Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khi nào những nhà quản trị nên để nhân viên nghỉ việc

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong vai trò, tư cách của một người làm về mảng nhân sự, lại nắm quyền điều hành hoạt động quản trị về nguồn nhân lực thì chắc hẳn bạn đã gặp phải nhiều tình huống bắt buộc phải đưa ra những quyết định cho một vài người nghỉ việc. Điều đó là điều hết sức khó khăn về phương diện tinh thần, khiến cho chúng ta luôn luôn có cảm giác hết sức ngại ngùng, áy náy. Ở phương diện khác, khi bạn cho nhân viên nghỉ nghỉ thì sẽ có thể gây ra những sự tổn thất lớn về mặt tài chính cho doanh nghiệp. Nhưng hầu như những người lãnh đạo lại không hề nhận thức được về mặt tổn thất này. Vậy thì vấn đề cho nhân viên thôi việc cũng cần phải có nghệ thuật và đúng thời điểm.

Theo như sự thống kê từ một tổ chức về nguồn nhân lực thì năng lực cùng với thái độ làm việc là hai yếu tố được đưa tới nhiều nhất để có thể xem xét xem có nên đưa ra quyết định cho một nhân viên nghỉ việc hay là không. Khi mà đưa ra quyết định cho việc sa thải nhân viên thì bắt buộc những người làm về mảng nhân sự cần phải biết cách phân biệt rõ ràng được hai lý do đó. Đồng thời bạn cần phải nhận thức rõ được sự khác biệt giữa việc cảnh báo hay là việc kỉ luật người nhân viên của mình để dựa vào năng lực kém hay là do thái độ làm việc của họ không tốt. Nếu như bị nhầm lẫn giữ những yếu tố đó thì có thể việc sa thải người nhân viên sẽ có thể gây ra những sự tổn thất không đáng, không nên có. Thậm chí là gây ra những sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa những người thành viên ở trong công ty bạn.

1. Nghệ thuật sa thải nhân viên dựa vào năng lực không thể làm

Xét trên phương diện năng lực không thể làm. Vậy những biểu hiện được kể tới dưới đây sẽ có thể đại diện cho những yếu tố có thể đưa ra quyết định cho người nhân viên của mình nghỉ việc vì lý do năng lực kém.

- Thứ nhất là do người lao động có thể thiếu hoặc là đã không còn có những yêu cầu về sự tiên quyết để có thể thực hiện tốt nhất công việc đó. Chẳng hạn như người nhân viên làm công việc trực tổng đài nhưng lại bị mắc bệnh khiếm thính.

những Nghệ thuật sa thải nhân viên

- Thứ hai, khi một người lao động thiếu đi một kỹ năng nào đó mà lại không có được hành vi để bổ sung hay là hoàn thiện, hoặc vi phạm nhiều lần chỉ vì một lỗi nhưng không hề thấy sự thay đổi.

- Thứ ba, người lao động không thể đáp ứng được những tình trạng về sức khỏe.

Khi muốn nhân viên nghỉ việc, bạn nên thông báo sớm để họ kịp chuẩn bị. cv xin viec sẵn sàng xin một công việc mới phù hợp với năng lực của họ.

2. Nghệ thuật sa thải nhân viên dựa vào khả năng không có để làm

Nếu như một người lao động thiếu hay là không có bất cứ cách nào để có thể đạt được một yêu cầu về mặt năng lực được đòi hỏi để có thể hoàn thiện một nhiệm vụ công việc có thể được gộp chung và trở thành không có đủ năng lực. Thế nhưng trường hợp này thì doanh nghiệp của bạn nên tạo điều kiện để có thể cho nhân viên có cơ hội để tìm được những phương án có thể giúp cho nhân viên đó đạt được hiệu quả cao hay là cho nhân viên đó nghỉ việc? 

Ví dụ như: Một người nhân viên làm ở vị trí kinh doanh A. Yêu cầu công việc đòi hỏi anh ta phải thực hiện di chuyển nhiều do đi gặp khách hàng, đi công tác,... Nhưng mà nhân viên A đó lại vừa vi phạm luật giao thông và bị thu mất bằng lái. Vậy liệu rằng doanh nghiệp của bạn có nên sa thải anh ta hay không. Đối với trường hợp này thì phòng nhân sự nên tiến hành trao đổi trực tiếp với người lãnh đạo để có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi giúp cho anh nhân viên này làm việc tại văn phòng hay là tiếp tục di chuyển nhờ những phương tiện khác. Có thể đó là phương tiện của công ty. Một phương án tốt hơn hết chính là điều chuyển nhân viên A sang một bộ phận khác ở trong khoảng thời gian anh nhân viên này chưa lấy được bằng.

>>> Xem thêm: Làm thế nào để chuyển việc tại công ty của bạn

Việc làm quản lý nhân sự

3. Quan tâm tới kết quả công việc để đưa ra quyết định cho nhân viên nghỉ việc

Một số lý do phổ biến thường được doanh nghiệp đưa ra khi muốn sa thải bất cứ một nhân viên nào đó chính là việc kết luận nhân viên ấy làm việc không có hiệu quả, nhân viên thiếu năng suất làm việc. Nhưng bạn có biết đây chính là những lý do khó được chấp nhận và không thỏa mãn, không thuyết phục nhất hay không. Trong tư cách là một nhà quản lý , điều hành về nhân sự, những người làm lãnh đạo cần phải đưa ra được những quyết định cho nhân viên nghỉ việc dựa trên những phán đoán về mặt chủ quan cá nhân của họ, đồng thời cũng đưa ra những biện pháp nhằm kỷ luật một cách hợp lý đối với những nhân viên sai phạm. Tránh trường hợp đưa ra những hình thức xử phạt quá nặng tay hay là quá nhẹ không đủ răn đe đối với mức độ sai phạm của người nhân viên đó. Làm được điều này thì bạn mới thực sự biết cách áp dụng nghệ thuật sa thải nhân viên.

Nghệ thuật sa thải nhân viên hiệu quả

Đối với trường hợp của những doanh nghiệp thì người lãnh đạo cần phải hết sức lưu ý rằng, bản thân doanh nghiệp phải tạo ra được những điều kiện tốt nhất để giúp cho nhân viên có thể phát huy hết được khả năng về năng lực của bản thân. Chính bạn không thể ddeer cho nhân viên của mình nghỉ việc khi mà bạn chưa hề bỏ ra chút công sức nào để đào tạo và giúp đỡ cho họ phát triển, chưa một lần nhiệt tình hướng dẫn họ để họ đạt được nhưng tiêu chuẩn như mong muốn của bạn. Vậy thì có lý do gì chính đáng ở đây để bạn mang tới cho họ quyết định nghỉ việc đây.

Việc làm chuyên viên nhân sự

4. Cho nhân viên nghỉ việc với lý do sức khỏe của họ không đủ để làm tốt công việc

Những người nhân viên không thể đảm bảo để hoàn thành tốt được khối lượng công việc vì lý do sức khỏe của họ không cho phép thì công ty hoàn toàn có thể cho họ nghỉ việc. Đây là một lý do chính đáng. Dù công ty có tạo ra được rất nhiều điều kiện để giúp đỡ nhân viên của mình đi chăng nữa nhưng đối với vấn đề cá nhân, lại trực tiếp liên quan đến sức khỏe của người nhân viên thì chúng ta chẳng thể nào can thiệp được quá sâu đúng không nào? Trong khi công việc đòi hỏi nhân viên phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nhất về công việc nhưng nhân viên đó lại không thể đáp ứng được thì chỉ có thể nhìn về lý do giữa họ và môi trường, tính chất công việc của công ty không phù hợp với nhau.

>>> Tìm hiểu thêm: Rất nhiều người đã tìm thấy công việc mình mong muốn khi click vào việc làm thư ký tại Đà Nẵng để tìm hiểu thông tin tuyển dụng và ứng tuyển tại Timviec365.vn, bạn sẽ là người tiếp theo.

5. Xem xét ở trên phương diện thái độ của người nhân viên

Khi người nhân viên của bạn không thể nào đáp ứng được thời gian yêu cầu tối thiểu cho công việc, lại thường xuyên vắng mặt ở trong những cuộc họp bàn về dự án mới quan trọng, thường xuyên xin nghỉ phép,... có lẽ bạn là người hiểu rõ nhất đây chính là những hành vi thái độ đối với công việc rất yếu kém. Và điều này có thể dẫn tới rất nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với công việc và công ty. Có thể xem xét những thái độ nguy hại này để cho nhân viên nghỉ việc ngay

  • Trộm cắp tài sản, rút lõi công quỹ của công ty
  • Đánh nhau, cố tình gây hấn với đồng nghiệp
  • Thường xuyên rượu chè và gây ra ảnh hưởng cho công việc và ngày công

Người tìm việc

những Nghệ thuật sa thải nhân viên

Khi đứng trước quyết định sa thải nhân viên nào đó nếu như bạn không cân  nhắc sao cho thật kỹ càng thì không những có thể gây ra sự thiếu công bằng cho những người lao động chân chính àm còn có thể gây tổn thất nặng nề tới vấn đề tài chính cho công ty. Đối với những trường hợp bất khả kháng thì bộ phận về nhân sự cũng cần phải thực sự tỉnh táo, thật sự công minh đối với việc xử lý những tình huống. Việc này không được tiến hành theo đúng các quy chuẩn của quy trình sa thải nhân sự thì không chỉ khiến cho những quy định của công ty không được chặt mà còn khiến gây ra những xích mích không nên có giữa nội bộ nhân viên với nhau trong công ty. Thế mới thấy nghệ thuật sa thải nhân viên thực sự cần được nêu cao trong công tác quản lý nhân  sự, sa thải đúng người, đúng lúc sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có thêm cơ hội để phát triển.

Công ty tuyển dụng việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;