
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Lại Trang
Với ông chủ doanh nghiệp hay những chuyên gia trong lĩnh vực quản trị trị kinh doanh dành thời gian nghiên cứu về mô hình kinh doanh sinh lời hiệu quả cho đơn vị của mình, chắc không còn lạ lẫm gì với các mô hình B2B hay B2B đến B2G. Tuy nhiên, khi B2B2C bắt đầu thâm nhập thị trường và trở thành xu hướng tất yếu được khá nhiều nhà sản xuất lựa chọn, thì không phải chủ thể kinh doanh nào cũng có một cái nhìn đầy đủ và sâu sắc về khái niệm này. Trong bài viết này hãy cùng với Lại Trang khám phá chi tiết xem B2B2C là gì và những ưu điểm vượt trội của mô hình kinh doanh này nhé.
Để kinh doanh bền vững, ông chủ của các doanh nghiệp không chỉ dành một mối quan tâm lớn cho đối tượng khách hàng tiềm năng của mình mà còn phải nghiên cứu, để xác định lựa chọn một mô hình kinh doanh bền vững và mang lại lợi nhuận cao.
Trước đây, khi xu hướng Internet vạn vật chưa làm chủ đời sống kinh doanh và sản xuất còn nhỏ lẻ, các ông bà chủ của các xưởng sản xuất thường chủ động tìm đến những khách hàng lẻ cuối cùng của mình để bán sản phẩm. Dần dà, khi sản xuất với quy mô lớn hơn cần phải phân phối số lượng sản phẩm lớn và ngành buôn ra đời, các cơ sở trung gian này chính là đối tượng mà những nhà sản xuất hướng tới. Cả hai ví dụ này chính là đại diện của hai mô hình kinh doanh từng tồn tại trong thị trường khá lâu là B2C và B2B.
Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trên thị trường, mọi loại hình khách hàng đều trở thành trung tâm để doanh nghiệp mang đến trải nghiệm đầy đủ, đòi hỏi các doanh nghiệp cần có sự tích hợp giữa tất cả các mô hình để áp dụng thu hút thu khách và bán hàng hiệu quả. Vậy thực ra thì B2B2C là gì? B2B2C là từ viết tắt từ tiếng Anh đầy đủ Business To Business To Customer được hiểu đơn giản nhất là mô hình kinh doanh dựa trên sự hợp tác của 3 chủ thể là đơn vị sản xuất- tạo ra sản phẩm, nguồn cung, các doanh nghiệp trung gian chuyên buôn và phân phối sản phẩm với số lượng lớn và người dùng cuối.
B2BC2 được xem là mô hình kinh doanh tích hợp giữa hai mô hình kinh doanh trước đó là B2B- (để chỉ hướng đi từ doanh nghiệp tạo ra sản phẩm đến các doanh nghiệp buôn, đại lý, các cửa hàng bán lẻ) và B2C (hướng đi từ nhà sản xuất đổ thẳng sản phẩm sang các người dùng trực tiếp. Trong bối cảnh mua sắm trực tuyến trở thành lựa chọn hàng đầu và Internet thịnh hành, ngày càng nhiều những doanh nghiệp hoạt động theo mô hình cũ đã đồng loạt chuyển sang B2B2C.
Luồng đi của B2C là từ nhà sản xuất trực tiếp sẽ được tìm đến các đối tác, kênh phân phối sản phẩm, dịch vụ như các sàn giao dịch thương mại điện tử để tận tay giao đến khách hàng. Thay vì đến các xưởng trực tiếp hay phải mua với sản phẩm với giá cao khi thông qua tay người mua, giờ đây người dùng có thể mua trực tiếp sản phẩm, dịch vụ mong muốn thông qua các trang thương mại điện tử tiêu biểu như Lazada, Tiki, Amazon, shopee,...
Ngoài sự tiện lợi này mang đến người dùng, B2B2C còn đính kèm thêm những lợi ích vượt trội giúp các doanh nghiệp khai thác tối đa được nguồn lợi nhuận. Vậy đó là những lợi ích vượt trội nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
Nếu từng làm việc trong phòng marketing, kinh doanh của các công ty sản xuất trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, các bạn sẽ thấy rằng, người tiêu dùng/khách hàng cá nhân không phải là đối tượng khách hàng mà các công ty hoạt động trong lĩnh vực này muốn khai thác. Trong khi đó, các OEM thường dồn toàn bộ nỗ lực của mình để săn lùng những đối tác là doanh nghiệp bán lẻ, đại lý, các chi nhánh có nhu cầu nhập sản phẩm với số lượng lớn.
Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi, các trang thương mại điện tử ra đời và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp được đẩy lên cao, đã buộc các doanh nghiệp sản xuất phải quan tâm nhiều hơn vào đối tượng người tiêu dùng. Nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật có khả năng khai thác các dữ liệu người dùng, nhà sản xuất có thể tận dụng để đề xuất những phương án cho ra đời những sản phẩm mới hoặc cải thiện nguồn cung để có thể phục thị hiếu của nhiều loại người dùng khác nhau từ đó khai thác được hiệu quả cao hơn.
Trước đây khi Internet chưa phát triển, mạng xã hội đến website đến các sàn thương mại điện tử là một cái gì đó cực kỳ mới mẻ với nền kinh doanh thì nay đã khác. Các doanh nghiệp có thể khai thác được các đối tượng khách hàng của mình ở nhiều kênh khác nhau. Ngoài việc tìm ra những doanh nghiệp trung gian, các đơn vị sản xuất có thể “cướp” khách hàng của đơn vị trung gian này nếu có chính sách về marketing đúng đắn để từ đó xây dựng cho mình một hệ sinh thái khách hàng đa dạng.
Cùng với sự hợp tác đa kênh và sự lên hương của mạng lưới Internet, thời gian và cả tiền bạc chi cho quá trình quảng bá, xây dựng thương hiệu nhờ vậy diễn ra nhanh hơn, không những vậy còn giúp các doanh nghiệp sản xuất kiểm soát hình ảnh, thương hiệu tốt hơn. Nhờ vào sự am hiểu về thị hiệu khách hàng nhờ các dữ liệu phân tích được, các doanh nghiệp đầu cùng tích cực tung ra thị trường đáp ứng được nhu cầu của người dùng trực tiếp, chính là làm marketing cho sản phẩm, dịch vụ của họ nên truyền đạt được giá trị của sản phẩm chính xác hơn thay vì phải thông qua bên các doanh nghiệp trung gian như trước đây.
Khi B2B2C lên ngôi điều này có nghĩa là mọi thông tin về sản phẩm bao gồm nhà sản xuất, đơn vị phân phối đến giá cả của sản phẩm đó được đăng tải trực tiếp trên đơn hàng để người mua nắm bắt và lựa chọn, chứ không hoàn toàn bị thuộc vào giá mà các đại lý đưa ra như trước.
B2B2C phát triển mạnh mẽ có nghĩa là nhu cầu khảo sát về thị hiếu của khách hàng trực tiếp dâng lên, lượng khách hàng trực tiếp này được đổ về tất cả các kênh bao gồm: mạng xã hội, các website, đến từ dữ liệu khách hàng của đối thủ,...Nhờ sự thăng hoa của các sàn giao dịch thương mại điện tử, các ông bà chủ có thể tiết kiệm được bộn tiền khi bán hàng trực tuyến trên Facebook (thông qua các page), trên các sàn thương mại như shopee, tiki, Lazada mà không cần phải bỏ ra số tiền lớn để mở những cửa hàng trực tiếp như trước.
Với những lợi ích vượt trội này, bạn có đang tò mò về cách để giúp doanh nghiệp của mình chuyển đổi sang mô hình B2B2C thành công? Hãy cùng theo dõi ngay nội dung cuối để nắm rõ nhé.
Một số giải pháp có tính khả thi cao khi chuyển đổi từ B2B, B2C sang mô hình gộp B2B2C tiêu biểu nhất có thể kể đến là vấn đề quản lý và phân tích thông tin. Trong đó, muốn chuyển đổi thông tin thành nhà sản xuất phải xâu chuỗi được tất cả chủ thể trong chuỗi cung ứng từ các khâu sản, đến các đối tác đa kênh đến những người tiêu dùng cuối cùng. Muốn được thế, các nhà sản xuất nên vận dụng triệt để các phần mềm quản lý mua hàng để kiểm soát đầu ra, đầu vào của hàng hóa và các thông tin đối tác cùng với đó là đầu tư hơn vào cơ chế phân tích, dự báo và ra quyết định cho doanh nghiệp.
Thứ hai nằm trong giải pháp chuyển đổi sang B2B2C chính là tối ưu hóa dữ liệu. Trong bối cảnh dữ liệu khách hàng trở thành tiêu chí quan trọng để các doanh nghiệp đổi mới thì muốn phát triển được doanh nghiệp của bạn không chỉ sử dụng mà còn phải tìm kiếm và khai thác triệt để những dữ liệu khách hàng từ nguồn, nhất là từ Internet để tối ưu hóa, nâng cấp các sản phẩm dịch vụ của mình thêm chất lượng và phục vụ trọn vẹn những yêu cầu của người dùng. Có được như vậy, thì thương hiệu của bạn mới được lan rộng và tiếp cận được đại bộ phận công chúng.
Hy vọng rằng những thông tin trên đây đi trả lời câu hỏi B2B2C là gì sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn và giúp bạn chuyển đổi mô hình kinh doanh hiệu quả.
B2B là gì
Bên cạnh B2B2C, bạn cũng có thể tìm hiểu cụ thể hơn về mô hình B2B ngày trong bài viết dưới đây nhé
Chia sẻ
Bình luận