Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Creative director là gì? Mô tả công việc giám đốc sáng tạo

Tác giả: Hồng Nguyễn

Tạo CV online

1. Một số thông tin về khái niệm creative director là gì?

“Creative director” là thuật ngữ chỉ vị trí giám đốc sáng tạo – người có trách nhiệm xây dựng nên hình ảnh của thương hiệu doanh nghiệp, thực hiện các công việc có liên quan đến hình ảnh, thông điệp của các nhãn hàng hay các công ty thông quá các kênh giao tiếp và truyền thông. Hiện nay, giám đốc sáng tạo là chức vụ rất quan trọng trong các công ty hoạt động thuộc lĩnh vực thiết kế, giải trí, thời trang, truyền thông – quảng cáo,... Creative director được xem là yếu tố then chốt của quá trình sản xuất và phát triển các sản phẩm, dịch vụ. Họ là người lãnh đạo thực hiện các thiết kế, sáng tạo ra các chiến dịch truyền thông và hướng dẫn đội ngũ nhân viên cấp dưới thực hiện các công việc theo kế hoạch đã đề ra.

Một số thông tin về khái niệm creative director là gì?
Một số thông tin về khái niệm creative director là gì?

Cụ thể  chức năng của creative director  chính là:

- Trong lĩnh vực quảng cáo, creative director chính là người sẽ phát triển các kế hoạch, các chiến lược để tiếp thị cho sản phẩm, dịch vụ của công ty dựa theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, họ cùng là người quản lý các dự án và làm việc trực tiếp với các chủ đầu tư để tạo ra các sản phẩm đúng như yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

Việc làm Tiếp thị - Quảng cáo

- Đối với lĩnh vực game và trò chơi điện tử, creative director sẽ là người đứng ra để phát triển sản phẩm, là bộ phận thiết kế trong suốt quá trình sản xuất. Ngoài ra, creative director cũng đưa ra các ý tưởng để định hướng cho các trò chơi, dẫn dắt mọi hoạt động của bộ phận, các nhân viên cấp dưới để đảm bảo cho sự liên kết, hợp tác với các phòng ban khác.

- Trong lĩnh vực điện ảnh thì chức năng của creative director chính là một nhà thiết kế giao diện cho các bộ phim, đưa ra các ý tưởng mới lạ và phát triển chúng để từ đó có thể truyền đạt được những thông điệp ý nghĩa cũng như nội dung của tác phẩm điện ảnh đó đến với công chúng.

Một số thông tin về khái niệm creative director là gì?
Giám đốc sáng tạo

- Thời trang là một trong những lĩnh vực rất cần đến các creative director – người đóng vai trò là nhà thiết kế, tạo ra các mẫu trang phục sáng tạo, độc đáo và phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường. Từ đó, áp dụng và phân phối với các nhà thiết kế, các doanh nghiệp kinh doanh khác và có trách nhiệm đối với các sản phẩm mà mình tạo ra.

Việc làm thiết kế thời trang

2. Mô tả công việc giám đốc sáng tạo

Creative director - giám đốc sáng tạo là người có vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, giúp đưa ra các ý tưởng và xây dựng thành các chiến lược, kế hoạch hiệu quả, độc đáo nhất, giúp doanh nghiệp phát triển đúng hướng. Mô tả công việc giám đốc sáng tạo cụ thể như sau: 

- Triển khai các ý tưởng, xây dựng nên các kế hoạch, chiến lược cùng các giải pháp mới mẻ, sáng tạo cho dự án của doanh nghiệp.

- Creative director là người trực tiếp làm việc, hợp tác với những chuyên viên để tìm hiểu cũng như phục vụ thật tốt nhu cầu của khách hàng.

- Là người chỉ đạo, hướng dẫn cho các đội ngũ sáng tạo (chuyên viên thiết kế, chuyên viên quảng cáo – PR,...) thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra.

- Creative director sẽ tổ chức các buổi họp ban thường xuyên để giao cũng như thực thi các ý tưởng, đồng thời kiểm tra các nội dung, các bản báo cáo và đảm bảo tiến độ để công việc hoàn thành đúng thời hạn, mang lại hiệu quả chất lượng cao.

Mô tả công việc giám đốc sáng tạo
Mô tả công việc giám đốc sáng tạo

- Giám đốc sáng tạo cũng là người sẽ định hướng và nghiên cứu, lập ra các kế hoạch cho dự án và chiến dịch quảng cáo. Bên cạnh đó, họ cũng đảm nhiệm công việc thiết lập hệ thống ngân sách và quản lý các mối quan hệ với khách hàng của doanh nghiệp.

Tải ngay mô tả công việc giám đốc sáng tạo đầy đủ nhất tại đây: MO-TA-CONG-VIEC-GIAM-DOC-SANG-TAO.doc

Việc làm Marketing - PR

3. Những tố chất cần có của một giám đốc sáng tạo

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ của truyền thông và ngày càng có nhiều công ty quảng cáo – PR tham gia vào thị trường đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng. Và hơn hết, khách hàng là người luôn mong muốn các công ty quảng cáo sẽ đưa ra được những giải pháp, ý tưởng thông minh nhất, sáng tạo nhất, xứng đáng với số tiền họ bỏ ra. Điều này đã gây áp lực khá lớn đối với các doanh nghiệp, nhất là các giám đốc sáng tạo. Vậy tiêu chí nào tạo nên một creative director chuyên nghiệp và đủ khả năng chinh phục được những khách hàng khó tính?

3.1. Creative director phải là người sáng tạo

Đúng với tên gọi “giám đốc sáng tạo” – một creative director cần phải là người luôn có tư duy, ý tưởng mới lạ, đáo, mang đến làn gió mới cho thị trường. Đặc biệt trong bối cảnh kinh tế phát triển, thị trường liên tục biến đổi theo thời gian thì việc cập nhật và đưa ra những sản phẩm mới, bắt kịp xu hướng là điều hết sức cần thiết. Một giám đốc sáng tạo không thể chỉ dừng lại ở việc tạo ra các sản phẩm, ý tưởng đã quá quen thuộc và nhàm chán, thiếu sức hút và không có sức cạnh tranh được. Khi hàng loạt các doanh nghiệp quảng cáo – PR ra đời và phát triển mạnh mẽ, thì vấn đề sáng tạo lại càng cần đặt lên hàng đầu, là tiêu chí quan trọng nhất giúp đẩy mạnh thương hiệu và mang lại hiệu quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.

Tham khảo: Lương giám đốc chi tiết tại đây!

Creative director phải là người sáng tạo
Creative director phải là người sáng tạo

3.2. Creative director cần có sự hiểu biết và quan điểm riêng về truyền thông kỹ thuật số

Một điều hết sức quan trọng đối với một creative director chính là phải có quan điểm riêng để thể hiện được phong cách của mình khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh khác mà trước hết là quan điểm về truyền thông kỹ thuật số. Một nhà lãnh đạo giỏi là người phải đi đầu và dẫn đường xu hướng phát triển, tiếp cận với các vấn đề một cách nhanh chóng, để từ đó xây dựng được các chiến lược truyền thông hiệu quả nhất. Việc hiểu biết về truyền thông kỹ thuật số là một lợi thế cũng là một yếu tố bắt buộc đối với các giám đốc sáng tạo, để họ có thể phát triển những ý tưởng của mình một cách chính xác, ấn tượng nhất và truyền tải những thông điệp đó đến với khách hàng, công chúng, tạo nên những hiệu ứng truyền thông tốt và mang lại thành công cho doanh nghiệp.

Việc làm giám đốc Marketing

3.3. Có khả năng đẩy mạnh xây dựng được thương hiệu trong thực tế

Xây dựng thương hiệu là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của một creative director, tuy nhiên không phải ai cũng có khả năng thực hiện  những chiến lược một cách hiệu quả và thành công. Bởi việc lên kế hoạch là một chuyện, thực thi nó như thế nào lại là một vấn đề khác. Có rất nhiều giám đốc sáng tạo đưa ra được những ý tưởng xây dựng thương hiệu rất độc đáo, mới lạ, tuy nhiên, khi thực hiện lại không khả thi. Do đó, một giám đốc sáng tạo giỏi và chuyên nghiệp cần phải có tư duy và nắm bắt được nhu cầu thị trường để xây dựng nên các chiến lược phát triển thương hiệu phù hợp và thực tế nhất, mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Có khả năng đẩy mạnh xây dựng được thương hiệu trong thực tế
Có khả năng đẩy mạnh xây dựng được thương hiệu trong thực tế

3.4. Có khả năng lãnh đạo

Là một giám đốc sáng tạo chắc chắn phải có khả năng lãnh đạo, quản lý thật tốt trong mọi vấn đề của doanh nghiệp. Từ việc đưa ra các kế hoạch, chiến lược cụ thể đến chỉ đạo và phân chia các đầu công việc đến các bộ phận khác, tạo mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong nhóm cùng chung mục tiêu cho sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một creative director còn phải có khả năng quản lý thật tốt hệ thống công việc làm sao để đảm bảo tiến độ được diễn ra theo kế hoạch và nguồn ngân sách cho việc thực hiện hợp lý nhất, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, khả năng lãnh đạo là tố chất rất quan trọng cần phải có ở một creative director.

Việc làm giám đốc thương hiệu

3.5. Có kỹ năng giao tiếp tốt

Là người đứng đầu lãnh đạo cả một tập thể trong doanh nghiệp, giám đốc sáng tạo phải là người có khả năng giao tiếp, truyền đạt tốt thì mới có thể chỉ đạo thực hiện được các công việc của doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói và sự tin tưởng đối với nhân viên, xây dựng nên văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp.

Ngoài ra, một giám đốc sáng tạo cũng thường xuyên phải gặp gỡ và làm việc với nhiều đối tác, khách hàng, do đó, kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng đặc biệt giúp cho các cuộc đàm phán thành công, đi đến ký kết hợp đồng, giúp hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả tốt.

Có kỹ năng giao tiếp tốt
Có kỹ năng giao tiếp tốt

Như vậy, những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn đã cung cấp những thông tin cơ bản về creative director là gì cũng như công việc và tố chất cần có của một creative director. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức quan trọng và hữu ích giúp các bạn có cái nhìn đúng đắn về giám đốc sáng tạo và mô tả công việc giám đốc sáng tạo, đặc biệt với những ai đam mê công việc này có thể “bỏ túi” cho mình những điều cần thiết nhất để phát triển hơn trong tương lai.

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý