
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Huyền
Trong hoạt động kinh doanh và vận hành của các doanh nghiệp, hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại giấy tờ không thể thiếu. Đối với việc thông thương giữa các doanh nghiệp của các quốc gia khác nhau thì yếu tố quốc tế sẽ ảnh hưởng phần nào đến giấy tờ này. Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Những đặc điểm và quy định liên quan sẽ ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay về vấn đề này trong phạm vi bài viết của timviec365.vn sau đây nhé!
Với sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội, hoạt động thương mại quốc tế đang ngày càng chứng minh được sức mạnh khi áp dụng trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Đó là các hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến sở hữu trí tuệ, thương mại đầu tư, thương mại hàng hóa,... Và tất nhiên, thương mại hàng hóa quốc tế được xem là lĩnh vực hoạt động sôi nổi hơn cả.
Trong lĩnh vực này, để thể thực hiện giao dịch mua bán giữa các bên liên quan một cách chuyên nghiệp thì chúng ta không thể bỏ qua yếu tố giấy tờ và hợp đồng. Vậy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế viết trong tiếng Anh là Contracts for The International Sale of Goods được hiểu đơn giản là những hợp đồng mua bán hàng hóa có thêm vào đó yếu tố quốc tế. Hợp đồng này được sử dụng trong những giao dịch liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế và nó mang đầy đủ những đặc trưng của một hợp đồng thương mại quốc tế.
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết bởi các bên liên quan có trụ sở doanh nghiệp đặt tại các quốc gia khác nhau. Hàng hóa trong quá trình mua bán và trao đổi sẽ được vận chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác và nếu có thay đổi trong việc ký kết thì quá trình này cũng được thực hiện ở hai đất nước có quan hệ kinh doanh thương mại với nhau. Vậy những đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Vì đây là những hợp đồng được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế nên đặc điểm đầu tiên của hợp đồng mua bán hàng hóa này đó là mang những đặc trưng của hợp đồng thương mại quốc tế. Khác với những hợp đồng mua bán hàng hóa, giao dịch trong nước thì tính chất “quốc tế” của hợp đồng này là một trong những đặc điểm nổi bật. Những yếu tố thể hiện đặc điểm này có thể cơ bản kể đến đó là quốc tịch của các chủ thể ký kết, địa điểm xác lập, thực hiện hợp đồng, nơi có hàng hóa, tài sản là đối tượng của hợp đồng ký kết,...
Trong một bản hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế sẽ bao gồm các thành phần liên quan như chủ thể hợp đồng là những doanh nghiệp đại diện cho bên mua và bên bán, đối tượng của hợp đồng là những hàng hóa được mua bán theo quy định của nhà nước. Bên cạnh đó là phần nội dung của hợp đồng sẽ bao gồm những điều khoản liên quan đến tên, số lượng, giá cả, phương thức giao, nghĩa vụ của các chủ thể,... và được trình bày dưới hình thức văn bản hoặc các hình thức khác như điện báo, fax,...
Đặc điểm thứ hai của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó là thực hiện những chức năng liên quan đến sự cam kết và thỏa thuận giữa các bên liên quan và cụ thể đó là các chủ thể trong giấy tờ hợp đồng. Đặc điểm này cũng làm lên giá trị của bản hợp đồng mua bán, là giấy tờ xác nhận những quyền hạn và nghĩa vụ của các bên phải thực hiện. Trong trường hợp giao dịch xảy ra những phát sinh đặc biệt thì đây chính là những giấy tờ quyết định về mặt pháp lý cần thiết trước Pháp Luật.
Trong quá trình hoạt động và thực hiện các giao dịch buôn bán, việc nảy sinh những thay đổi là điều không thể tránh khỏi và cần được thực hiện dựa trên những nguyên tắc và quy định riêng biệt. Vậy những quy định về luật điều chỉnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Có thể nói, bất cứ một loại giấy tờ hay hợp đồng nào khi muốn điều chỉnh cũng đều cần đến việc áp dụng những điều Luật được quy định đặc biệt là trong lĩnh vực giao thương giữa các quốc gia. Dựa vào những tình huống và trường hợp cụ thể thì hợp đồng trong mua bán hàng hóa giữa các quốc gia sẽ được điều chỉnh theo các điều kiện riêng biệt bao gồm việc dựa vào Điều ước quốc tế, tập quán thương mại, tiền lệ pháp về thương mại và Luật pháp của quốc gia.
Đây là một hình thức có chức năng chứa đựng những quy phạm về luật pháp quốc tế. Điều ước giữa các quốc gia là những cam kết của các quốc gia đó trong những lĩnh vực cụ thể. Khi muốn thay đổi những điều khoản hoặc nội dung nhất định trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì các chủ thể cần căn cứ vào các điều ước giữa hai quốc gia của mình (có liên quan) để điều chỉnh phù hợp và vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của Pháp Luật.
Tập quán trong thương mại quốc tế được hình thành dựa trên đặc điểm riêng biệt của từng quốc gia. Khi các chủ thể giữa các nước ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với nhau thì nếu muốn điều chỉnh cũng cần dựa trên những quy định liên quan đến yếu tố này. Sự thay đổi trong nội dung sẽ được các chủ thể xem xét và chấp thuận dựa trên những nguồn luật được điều chỉnh, cam kết với nhau.
Tiền lệ pháp là những quy tắc của pháp luật được hình thành từ yếu tố thực tiễn thông qua xét xử của tòa án. Đối với ngành nghề thương mại quốc tế, khi muốn điều chỉnh những giấy tờ pháp lý liên quan đến các giao dịch thì sẽ phải thông qua những công nhận của các phán quyết từ tòa án. Việc này sẽ góp phần gia tăng những tích cực của việc cải thiện án lệ tại các quốc gia có quy định pháp luật khác nhau.
Cuối cùng, sự điều chỉnh trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đó là cần dựa trên luật pháp của quốc gia. Đây là điều vô cùng dễ hiểu bởi tất cả những thành phần yếu tố có trong hợp đồng đều cần đến sự thông qua và tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật. Các bên chủ thể hoàn toàn có quyền chấm dứt, tạm ngưng hợp đồng nếu phát hiện những sai lệch hoặc không đảm bảo trong bất cứ nội dung nào có trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Trên thực tế, đối với một giao dịch mua bán hàng hóa việc thay đổi những yếu tố liên quan trong hợp đồng còn phụ thuộc rất nhiều vào việc các doanh nghiệp có quản lý hàng hóa của mình hiệu quả hay không. Việc quản lý yếu tố này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc thay đổi và điều chỉnh trong hợp đồng. Để có thể quản lý hàng hóa mua bán một cách hiệu quả thì việc sử dụng những phần mềm quản lý mua hàng miễn phí là một trong những giải pháp hữu hiệu cho các doanh nghiệp hiện nay.
Trên thị trường đã có rất nhiều những nhà sáng tạo đã xây dựng các phần mềm với tính năng vô cùng hữu ích. Một trong những cái tên mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn đó chính là phần mềm Quản lý Mua hàng 365. Sở hữu một giao diện thân thiện, thông minh và những tính năng ưu việt. Chắc chắn đây sẽ là một sản phẩm hỗ trợ hiệu quả công việc cũng như không khiến người dùng thất vọng về những giá trị mà mình đem lại.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về câu hỏi hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì? Hy vọng bạn đọc đã tìm cho mình được những thông tin hữu ích sau khi đọc xong. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào trong các lĩnh vực mà bạn muốn tìm hiểu thì hãy thường xuyên theo dõi timviec365.vn để có cho mình những “lời hồi đáp” chất lượng nhất nhé!
Xem thêm: Phòng mua hàng là gì? Vai trò và nhiệm vụ của phòng mua hàng
Bật mí cho bạn thông tin về quy trình mua hàng của doanh nghiệp
Bạn đang muốn tìm hiểu về quy trình mua hàng của một doanh nghiệp sẽ diễn ra như thế nào? Bài viết sau đây sẽ là một sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn khi cung cấp đầy đủ những thông tin bạn đang tìm kiếm.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận