Tác giả: Bùi Huyền
Lần cập nhật gần nhất: ngày 13 tháng 05 năm 2024
Hóa đơn trực tiếp là gì? Hóa đơn trực tiếp dành cho những đối tượng nào? Đây là một câu hỏi mà những ứng viên tìm việc làm kế toán thắc mắc. Những gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn vượt qua mọi vòng tuyển dụng kế toán và có thêm kinh nghiệm làm việc thực tế.
Hóa đơn là giấy tờ dùng để thanh toán hàng hóa, có ghi số lượng và đơn giá. Hóa đơn do bên bán phát hành, có trách nhiệm xác nhận vào hóa đơn (đóng dấu, kí tên) sau khi bên mua thanh toán xong. Nói cách khác, hóa đơn là bảng liệt kê danh sách hàng hóa, thông tin về hàng hóa và việc chuyển giao hàng hóa, hóa đơn sẽ được bên chuyển hàng giao lại cho bên nhận hàng.
Hóa đơn trực tiếp (hóa đơn bán hàng) là loại hóa đơn dành cho những người đã kê khai và nộp thuế, do chi cục Thuế cấp. Những người này nộp thuế theo phương pháp trực tiếp, kinh doanh ở khu vực tư nhân, kinh doanh tại các cửa hàng. Hóa đơn trực tiếp có giá trị hợp pháp là những hóa đơn do chi cục Thuế cấp. Nếu bạn gửi topCV mẫu cho nhà tuyển dụng vị trí kế toán viên mà có được những kiến thức này thì sẽ giúp bạn nổi bật hơn trước hàng trăm ứng viên khác.
Những đối tượng sau được phép sử dụng hóa đơn trực tiếp:
- Tổ chức kinh doanh nhưng không phải doanh nghiệp (có bao gồm: nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án và hợp tác xã)
- Các hộ kinh doanh, các cá nhân kinh doannh
- Doanh nghiệp nộp VAT bằng phương thức trực tiếp, theo tỉ lệ % doanh thu của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp có dùng hóa đơn tự in, đặt in có rủi ro về thuế cao
- Doanh nghiệp có dùng hóa đơn tự in, đặt in, vi phạm về hóa đơn, bị xử lý hành chính vì trốn thuế hoặc gian lận thuế
Câu trả lời ở đây là không. Như đã giải thích ở trên hóa đơn trực tiếp còn có tên gọi khác đó là hóa đơn bán hàng thông thường, khi bạn sử dụng hóa đơn trực tiếp sẽ không được khấu trừ thuế, bởi vì người kinh doanh thuộc loại thuế khoán nên hàng tháng bạn vẫn phải đóng thuế theo đúng như quy định của nhà nước.
Trường hợp hóa đơn đặc thù như lệ phí hay vé có dòng thuế suất % thanh toán, bao gồm cả thuế giá trị gia tăng không được tính khấu trừ nhưng được tính phần truy thu.
Theo điều 12 của thông tư hồ sơ mua hóa đơn thì thủ tục mua hóa đơn trực tiếp bao gồm:
- 02 bản - Đơn của cá nhân, tổ chức đề nghị mua hóa đơn.
- 02 bản – Bản cam kết giữa cá nhân, doanh nghiệp với đơn vị trực tiếp mua hóa đơn.
- 02 bản giấy phép đăng ký doanh nghiệp (bạn có thể sử dụng bản sao).
- 02 bản chứng minh thư của người trực tiếp đi mua. Nếu bạn là người ủy quyền thì buộc phải có giấy ủy quyền.
Xem thêm: Hướng dẫn bạn viết những mẫu phiếu xuất kho mới nhất hiện nay
Sau đây là một vài lưu ý cho bạn khi mua hóa đơn doanh nghiệp:
- Hóa đơn phải có đủ các thông tin sau trên dấu vuông: Tên, mã số thuế của doanh nghiệp trên cả 02 liên, địa chỉ doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp không cần thông báo về việc phát hành hóa đơn vì đã được cơ quan thuế thực hiện công việc này.
- Tại lần đầu mua hóa đơn, bạn cần làm thủ tục mua hóa đơn, từ lần thứ hai trở về sau bạn chỉ cần làm đơn đề nghị mua hóa đơn
- Để quản lý giấy tờ chặt chẽ, không để xảy ra sai sót, bạn cần lập báo cáo về tình trạng sử dụng hóa đơn theo từng quý kể cả khi không sử dụng. Trong trường hợp các doanh nghiệp đã có vi phạm về thuế thì phải lập báo cáo theo từng tháng.
Hóa đơn trực tiếp hay còn gọi là hóa đơn bán hàng thông thường và hóa đơn giá trị gia tăng là 2 loại hóa đơn hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên vẫn không ít người nhầm lẫn hai loại hóa đơn này. Bạn có thể tìm hiểu và phân biệt hai loại hóa đơn này theo những phân tích dưới đây.
Để phân biệt về hai loại hóa đơn này, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau
- Thuế suất: Hóa đơn trực tiếp không có ghi thuế suất về tiền thuế, còn hóa đơn giá trị gia tăng thì có thể hiện đầy đủ.
- Con dấu: Hóa đơn trực tiếp có dấu vuông hoặc dấu tròn thể hiện thông tin của doanh nghiệp. Còn hóa đơn giá trị gia tăng thì bắt buộc phải có dấu tròn.
- Hình thức kê khai: Đối với hóa đơn trực tiếp, doanh nghiệp chỉ kê khai hóa đơn đầu ra, không kê khai hóa đơn đầu vào. Còn hóa đơn giá trị gia tăng thì doanh nghiệp bắt buộc phải kê khai cả hóa đơn đầu ra và đầu vào đủ điều kiện khấu trừ.
- Chữ kí: Hóa đơn trực tiếp chỉ cần chữ kí người bán hàng. Còn hóa đơn giá trị gia tăng ngoài chữ kí người bán hàng còn cần chữ kí của giám đốc.
- Đối tượng lập hóa đơn:
+ Đối với hóa đơn trực tiếp: Chủ thể, doanh nghiệp kê khai và tính thuế theo phương pháp trực tiếp; doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong khi phi thuế quan; một số dịch vụ đặc thù đượcc pháp luật quy định; hộ kinh doanh nộp thuế theo thuế khoán, hóa đơn của cơ quan thuế.
+ Với hóa đơn giá trị gia tăng: Các bạn doanh nghiệp sẽ kê khai thuế và tính thuế theo cách khấu trừ.
- Đối tượng phát hành: Hóa đơn trực tiếp phải được cơ quan thuế phát hành và doanh nghiệp bắt buộc phải mua hóa đơn trực tiếp của cơ quan thuế. Còn hóa đơn giá trị gia tăng thì doanh nghiệp có thể mua của cơ quan thuế hoặc tự đặt in hoặc tự mua.
Bài viết trên đây đã mang đến cho các ứng viên đang tìm việc làm kế toán những thông tin cơ bản về hóa đơn trực tiếp và đối tượng sử dụng hóa đơn trực tiếp. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hóa đơn trực tiếp và các loại hóa đơn liên quan. Và biết cách thức quy trình sử dụng chúng trong mọi trường hợp.
Tham khảo thêm: Download miễn phí mẫu biên bản bàn giao hàng hóa mới nhất tại Timviec365.vn chỉ với 1 cú click chuột.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc