
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Trần Thùy Linh
Khi nói về chất lượng hình ảnh được in ra, chúng ta thường để cập nhiều đến độ phân giải. Độ phân giải của hình ảnh càng cao thì hình ảnh sau khi được in ra càng hiển thị rõ nét hơn. Vậy độ phân giải DPI là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về độ phân giải DPI và những nguyên tắc áp dụng độ phân giải DPI trong ngành công nghiệp in ấn qua bài viết sau đây nhé!
DPI, hay Dots Per Inch, là một thuật ngữ khá thông dụng trong ngành in ấn và được sử dụng khi nói về độ phân giải của hình ảnh. Hiểu một cách chính xác thì DPI được sử dụng để làm thước đo độ phân giải của một tài liệu in ấn hoặc bản quét kỹ thuật số. Thông thường, người ta tính DPI bằng cách tính số điểm có thể đặt được trên một đường thẳng dài 1 inch hoặc 2,54cm.
DPI càng cao đồng nghĩa với việc hình ảnh được hiển thị càng sắc nét và cung cấp nhiều thông tin hơn cho các thiết bị in ấn. Hình ảnh có DPI thấp trông sẽ có cảm giác loang mực và các chi tiết bị mờ.
DPI được áp dụng trong ngành in ấn theo những tiêu chuẩn và nguyên tắc nhất định. Tuy vậy, để có một hình ảnh được in ra với chất lượng cao thì bên cạnh DPI bạn cũng cần phải có một máy in hay dịch vụ in tốt.
Mỗi máy in có một thông số DPI riêng biệt và thông số này biểu hiện cho chất lượng hình ảnh đầu ra. Hầu hết các máy tính thông dụng hiện nay có độ phân giải 300 – 600DPI. Máy in chất lượng cao đều cho ra hình ảnh có độ phân giải tối thiểu là 1000DPI. Máy in laser và máy in led sở hữu độ phân giải thấp nhất là 600DPI và cao nhất là 2000DPI.
Vậy những tiêu chuẩn và nguyên tắc khi áp dụng DPI trong ngành in ấn là gì?
Một hình ảnh có độ phân giải thấp khi có thông số DPI tối đa là 150. Tương tự, đối với các tài liệu in thì bản in 150DPI cũng được coi là bản in có chất lượng kém. Trên thực tế, những hình ảnh được đăng tải trên các website chỉ có số DPI là 72, vì vậy người ta thường không in trực tiếp ảnh từ các website. Hình ảnh có độ phân giải DPI thấp khi in ra sẽ bị nhòe không thể nhìn rõ các chi tiết.
Những hình ảnh có độ phân giải DPI thấp thường chỉ được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp với mục đích chủ yếu là quét tài liệu văn bản và lưu trữ hồ sơ kỹ thuật số. Ngược lại, những biển quảng cáo, poster, standee… đều phải sử dụng hình ảnh có độ phân giải cao.
Hình ảnh có độ phân giải trung bình sở hữu thông số DPI ở mức 200 – 300. Trong khi đó, một hình ảnh phải có độ phân giải 300DPI mới đạt đến tiêu chuẩn công nghiệp về chất lượng hình ảnh.
Những tài liệu được phát tán ra ngoài như tờ rơi, poster, danh thiếp, hay thậm chí là danh thiếp thông minh được tạo ra bởi phần mềm card visit 365, đều có độ phân giải là 300DPI. Một số doanh nghiệp không quá quan tâm đến chất lượng hình ảnh thường chỉ in ở độ phân giải 250DPI.
Mặt khác, tài liệu marketing được quy định in ở độ phân giải 300DPI. Các bản báo cáo, phiếu mua bán hàng, sách… đều được in ở độ phân giải 250DPI – 300DPI hoặc có thể nhỏ hơn.
Về nguyên tắc, những bản in hay bản quét tài liệu đạt độ phân giải tối thiểu từ 600DPI đều được coi là có độ phân giải cao. Những hình ảnh có độ phân giải cao sẽ có dung lượng lớn hơn, tương ứng với thời gian quét lâu hơn.
Những máy in bàn nhỏ gọn được sử dụng trong môi trường văn phòng không có khả năng xử lý với hình ảnh có độ phân giải cao. Để in hình ảnh có độ phân giải cao, bạn cần sử dụng các dịch vụ in ấn chuyên nghiệp.
Tuy nhiên, những hình ảnh có độ phân giải quá cao thường không phổ biến trong môi trường kinh doanh. Về cơ bản, những bản in có độ phân giải trên 1200DPI đều cho người xem cảm giác không có nhiều sự khác biệt.
Thông thường, người ta cũng sẽ để ý quá nhiều đến những sự khác biệt nhỏ trong các hình ảnh đều có độ phân giải cao. Hơn nữa, chi phí để in hình ảnh có độ phân giải cao thường đắt đỏ hơn nhiều. Bởi vậy, xét trên khía cạnh lợi nhuận, doanh nghiệp thường ưu tiên độ phân giải 600DPI.
PPI, hay Pixels Per Inch, cũng là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ độ phân giải của hình ảnh. Hai thuật ngữ này có khá nhiều sự khác nhau.
Về cơ bản, DPI biểu thị số lượng điểm ảnh trong diện tích 1 inch của hình ảnh được in ra bởi máy in. Trong khi đó, PPI lại biểu thị số lượng pixel có trong diện tích 1 inch của hình ảnh được hiển thị trên màn hình.
Có một vài nguyên nhân dẫn đến sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ này.
- Về nguyên tắc thì PPI được sử dụng khi nói về chất lượng hiển thị ảnh trên màn hình máy tính, tuy nhiên độ phân giải của hình ảnh trên màn hình cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến DPI – độ phân giải của hình ảnh được in ra bởi máy in. Thông thường, để hình ảnh được in ra có độ phân giải tốt thì thông số DPI của hình ảnh sẽ cao hơn thông số PPI.
- Một số dịch vụ in ấn chuyên nghiệp cũng yêu cầu về độ phân giải DPI của các hình ảnh khi hiển thị trên màn hình. Thực tế, ở đây chúng ta cần phải sử dụng thuật ngữ PPI. Điều này khiến cho những người không có sự hiểu biết sẽ bị nhầm lẫn giữa DPI và PPI.
Ngoài ra, DPI cũng được sử dụng để xác định kích thước của hình ảnh khi in. Việc tăng hoặc giảm DPI sẽ làm tăng hoặc giảm kích thước của hình ảnh được in ra.
Để đảm bảo hình ảnh in ra có độ phân giải sắc nét thì ảnh cần in phải có kích cỡ lớn hơn bản in. Bạn cần chọn những hình ảnh có chất lượng tốt, độ phân giải cao. Bạn cũng nên lưu hình ảnh bằng các định dạng chuyên dụng để giữ được chất lượng ảnh khi in, chẳng hạn như định dạng TIF hoặc EPS.
Như vậy là quan những thông tin được tổng hợp trong bài viết bạn đã hiểu được độ phân giải DPI là gì và những nguyên tắc áp dụng độ phân giải DPI trong ngành công nghiệp in ấn. Bạn cũng cần đọc kỹ những lưu ý trong bài viết để tránh bị nhầm lẫn giữa DPI và PPI nhé! Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ hữu dụng đối với bạn đọc.
Sticker là gì?
Sticker là gì? Vì sao sticker được ưa thích và sử dụng rộng rãi? Tìm hiểu thêm về những loại sticker thường gặp nhất hiện nay qua bài viết sau đây nhé!
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận