Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Graphic Designer là gì? Tìm hiểu nghề “hái ra tiền” hot nhất hiện nay

Tác giả: Nguyễn Tú Anh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 22 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong giới thiết kế, thuật ngữ Graphic Designer chắc hẳn đã không còn quá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết graphic designer là gì. Một graphic designer thì sẽ làm những công việc gì? Bài viết sau đây của Tú Anh sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

1. Graphic Designer là gì?

1.1. Graphic Designer là gì?

graphic designer là gì
Graphic Designer là gì?

“Graphic Designer” là tên gọi tiếng anh của những người làm công việc thiết kế đồ hoạ bằng cách sử dụng các phần mềm chuyên để sáng tạo ra các tác phẩm thiết kế khác nhau. Những tấm áp phích quảng cáo lộng lẫy, những hình ảnh poster bắt mắt khắp rạp chiếu phim, những bài viết được thiết kế chỉn chu trên tạp chí thời trang, logo quả táo cắn dở của đế chế công nghệ Apple,.. đều là những sản phẩm của dân thiết kế đồ hoạ - Graphic Designer.

Nếu bạn chú ý, bạn sẽ nhận thấy rằng những sản phẩm đó được trình bày theo các phong cách khác nhau tùy thuộc vào mục đích và đối tượng tiếp nhận. Ngành thiết kế đồ hoạsẽ hướng dẫn bạn cách chọn màu sắc và bố cục hình ảnh để tạo ra được thiết kế sáng tạo và thu hút người xem nhất.

Xem thêm: Nghề photographer

1.2. Công việc hàng ngày của một Graphic Designer

Về cơ bản, khối lượng công việc và nhiệm vụ của mỗi vị trí là khác nhau song các công việc Graphic Designer cũng có một số điểm chung nhất định.

Người thiết kế sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp truyền tải thông điệp hiệu quả và khiến khách hàng ghi nhớ hình ảnh sản phẩm. Để làm được điều này họ phải có sự tương tác và thật sự hiểu được mục đích của doanh nghiệp thì mới có thể biến chúng thành các ý tưởng concept trong thiết kế. Các công việc thường gặp của người thiết kế đồ hoạ là: Gặp gỡ giao tiếp với khách hàng giúp họ truyền tải ý tưởng một cách dễ hiểu nhất; thiết kế các ấn phẩm quảng cáo, báo cáo và các bìa sách, brochure, logo, website; phác thảo thiết kế lên giấy rồi phác thảo lại lần nữa trên máy tính bằng phần mềm; thuyết minh, demo ý tưởng cho khách hàng; làm việc trong một team để thiết kế dự án; tìm kiếm các đối tác kết hợp cho công việc cụ thể.

Click ngay để tìm việc làm thiết kế đồ họa như ý muốn.

2. Sự cần thiết của Graphic Designer

- Gíup công ty bán được hàng: Để bán được hàng cần rất nhiều bước nhưng trong công đoạn marketing, đưa hình ảnh sản phẩm tới khách hàng tiềm năng thì graphic designer giữ vai trò khá là quan trọng. Nhiệm vụ của thiết kế đồ hoạ là thiết kế poster quảng cáo treo ở công cộng để giới thiệu với người dùng, chỉnh sửa hình ảnh diễn viên quảng cáo long lanh, lộng lẫy để tạo thiện cảm với người hâm mộ,… Tóm lại, người thiết kế đồ hoạ sẽ làm cho hình ảnh của sản phẩm đẹp nhất có thể để giúp công ty có thể bán được hàng.

- Góp phần thu hút sự chú ý của người đọc: Có bao giờ bạn chần chừ, phân vân không biết nên mua một cuốn truyện hay không vì bìa sách của nó quá tẻ nhạt? Bạn đã từng mua một tờ báo mà cảm thấy khó chịu vì sự sắp xếp lộn xộn và rối rắm không? Nếu câu trả lời của bạn là có thì đó chính là trách nhiệm Graphic Designer. Họ sẽ có nhiệm vụ thiết kế bìa sách và dàn trang hợp lý nhằm cải thiện và khuyến khích thói quen đọc của mọi người.

graphic designer
Vai trò cúa Graphic Designer

- Xây dựng hình ảnh cho công ty: Logo, name card, biển hiệu, thẻ nhân viên,… đều là những “tác phẩm” của Graphic Designer. Đội ngũ Graphic Designer sẽ xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp của công ty . Nếu bạn đã từng ngưỡng mộ và trầm trồ trước những hình ảnh ấy thì đừng quên đó chính là công sức của những nhân viên thiết kế đồ hoạ.

- Tạo dựng các mối quan hệ: Điều này nghe có vẻ hơi “sai sai” nhưng chắc chắn là doanh nghiệp nào cũng luôn cố gắng tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nhà cung cấp, đầu tư. Chẳng hạn, bạn sở hữu một trang web thương mại điện tử và cần một nhà đầu tư thì bạn có bao giờ đặt ra câu hỏi ngoài sản phẩm của mình thì điều đầu tiên anh ấy chú ý sẽ là gì? Đó chính là thiết kế website. Nếu giao diện trực quan của web không hấp dẫn thì bạn có thể mất đi cơ hội, mối quan hệ làm ăn của mình với khách hàng đó.

- Trình bày ý tưởng: Khi bạn đã thành thục trong việc sắp xếp hình và sắp xếp chữ thì bạn có khả năng diễn đạt thông tin khá tốt. Ví dụ như CV xin việc của bạn, nếu một người không có kiến thức về đồ hoạ sẽ gặp khó khăn không biết nên đặt đoạn văn ở đâu, kích cỡ chữ thế nào cho vừa, nên chèn hình ảnh gì để nhà tuyển dụng có cảm nhận tốt về mình.

Hiện nay, các công ty doanh nghiệp đang tích cực đẩy mạng quảng bá về mặt thương hiệu, đầu tư về hình ảnh vì thế nhu cầu tuyển thiết kế với vị trí Graphic Designer hiện nay không hề nhỏ, bạn có thể dễ dàng có được một công việc phù hợp nhanh chóng nếu đáp ứng được các nhu cầu của nhà tuyển dụng.

3. Phân loại ngành thiết kế đồ hoạ

3.1. Phân loại theo cấp thiết kế, sáng tạo

- Senior Graphic Designer: Senior Graphic Designer là gì? Họ là những người phụ trách các công việc phức tạp từ gặp khách hàng tới kiểm soát toàn bộ chiến dịch quảng cáo. Nhiệm vụ nói chung bao gồm mọi thứ từ việc lên concept và thiết kế từ đầu đến cuối. Người theo dõi tiến độ công việc của bạn sẽ là các giám đốc. Ưu điểm của vị trí này là tự do sáng tạo, kiểm soát toàn bộ dự án tuy nhiên khối lượng công việc sẽ khá lớn vì vậy bạn sẽ thường xuyên bị stress

- Designer: Công việc vị trí này tập trung vào phạm vi rộng hơn. Một Designer sẽ có trách nhiệm nói chuyện trực tiếp với khách hàng và tham gia vào quá trình lên concept, layout và artwork, chịu sự giám sát của Senior Graphic Designer

- Art Director: Trong Graphic Designer thì đây là vị trí gây tranh cãi nhất. Sự tập trung dịch chuyển từ designer sang vai trò marketing là Art Director sẽ khá khó khăn.

Xem thêm: Thiết kế công nghiệp là gì?

3.2. Phân loại theo chuyên môn

- Advertising: Đây là lĩnh vực thiết kế quảng cáo. Theo đó, Graphic Designer sẽ chuyên thiết kế các sản phẩm mang thông điệp quảng bá, truyền thông như poster, banner, trang quảng cáo trên báo giấy, bảng quảng cáo. Họ sẽ chuyên sử dụng phần mềm Adobe Illustrator và Photoshop Psd để xử lý hình ảnh.

graphic designer
Phân loại Graphic Designer

- Web Design: Đúng như tên gọi của nó, một người làm Web Designer là làm thiết kế giao diện, “mặt tiền” cho trang web. Để theo được nghề thì bạn cần phải am hiểu kiến thức về code như HTML, CSS, Java những công cụ đắc lực hỗ trợ cho công việc thiết kế web.

- Information Graphic: Information Graphic tức là đồ hoạ thông tin. Thiết kế Infographic tức là biến những con số, chữ viết khô khan thành những hình ảnh mang tính biểu tượng cao và truyền đạt thông tin cho khách hàng một cách thu hút nhất. Mảng đồ hoạ thông tin sẽ yêu cầu bạn phải có khả năng phân tích, tổng hợp và thành thạo các phần mềm thiết kế chuyên dụng của adobe creative cloud như Adobe InDesign, Corel Draw, Lightroom, Adobe XD,...

- TV Graphic: Người làm đồ hoạ truyền hình sẽ thực hiện việc thiết kế những hình ảnh động mang tính biểu tượng để đưa vào đoạn giới thiệu cho các chương trình trên TV.  Trí tưởng tượng và khả năng ước lệ tốt chính là điều cần thiết trong lĩnh vực này. Các phần mềm như After Effect, Adobe Photoshop hay Motion Builder sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn làm công việc liên quan tới TV Graphic

- Package Design: Sản phẩm nào cũng phải có bao bì, nhãn mác. Chính vì thế nghề thiết kế bao bì – Package Design ra đời là để phục vụ cho mục đích này. Lĩnh vực này đòi hỏi bạn cần có kiến thức thị giác, về nhận diện sản phẩm và phát triển thương hiệu.

- Magazine Design: Nhân viên thiết kế đồ hoạ trong mảng báo chí sẽ cần phải am hiểu các thuật ngữ về dàn trang, hệ lưới, bố cục – xử lý ảnh và thành thạo các phần mềm Adobe InDesign, QuarkXpress,.. để thiết kế ra những sản phẩm với kích cỡ khác nhau.

- Thiết kế hiệu ứng hình ảnh 3D VFX: Nhân viên thiết kế đồ hoạ làm vị trí này sẽ chịu trách nhiệm thiết kế các hiệu ứng hình ảnh, đồ hoạ 3D để thay thế cho những cảnh phim thực không thể quay được. Nếu bạn đã từng xem qua những bộ phim bom tấn như Avatar, Avenger thì những thước phim sống động ấy chính là sản phẩm của hiệu ứng hình ảnh 3D VFX.

- Motion Graphic Design: Nhiệm vụ của Motion Graphic Designer là gì? Đây được hiểu đơn giản là công việc thiết kế hình ảnh đồ hoạ có thể chuyển động bao gồm những sản phẩm thường gặp như ảnh gif, videoclip hoạt hoạ,… Công việc này sẽ đòi hỏi bạn phải biết sử dụng các ứng dụng thiết kế chuyên biệt trong thiết kế đồ hoạ và truyền thông đa phương tiện.

Tìm Việc Làm Graphic Design

4. Graphic Designer có phải nghề dành cho bạn?

Khi có những đặc điểm sau thì ngành thiết kế đồ hoạ sẽ là ngành “sinh ra để dành cho bạn”:

- Có khả năng sáng tạo trong khuôn khổ: Sáng tạo là điều bắt buộc để có thể tồn tại trong môi trường lĩnh vực đồ hoạ. Tuy nhiên điều ấy không có nghĩa là bạn được phép sáng tạo “bay cao bay xa” , mà sẽ phải chịu sự quản lý hoặc kiểm soát của sếp hoặc công ty đối tác

- Yêu thích các hình ảnh và màu sắc: Nếu bạn đã từng say mê ngắm nhìn những banner quảng cáo đầy màu sắc hay “ngẩn ngơ” vì những tấm ảnh đẹp “xiêu lòng người” thì Graphic Designer là một nghề rất phù hợp cho bạn.

- Không thích nhàn hạ: Có thể nói rằng Graphic Designer chưa bao giờ là một công việc nhàn hạ ngồi chơi xơi nước. Đây là công việc đòi hỏi sáng tạo nên chắc chắn sẽ không nhẹ nhàng. Nếu quyết định đi theo con đường làm Graphic Designer thì hãy chuẩn bị tinh thần đối mặt với áp lực, căng thẳng khi rơi vào trạng thái bí ý tưởng nhưng vẫn phải chạy deadline hàng ngày, hàng tháng. Bạn cũng phải chấp nhận làm hơn 8 tiếng một ngày vì thời gian làm việc của Graphic Designer rất linh động. Nếu bạn biết cách sắp xếp công việc thì bạn có thể làm ít hơn tuy nhiên nếu đến gần deadline mà vẫn chưa có ý tưởng thì bạn sẽ phải chịu cảnh thức khuya dậy sớm, tăng ca để theo kịp tiến độ của dự án.

- Ham học hỏi: Thiết kế đồ hoạ là ngành học thường xuyên phải cập nhật xu hướng thiết kế mới nên bạn luôn phải học hỏi để theo kịp dòng chảy của ngành. 

- Sẵn sàng học ngoại ngữ: Bạn xác định “đường dài” là theo ngành này thì điều hiển nhiên là bạn phải tự trau dồi kỹ năng ngoại ngữ của mình để học hỏi xu hướng thiết kế từ nước ngoài.

bạn có phù hợp với graphic designer
Bạn có phù hợp với nghề Graphic Designer không?

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc Graphic Designer là gì. Hy vọng rằng qua những thông tin Tú Anh cung cấp, bạn đọc đã có một cái nhìn tổng quan và định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong lĩnh vực thiết kế đồ hoạ hiện nay.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;