lớn về mức vốn để đầu tư cho việc triển khai core banking thì các ngân hàng còn có thể gặp khá nhiều các vấn đề khác liên quan trong quá trình thực hiện và triển khai các công đoạn quan trọng về hệ thống công nghệ thông tin hiện đại trong các ngân hàng hiện nay.

Theo như nghiên cứu chỉ ra rằng, đối với yêu cầu hệ thống core banking cần phải đáp ứng, thỏa mãn được những vấn đề về quản lý của ngân hàng nhà nước thì quy trình thực hiện các nghiệp vụ từ ngân hàng nhà nước xuống các ngân hàng thương mại đôi khi không tương thích đối với hệ thống core banking của các ngân hàng này, nhất là các ngân hàng của nước ngoài. Ví dụ như khi ngân hàng thực hiện việc phân loại các tài khoản thì sẽ có những tài khoản phân theo tiền, có những tài khoản lại gộp chung lại với nhau. Và với các tài khoản thuộc hệ thống ngân hàng nước ngoài là đa tệ thì người dùng chỉ cần có một tài khoản là đã có thể áp dụng được với nhiều loại ngoại tệ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề này tại Việt Nam thì lại khác hoàn toàn. Hệ thống tài khoản của khách hàng sử dụng và các mẫu báo cáo thường sẽ có sự thay đổi và kèm theo đó là các core banking của nước ngoài nên sẽ rất khó để có thể đáp ứng được yêu cầu này.

Ngoài ra, theo các chuyên gia của ngành ngân hàng hiện nay nhận định thì việc áp dụng công nghệ hiệu quả có thể sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại chiếm được tới 50% cơ hội thành công trên thị trường. Tuy nhiên, nếu như đi theo con đường đầu tư dài hạn theo công nghệ thì chi phí bỏ ra sẽ là rất lớn, phải đòi hỏi có đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, chất lượng tốt mới có thể khai thác được một cách hiệu quả nhất. Và trong bối cảnh năng lực về tài chính lại đang gặp vấn đề yếu kém thì các ngân hàng thương mại đang phải chật vật để xử lý các vấn đề ngắn hạn khác như là thanh khoản, xử lý các khoản nợ xấu,... thì những yếu tố liên quan đến công nghệ vẫn chưa thể được ưu tiên trong các giai đoạn ngắn hạn hay trung hạn.

Cũng bởi những điểm yếu này nên hầu hết các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ khắc phục các sự cố, trong khi điều quan trọng nhất là phải cảnh báo được sự cố và các ngân hàng cần phải có những công cụ hỗ trợ cho việc đánh giá và thống kê thường xuyên. Hệ thống core banking yêu cầu cần phải đảm bảo đồng bộ về mạng cũng như bảo mật được các thông tin và nhiều ứng dụng liên quan khác. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống này mới chỉ đáp ứng được từng phần mà chưa thể đồng bộ được các nhu cầu về quản trị tập trung. Chính vì vậy mà ngày càng ít ngân hàng thương mại đầu tư áp dụng hệ thống core banking trong việc quản lý và phát triển doanh nghiệp của mình.

4. Một số core banking được áp dụng ở các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

- “Siba” – một hệ thống core banking được áp dụng từ khá lâu và được phát triển dựa trên nền tảng FOX for DOS. Đối với Siba, đã có rất nhiều những tranh cãi về tên tuổi có gắn liền với FPT, tuy nhiên hệ thống này được sử dụng nhiều ở giai đoạn trước nhưng ở thời điểm hiện tại thì lại không còn đáp ứng được nhu cầu của con người.

- “Sliver lake SIBS Axis” – hệ thống core banking được áp dụng chủ yếu tại một số ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Vietinbank, MSB,... 

Một số core banking được áp dụng ở các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay
Một số core banking được áp dụng ở các ngân hàng tại Việt Nam hiện nay

- “Teminos” – hệ thống core banking được áp dụng đầu tiên ở ngân hàng Techcombank và đến thời điểm hiện tại thì có khá nhiều những ngân hàng khác đang triển khai như SeAbank, ngân hàng Quân đội, VP Bank, Sacombank,...

- “TCBS” của Unisys là hệ thống core banking được triển khai tại ngân hàng ACB hiện nay.

- “Symbol System” – hệ thống core banking đang được áp dụng tại ngân hàng VIBank, HDBank.

- “Huyndai” –  core banking hiện đang được triển khai tại ngân hàng nông nghiệp.

- “TI core” –  core banking đang được áp dụng tại ngân hàng Đại Á, MHB,...

- “I – Flex” –  core banking đang được triển khai ở ngân hàng PG Bank, ngân hàng Liên Việt, INDOVINA,...

Với những chia trẻ trên đây của Timviec365.vn, hy vọng các bạn đã nắm rõ những thông tin quan trong nhất về core banking là gì cùng các vấn đề có liên quan đến core banking. Từ đó có thể áp dụng thật hiệu quả trong hoạt động quản lý của ngân hàng của mình, đồng thời những khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng cũng có cái nhìn chính xác về những lợi ích của hệ thống core banking để quyết định lựa chọn các dịch vụ phù hợp nhất để sử dụng.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;