Tác giả: Phạm Dịu
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024
Trong đời sống hàng ngày, đôi khi chúng ta có nghe về những doanh nghiệp xã hội hoạt động với mục đích cải thiện đời sống của cộng đồng, Vậy chính xác thì doanh nghiệp xã hội là gì và có vai trò như thế nào? Nhà nước có chính sách gì đối với loại doanh nghiệp này hay không? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu về doanh nghiệp xã hội qua bài viết sau đây.
Về cơ bản, ta có thể hiểu doanh nghiệp xã hội là những tổ chức, doanh nghiệp thực hiện những hoạt động kinh doanh với những mục đích mang tính xã hội, mang lại giá trị cho cộng đồng, cải thiện đời sống của con người thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho tổ chức hoặc cho chủ sở hữu. Phần lớn lợi nhuận của doanh nghiệp xã hội sẽ được sử dụng để đầu tư vào những mục tiêu cộng đồng, những giá trị xã hội.
Kể từ khi ban hành luật doanh nghiệp trong đó bao gồm các quy định về doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp xã hội đã tăng lên một cách đáng kể. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến cuối tháng 4 năm 2024 đã có 114 doanh nghiệp xã hội và văn phòng doanh nghiệp xã hội đăng ký giấy phép hoạt động trên phạm vi cả nước. Cùng với đó là những doanh nghiệp với mục đích hoạt động như doanh nghiệp xã hội nhưng chưa đăng ký với nhà nước. Thống kê cũng cho thấy phần lớn doanh nghiệp xã hội tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, còn lại được phân bố đều ở các vùng nông thôn.
Để được coi là một doanh nghiệp xã hội tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
- Được đăng ký thành lập dưới dạng doanh nghiệp xã hội theo quy định của luật doanh nghiệp năm 2024.
- Hoạt động với mục tiêu giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường, đem lại giá trị thiết thực cho cộng đồng.
- Sử dụng từ 51% lợi nhuận hằng năm trở lên để tái đầu tư, mở rộng những mục tiêu về xã hội, môi trường và cộng đồng như đã được đăng ký trước đó.
Những điều kiện này là cần thiết để quy định rõ những điểm khác biệt giữa doanh nghiệp kinh doanh và doanh nghiệp xã hội. Từ đó tạo điều kiện, khuyến khích phát triển cho các doanh nghiệp xã hội trong việc giúp đỡ, cải thiện đời sống cộng đồng.
Xem thêm: Sử dụng mạng xã hội để phát triển việc làm và quản trị kinh doanh
Về bản chất, doanh nghiệp xã hội vẫn phải tuân theo những quyền và nghĩa vụ của một doanh nghiệp thông thường như tự do kinh doanh những ngành nghề được cho phép, có quyền tự chủ trong việc kinh doanh hay nghĩa vụ tài chính như kê khai, nộp thuế,... theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, một doanh nghiệp xã hội cũng được hưởng những quyền lợi và nghĩa vụ đặc biệt như sau:
- Doanh nghiệp xã hội có nghĩa vụ phải duy trì mục tiêu cũng như phương hướng hoạt động đã được đăng ký trong suốt quá trình hoạt động. Nếu một doanh nghiệp xã hội muốn chuyển đổi mục tiêu thành kinh doanh và từ bỏ mục tiêu xã hội hoặc ngược lại một doanh nghiệp muốn chuyển sang mục tiêu xã hội cần phải đăng ký lại với cơ quan có thẩm quyền và thực hiện theo quy định.
- Đại diện doanh nghiệp xã hội được tạo điều kiện thuận lợi trong việc xin cấp giấy phép, chứng chỉ liên quan đến mục đích xã hội theo quy định của pháp luật.
- Được quyền huy động cũng như nhận những khoản tiền tài trợ từ những tổ chức, doanh nghiệp khác trong nước và ngoài nước để bù đắp chi phí hoạt động cũng như đầu tư cho việc hỗ trợ cộng đồng.
- Không được sử dụng những khoản tiền tài trợ kể trên để phục vụ cho mục đích nào khác ngoài bù đắp chi phí hoạt động và đầu tư hỗ trợ cộng đồng.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm phải báo cáo tình hình hoạt động hằng năm đối với những doanh nghiệp được ưu đãi, hỗ trợ trong quá trình hoạt động.
Ngoài ra, doanh nghiệp xã hội còn được nhà nước khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện phát triển thông qua những chính sách hỗ trợ và phát triển cộng đồng.
Với mục tiêu cải thiện đời sống, môi trường cũng như phát triển cộng đồng, hỗ trợ người dân, vai trò của doanh nghiệp xã hội đang ngày càng quan trọng hơn trong sự phát triển bền vững của bất kỳ quốc gia nào. Những vai trò chính của các doanh nghiệp xã hội bao gồm:
- Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cũng như tạo điều kiện cho những bộ phận cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn. Một số doanh nghiệp xã hội tiêu biểu cho vai trò này đó là những doanh nghiệp hỗ trợ người khuyết tật, người bị mắc bệnh hiểm nghèo, HIV/ AIDS, ung thư.
- Tạo cơ hội hòa nhập xã hội cũng như điều kiện việc làm với những cá nhân, cộng đồng yếu thế, bị xã hội xa lánh. Những doanh nghiệp xã hội đóng vai trò này bao gồm những doanh nghiệp tạo công ăn việc làm cho người khuyết tật, người mất khả năng lao động, tạo điều kiện tái hòa nhập cộng đồng cho những người từng vi phạm pháp luật hay người nghiện, người nhiễm HIV/ AIDS,...
- Nghiên cứu, đưa ra ý tưởng cho những giải pháp mới nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường như nghiên cứu năng lượng sạch, nghiên cứu tái chế và xử lý rác thải hoặc nghiên cứu về khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính.
Xem thêm: Việc làm tài chính doanh nghiệp
Với nhiệm vụ cũng như vai trò đa dạng, doanh nghiệp xã hội cũng được tổ chức thành nhiều loại khác nhau. Các công ty xã hội được chia loại theo mục tiêu và hình thức hoạt động của chúng:
- Doanh nghiệp phi lợi nhuận: Các doanh nghiệp này thường hoạt động với hình thức các tổ chức, trung tâm, câu lạc bộ hoặc các quỹ từ thiện, Học tập trung vào việc đưa ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề cụ thể trong xã hội, Thông qua việc thu hút, kêu gọi đầu tư, đóng góp từ bên ngoài để làm cơ sở cải thiện đời sống cộng đồng.
- Doanh nghiệp không có lợi nhuận: Đây là những doanh nghiệp có tham gia vào lĩnh vực kinh tế với những mục đích đã được đề ra từ ban đầu. Toàn bộ lợi nhuận thu được sẽ được sử dụng chủ yếu vào việc tái đầu từ vào việc giải quyết các vấn đề xã hội đã được đề ra. Theo đó, cơ sở kinh tế sẽ được sử dụng vào nguồn lực để phát triển cơ sở xã hội, qua đó góp phần cải thiện đời sống xã hội.
- Doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận: Đây là doanh nghiệp ngay từ đầu đã xác định cả mục đích xã hội lẫn mục đích lợi nhuận. Trong đó, mục đích xã hội là mục tiêu chính và mục đích lợi nhuận không chi phối định hướng công ty. Đối với mô hình doanh nghiệp này, một phần lợi nhuận sẽ được chia cho các cổ đông, còn lại sẽ được sử dụng vì mục đích xã hội đã đề ra.
Qua bài viết trên, chúng ta đã tìm hiểu một số thông tin về doanh nghiệp xã hội như doanh nghiệp xã hội là gì, doanh nghiệp xã hội có quyền và nghĩa vụ như thế nào, phân loại một số doanh nghiệp xã hội cũng như vai trò của chúng. Timviec365.vn hy vọng đã mang lại những thông tin bổ ích và giải đáp được những thắc mắc của bạn về doanh nghiệp xã hội.
Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh
Tổ chức xã hội là gì
Để tìm hiểu sâu hơn một hình thức hỗ trợ cộng đồng khác đó là tổ chức xã hội, hãy tham khảo bài viết dưới đây!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc