Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Đào tạo nhân viên kinh doanh – Quy trình và cách đào tạo

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Kinh doanh là xương sống của của mọi hoạt động trong xã hội, là khía cạnh chủ đạo duy trì sự hoạt động của kinh tế. Nhưng trước khi thể hiện vai trò to lớn đối với xã hội thì hoạt động đào tạo nhân viên kinh doanh đã chứng tỏ được giá trị quan trọng của nó ở trong mỗi công ty, doanh nghiệp.

Sau khi tuyển dụng nhân viên kinh doanh là lúc các doanh nghiệp cần bắt tay vào việc đào tạo người mới cho hợp văn hoá công ty và vận hành tốt guồng quay của doanh nghiệp. Khi muốn đào tạo nên một đội ngũ nhân viên kinh doanh thì sẽ phải lên trước một chiến lược, một bản kế hoạch bài bản, rõ ràng theo một quy trình nhất định. Qua đó có thể cung cấp cho nhân viên kinh doanh những nguồn kiến thức kinh doanh bổ ích được coi là công cụ đặc biệt mang về lợi nhuận tốt cho doanh nghiệp. Vậy để đào tạo nhân viên kinh doanh, những nhà lãnh đạo nên làm gì?

1. Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh

Khi đào tạo tốt một nhân viên kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ có một người chốt sale giỏi. Tương tự như vậy, có hàng trăm nhân viên kinh doanh được đào tạo bài bản sẽ có hàng trăm cơ hội bán hàng hiệu quả dành cho doanh nghiệp. Với lợi ích to lớn như vậy, việc đào tạo nhân viên càng trở thành nhiệm vụ quan trọng. Để thực thi nhiệm vụ quan trọng ấy, trước tiên doanh nghiệp cần phải xây dựng được một quy trình đào tạo nhân viên bài bản.

Quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh phổ biến và đạt chuẩn theo sự đánh giá của các chuyên gia kinh tế bao gồm:

1.1. Đào tạo kiến thức về sản phẩm cho đội ngũ nhân viên kinh doanh

Nhà lãnh đạo cần phải cung cấp cho nhân viên kinh doanh của mình nguồn kiến thức về sản phẩm theo cách hoàn chỉnh nhất có thể. Bởi vì khi nắm bắt được kiến thức về sản phẩm thì nhân viên của bạn sẽ có thể làm tốt hơn nhiều trong quá trình tư vấn cho khách hàng về sản phẩm.

Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh
Xây dựng quy trình đào tạo nhân viên kinh doanh

Khi hiểu sản phẩm sâu sắc, các bạn sẽ nhanh biết được đối tượng khách hàng nào phù hợp với sản phẩm nào. Do đó có thể đánh vào tâm lý muốn mua hàng của khách hàng và tư vấn cho họ sản phẩm phù hợp ngay khi họ chưa có ý định mua. Hiểu biết sâu sắc chính là cơ sở thúc đẩy hành vi mua hàng của khách hàng.

Thêm vào đó, một khi bạn biết bạn đang bán những mặt hàng gì, tính năng, công dụng của nó ra sao thì mới có thể dễ dàng tạo lòng tin cho người mua. Nếu bạn là khách hàng, bạn muốn mua sản phẩm mà không tìm được nơi uy tín, nhất là khi gặp được những “nhân viên kinh doanh dạo” chỉ làm duy nhất nhiệm vụ “trông hàng” thì bạn sẽ chẳng thể nào tin tưởng mua hàng tại đó.

1.2. Phổ cập luồng kiến thức kinh doanh liên tục

Nếu bạn luôn có những thông báo được gửi đi theo định kỳ hoặc mỗi khi công ty có hoạt động, có chiến lược, dự án kinh doanh thì nhân viên kinh doanh của bạn sẽ luôn cập nhật được mọi tình hình hoạt động đang diễn ra trong ngành với mọi biến động. Làm kinh doanh thì cần sự nhaỵ bén, khi bản thân người lãnh đạo nhạy bén ngay từ trong cách cung cấp thông tin thì tự khắc bản thân nhân viên của bạn cũng sẽ cập nhật được những biến động hay xu hướng chung của ngành, từ đó có cách thâm nhập vào thị trường kinh doanh một cách khéo léo và kịp thời.

Đặc biệt những kiến thức kinh doanh cần được phổ cập nên tập trung vào việc đưa ra những dịch vụ, những bước đi của đối thủ, cùng nhân viên phân tích mọi điều kiện, các lợi thế cạnh tranh giữa công ty mình và công ty họ. Có như vậy, nhân viên của bạn sẽ ngày một dạn dĩ hơn và biết cách chủ động trong công việc với kỹ năng cập nhật kiến thức thường xuyên được hình thành.

Việc làm nhân viên kinh doanh tại Hồ Chí Minh

1.3. Đào tạo nhân viên kinh doanh theo mô hình “đôi bạn cùng tiến”

Vâng, một chút mơ màng về quá khứ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hẳn bạn nào cũng đã được trải qua mô hình học tập “partner” khi giáo viên ghép bạn với một bạn khác có trình độ khác bạn để cùng kèm cặp nhau học tốt. Mô hình này rất hữu ích để đưa vào hoạt động đào tạo nhân viên kinh doanh.

Đào tạo nhân viên kinh doanh theo mô hình “đôi bạn cùng tiến”
Đào tạo nhân viên kinh doanh theo mô hình “đôi bạn cùng tiến”

Bạn có thể thực hiện hình thức này bằng cách ghép cặp nhân viên kinh doanh cũ kèm cặp một nhân viên kinh doanh mới. Chính những nhân viên cũ sẽ là “người đào tạo nhỏ” của bạn để thúc đẩy nhanh hơn quá trình học hỏi và tiếp thu công việc cho người mới. Học từ đồng nghiệp sẽ nhanh chóng hơn rất nhiều và do đó bạn có được cơ hội sở hữu một đội ngũ nhân viên kinh doanh lành nghề, chuyên nghiệp một cách nhanh nhất.

1.4. Xây dựng kho dữ liệu cung cấp tất tần tật kiến thức về kinh doanh

Hãy gọi đó là “thư viện” kinh doanh vì nơi đây, bạn hãy bổ sung và kêu gọi bổ sung tất cả những kiến thức bổ ích về kinh doanh. Bạn biết đấy, hoạt động kinh doanh cần đổi mới liên tục phương pháp và chiến lược để phù hợp với thị trường kinh tế và đặc điểm kinh doanh.

Bạn có thể đẩy vào trong Thư viện đó những cuốn sách kinh điển viết về kinh doanh hay những video nói về kỹ năng làm kinh doanh hiệu quả chẳng hạn. Càng nhiều nguồn tài liệu sẽ càng giúp ích cho việc mở mang kiến thức và hình thành nhiều kỹ năng cho nhân viên.

Nhưng điều khó nhất ở đây chính là xây dựng văn hóa đọc. Thời đại công nghệ số, không mấy người chịu đầu tư thời gian để đọc sách. Vậy thì trước khi lên ý tưởng xây dựng thư viện kinh doanh thì bạn đã phải là người làm tốt nhiệm vụ truyền cảm hứng cho nhân viên kinh doanh. Khi tình yêu kinh doanh, cái máu nghề nghiệp sôi sục từ trong bạn truyền sang cho họ thì bằng mọi cách, nhân viên kinh doanh của bạn cũng sẽ hăng hái học hỏi, tìm hiểu làm sao để kinh doanh tốt nhất.

Việc làm chuyên viên kinh doanh

1.5. Cung cấp các công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả

Thị trường nói rất nhiều đến các công cụ bán hàng, đương nhiên trong đó sẽ phải chứa đựng những giá trị giúp thúc đẩy kinh doanh. Bạn hãy cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ về chúng và cân nhắc về việc sử dụng, đưa chúng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.

Cung cấp các công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả
Cung cấp các công cụ hỗ trợ kinh doanh hiệu quả

Nhưng để các công cụ này đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn cần hình thành cho nhân viên kỹ năng sáng tạo, vì nếu tận dụng đến mức lạm dụng thì đương nhiên vô hình chung nhân viên kinh doanh của bạn sẽ trở thành những người thụ động, không thể tìm ra những ý tưởng mới hay hơn đưa vào chiến lược kinh doanh. Cách tốt nhất bạn hãy cùng nhân viên của mình tìm hiểu xem có cách nào kết hợp được công cụ hỗ trợ kinh doanh với sự sáng tạo. Vì công cụ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể sử dụng, còn sáng tạo không phải ai cũng làm được, nhất là khi bạn và nhân viên kinh doanh của mình đã dành hết tâm huyết vào để tính toán, tìm ra những hướng đi tốt nhất cho sự nghiệp kinh doanh của công ty, doanh nghiệp.

2. Bí quyết đào tạo nhân viên kinh doanh hiệu quả

Sau khi đã xây dựng được một đội ngũ nhân viên kinh doanh cùng với quy trình đào tạo phù hợp, đừng nghĩ rằng có thể dừng lại ở đó. Bởi vì trong suốt quá trình thực hiện, chúng ta sẽ phát sinh ra rất nhiều thứ. Vậy nếu không làm gì, làm sao có thể xử lý, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. Điều này đặt ra yêu cầu, cả lãnh đạo và nhân viên cần phải lao động không ngừng nghỉ mới có thể xây dựng được một đội ngũ kinh doanh vững mạnh. Với tư cách của một người đứng đầu, bạn cần phải có những bước đi đúng đắn trong khâu đào tạo nhân viên.

Do đó, đừng bỏ qua lời khuyên dưới đây, tôi tin nó sẽ rất hữu ích để bạn nhận thấy các vấn đề quan trọng cần lưu ý trong chiến lược đào tạo nhân viên kinh doanh của mình.

Bởi lẽ người nhân viên kinh doanh chính là những người trực tiếp có thể mang lại lợi nhuận cho đứa con tinh thần của bạn, chính vì thế mà trong cách đào tạo nhân viên kinh doanh của bạn vừa phải thật khéo léo vừa thật chuyên nghiệp. Nhưng đây chính là điều mà bất cứ nhà quản lý nào cũng trăn trở, quả thực nó không dễ gì để thực hiện, nhất là khi thị trường kinh doanh luôn cạnh tranh gay gắt. Làm sao để trở thành một con sóng lớn trước biển cả dạt dào? Lời đáp nằm trong con người bạn và trong cách bạn vận dụng những điều mà tôi sẽ chia sẻ bên dưới đây.

Việc làm trợ lý giám đốc kinh doanh

2.1. Hãy tạo môi trường…

Bí quyết đào tạo nhân viên kinh doanh hiệu quả
Bí quyết đào tạo nhân viên kinh doanh hiệu quả

Muốn đào tạo nhân viên kinh doanh đạt hiệu quả, trước tiên bạn cần phải tạo được môi trường đào tạo tốt. Trong vai trò là một nhà quản lý, ắt hẳn bạn rõ hơn bất cứ ai, môi trường làm việc có những tác động không hề nhỏ đến khả năng sáng tạo và mức độ tập trung của nhân viên. Vì vậy mà nếu không xây dựng được một môi trường làm việc thoải mái, một không khí làm việc thân thiện thì làm sao bạn có thể làm nhiệm vụ đào tạo tốt, đơn giản vì nhân viên của bạn không thể phát triển trong một công việc gò bó, càng khó phát huy khả năng sáng tạo của bản thân nhân viên.

Bạn có từng nghĩ đến mô hình các nhóm nhân viên cùng nhau chia sẻ, xây dựng, góp ý với nhau về bất kể hoạt động kinh doanh nào đó của công ty. Đương nhiên điều này tự khắc đưa nhân viên của bạn vào một mô hình đào tạo chuyên nghiệp trên tinh thần chia sẻ và đoàn kết, giúp đỡ nhau trong công việc. Từ tinh thần làm việc thoải mái cho đến tinh thần làm việc gắn kết sẽ là giường cột giúp công ty bạn càng thêm vững chắc trên thương trường. Nền móng tốt thì ngọn mới tự tin cao thêm.

Cùng với đó, hãy áp dụng phương pháp không đào tạo mà hóa đào tạo chuyên nghiệp khi tạo dựng được thời gian biểu cho nhân viên hợp lý để họ có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Không phải lúc nào vùi mình vào công việc đã là tốt. Làm việc quá căng thẳng trong một thời gian dài, năng lượng của chúng ta sẽ giảm sút rất nhiều và dẫn đến kết quả công việc không cao. Do đó, tạo điều kiện cho nhân viên có đủ thời gian nghỉ ngơi trước khi bước vào công việc cũng chính là một hình thức đào tạo nhân viên kinh doanh khoa học.

2.2. Đánh giá nhân viên thường xuyên

Có lẽ với cái máu kinh doanh khi đã được truyền lửa nhiệt huyết và nguồn cảm hứng tốt thì mỗi người đều sẽ nỗ lực nhiều hơn, kéo theo đó họ mong muốn sự nỗ lực ấy được ghi nhận và hơn hết là được đánh giá. Mỗi lời đánh giá của người quản lý sẽ là cơ sở, là động lực để họ biết họ cần khắc phục điều gì.

Trong kinh doanh, kỹ năng là yếu tố khá quan trọng quyết định phần lớn đối với sự thành công của hoạt động kinh doanh. Nên khi bạn muốn nhân viên của mình có thể phát huy tối đa kỹ năng nào đó thì nhất định bạn sẽ phải liên tục đánh giá kết quả công việc gắn liền với kỹ năng đó của nhân viên.

Đánh giá nhân viên thường xuyên
Đánh giá nhân viên thường xuyên

Chẳng hạn thông qua ví dụ này để bạn dễ hiểu hơn, khi chiến lược của bạn đang đào tạo nhân viên A thực hiện tốt quy trình bán hàng. Lúc này bạn sẽ phải tính toán được tỷ lệ có thể biến đổi của quy trình bấn hàng thay vì chăm chăm chú ý tới doanh thu đạt được. Có nghĩa là bạn quan trọng hơn vào cách nhân viên của bạn thực hiện quy trình đào tạo đó như thế nào. Có như vậy bản thân bạn mới thực sự là người truyền cảm hứng thành công cho nhân viên, họ cảm nhận được bạn đang kỳ vọng ở họ sự phát triển kỹ năng chứ không phải chăm chăm nhìn vào con số lợi nhuận. Vì điều đó, nhân viên của bạn sẽ càng cố gắng cống hiến hơn đấy nhé. Đây cũng là bí quyết mà không phải người lãnh đạo nào cũng biết được trong hành trình đào tạo nhân viên của mình.

Việc làm nhanh

2.3. Tập trung đào tạo các kỹ năng thích hợp

Đừng bao giờ lan man, trong bất kể vấn đề gì. Điều đó là đương nhiên. Bạn biết đấy khi chúng ta lan man, vấn đề trọng tâm không được giải quyết triệt để. Việc đào tạo nhân viên kinh doanh cũng vậy, nếu bạn đang muốn nhân viên kinh doanh của mình có thể tiếp cận tập khách hàng lớn thì nhất định chỉ nên tập trung đào tạo họ những kỹ năng có thể mang tới kết quả tốt trong phạm vi tìm được tập khách hàng mà thôi.

Nói chung, hoạt động đào tạo nhân viên kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quy trình hoạt động kinh doanh. Muốn doanh nghiệp đi lên, nhất định bạn cần phải xây dựng được một quy trình đào tạo chuẩn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;