
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Kim Xuyến
Một người đã giữ được chức vụ trưởng cửa hàng xăn dầu chắc phải là những người quản lý có những sự uy tín cho riêng mình để có thể quản lý được các nhân viên cũng như tạo niềm tin cho các khách hàng. Song song trách nhiệm cao như vậy là mức lương cũng như đại ngộ vô cùng hấp dẫn. Hãy cùng mình tìm hiểu những thông tin cũng như là trách nhiệm lớn lao của cửa hàng trưởng xăng dầu đối với ngành xăng Việt Nam qua bài viết dưới đây nhé!
Cửa hàng trưởng xăng dầu là những người phụ trách, quản lý một chuỗi các cửa hàng kinh doanh bán buôn và bán lẻ xăng dầu. Hiện tại trên cả nước có hàng ngàn các cửa hàng kinh doanh và bán lẻ xăng dầu thuộc nhiều đơn vị kinh tế khác nhau. Hiện tại với một người nắm giữ vị trí cửa hàng trưởng xăng dầu thì bạn có thể nhận được các mức lương khởi điểm khoảng 15 triệu đồng/ tháng và tùy thuộc vào doanh số của cửa hàng mà một mức lương có thể tăng lên.
Tuy việc gắn liền với các hoạt động kinh doanh có vất vả nhưng xăng dầu là một mặt hàng khá đặc thù hiện nay. Để có thể hoạt động các cửa hàng xăng dầu một cách thuận lợi, đòi hỏi những người quản lý, các cửa hàng trưởng cần phải có những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ tốt.
Cửa hàng trưởng xăng dầu là người có trách nhiệm tuyển dụng, đào tạo và nhận trách nhiệm với các hoạt động của nhân viên. Sự tiến bộ trong quá trình làm việc của nhân viên là chìa khóa thành công đối với các cửa hàng trường khi được phân công công việc vào chi nhánh nào đó hay là khi mở chi nhánh mới. Một cửa hàng trưởng cũng có thể có một hoặc nhiều các bộ phận khác như cửa hàng phó, trợ lý, quản lý bộ phận hay giám sát viên,...
Cửa hàng trưởng cũng phải đảm bảo được số lượng nhân viên mà mình phụ trách, để đảm bảo tiến độ công việc và vận hành cửa hàng xăng dầu một cách hiệu quả. Họ phải thường xuyên có mặt tại các cửa hàng để có thể trực tiếp hướng dẫn và điều hành các nhân viên của mình để có thể hoàn thành tốt những công việc được giao. Bên cạnh đó, họ cũng là người tạo động lực cho nhân viên, giải quyết các vấn đề nội bộ và đưa ra các quyết định cuối cùng cho nhân viên.
Nhiệm vụ của một cửa hàng trưởng vô cùng cao cả khi luôn phải đảm bảo vận hành một cách hiệu quả và đạt được các doanh số đề ra được đảm bảo nhân viên của mình một cách thật là chuyên nghiệp. Các doanh số đề ra có thể là hàng tháng, quý, năm hoặc tùy thuộc vào các mục tiêu của công ty. Điều này đòi hỏi họ phải đưa ra và thực hiện được các chương trình khuyến mãi, thiết lập hạn mức bán hàng và tổ chức các cuộc thi đua dành cho nhân viên để tùy thuộc vào các quy định hay điều lệ của công ty đưa ra (hàng tháng, quý, năm). Nếu như tình hình hoạt động kinh doanh không được tốt thì cửa hàng trưởng cần phải đưa ra và các chiến lược cụ thể cho những nhân viên, chấn chỉnh lại các thái độ làm việc của nhân viên, hay là giảm giờ làm thậm chí có thể là sa thải nhân viên để có thể sa thải nhân viên hoặc là cắt giảm các chi phí liên quan.
Kể cả khi làm việc với các nhân viên, khách hàng hay các nhà cung cấp hàng hóa thì cửa hàng trưởng đều là người đưa ra các quyết định cuối cùng. Do đó sự quyết đoán và khả năng đưa ra quyết định một cách nhanh chóng một yếu tố cần thiết đối với vị trí của một cửa hàng trưởng.
Đối với các khách hàng khó tính một khi xảy ra những vấn đề liên quan và không hài lòng với dịch vụ thì người đứng ra giải quyết các vấn đề đó là cửa hàng trưởng và cách mà họ giải quyết các vấn đề đó ảnh hưởng không nhỏ tới sự uy tín của cửa hàng và niềm tin của các khách hàng. Khi đó lại phải yêu cầu tới việc kỹ năng chăm sóc khách hàng và kỹ năng giải quyết vấn đề như những khiếu nại của khách hàng. Nếu như cửa hàng có tham gia các hoạt động thương mại trực tuyến thì cửa hàng trưởng cũng phải quản lý và tiếp nhận trên những nền tảng này.
Mô tả Công việc của cửa hàng trưởng của mỗi doanh nghiệp khác nhau thì cũng sẽ khác nhau. Quản lý các cửa hàng trưởng xăng dầu còn tùy thuộc vào quy mô, nhưng nhìn chung thì các cửa hàng trưởng xăng dầu sẽ bao gồm các công việc như sau:
- Các công việc liên quan đến chuyên môn
+ Theo dõi và chịu trách nhiệm nhập hàng và sổ sách, hệ thống kho vận của các cửa hàng trưởng xăng dầu
+ Trong trường hợp nhập hàng vào ngoài khung giờ làm việc, các cửa hàng trưởng có trách nhiệm báo cáo lên cấp trên để có thể sắp xếp nhân sự để có thể nhận hàng
- Nhiệm vụ để có thể liên quan đến kinh doanh
+ Thực hiện để phụ trách, chịu trách nhiệm toàn bộ các hoạt động của cửa hàng xăng dầu
+ Tìm kiếm các khách hàng đối tác, tạo mối quan hệ làm ăn tốt đẹp trên địa bàn
+ Đảm bảo sản lượng xăng dầu được khoản theo hàng tháng, dùng để tăng tối thiểu theo KPI đã đặt ra
- Nhiệm vụ quản lý nhân sự
+ Thực hiện phân công, giám sát các công việc của các nhân sự khác ở trong cửa hàng
+ Quản lý các nhân viên bán hàng, huấn luyện và đào tạo nhân viên trong cửa hàng xăng dầu đó
+ Phân công các ca trực và kiểm tra, chốt trụ và bán theo từng ca
- Quản lý nhập hàng
+ Cân đối kho hàng và làm các phiếu đặt hàng
+ Chịu trách nhiệm và xử lý các nội dung liên quan đến việc nhập, xuất, xăng dầu tồn kho và cũng bị hao hụt.
- Quản lý tài sản và sổ sách
+ Chịu trách nhiệm và quản lý các tài sản được công ty bàn giao, các trang thiết bị của cửa hàng
+ Quản lý, báo cáo sổ sách và những tài liệu hằng ngày để có thể giao nộp đúng với các quy định, quy trình kinh doanh của doanh nghiệp
+ Chịu trách nhiệm theo dõi công nợ của cửa hàng
+ Giám sát các công việc liên quan tới sổ sách kế toán và thống kê đối với doanh nghiệp
- Một số nhiệm vụ khác
+ Thực hiện kiểm soát các hóa đơn, xuất hóa đơn cho khách hàng làm hợp đồng, trình lên Ban giám đốc để ký kết các quyết định
+ Phối hợp với các phòng ban, các cơ quan chức năng khi cần thiết
+ Thực hiện các việc lập báo cáo nộp lại cho Ban Giám đốc theo quy định
+ Chốt ca trên các phần mềm của cửa hàng
Để có thể trở thành một người trưởng cửa hàng xăng dầu có tâm và có tầm, những người đang đảm nhận vị trí này cần phải có những tiêu chí như sau:
Một trưởng cửa hàng xăng dầu cần phải có những tiêu chí và yêu cầu về nhận thức như sau:
- Cần hiểu được những chức năng, nhiệm vụ, vai trò của công việc của cửa hàng trưởng khi được giao trách nhiệm tại điểm bán lẻ xăng dầu.
- Cần nắm được những quy định liên quan đến các hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu theo những quy định của pháp luật như thế nào.
- Nắm vững được các công tác hạch toán và quản lý tài chính tại cửa hàng.
- Nắm chắc được những kiến thức cơ bản về dầu nhờn, mỡ nhờn, nhiên liệu lỏng,…
- Nắm rõ được các nguyên lý, cấu tạo, cách sử dụng bảo quản những thiết bị tại cửa hàng xăng dầu.
- Nắm rõ được các phương pháp tổ chức và quy trình bán hàng xăng dầu, giải quyết các vấn đề thu hồi nợ như thế nào.
- Hội tụ đủ những kỹ năng lãnh đạo, quản lý bán hàng, tổ chức các hoạt động kinh doanh tại chuỗi cửa hàng xăng dầu.
- Có những khả năng hướng dẫn thành thạo cho khách hàng về việc sử dụng cũng như là việc thay thế cũng như bảo quản đúng yêu cầu kỹ thuật với các mặt hàng đang kinh doanh.
- Thành thạo đủ các kỹ năng về tổ chức nhập hàng, bán hàng đúng với quy định, quy trình của công ty xăng dầu, đảm bảo an toàn và quyền lợi cho khách hàng.
- Thành thạo những kỹ năng liên quan tới chứng từ, biểu mẫu, sổ sách đang được sử dụng tại cửa hàng.
- Có các chứng chỉ liên quan đến việc thành thạo bồi dưỡng nghiệp vụ xăng dầu, phòng cháy chữa cháy.Qua bài viết này hy vọng là bạn đã nắm rõ những quy trình cụ thể về công việc cũng như các yếu tố của một cửa hàng trưởng xăng dầu. Nếu bạn đang có ý định và ước mơ theo đuổi ngành nghề này thì đừng ngần ngại phát triển baner thân của mình để có thể trở thành một trưởng cửa hàng xăng dầu nhé!
Xăng Ron 95 là gì?
Xăng Ron 95 là xăng gì? Các loại xe nào dùng được xăng Ron 95? Cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây để biết thêm chi tiết các bạn nhé!
Chia sẻ
Bình luận