Tác giả: Hồng Nguyễn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 07 năm 2024
Đối với những ai làm trong ngành thực phẩm hay kinh doanh nhà hàng, dịch vụ ăn uống chắc chắn sẽ cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như muốn viết được thủ tục để kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Vậy thì hôm nay, timviec365.vn sẽ giúp các bạn giải đáp tất cả những vấn đề liên quan đến chủ đề này, cùng theo dõi nhé!
Có thể thấy, nhu cầu về ăn uống là điều không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào được bán ra cũng đảm bảo được vấn đề sạch sẽ, mang lại sức khỏe tốt. Đặc biệt với bối cảnh kinh tế thị trường phát triển, hàng hóa được nhập khẩu nhiều như hiện nay thì khó có thể đảm bảo được các vấn đề về an toàn thực phẩm cho con người, hơn nữa, sự bận rộn cũng 1 phần kiến con người vô tình quên đi việc phải cảnh giác các nguy cơ về thực phẩm bẩn.
Cụ thể đó là các dịch vụ ăn uống, nhà hàng mở ra ồ ạt, thức ăn nhanh nhiều dầu mõe, quán ăn vỉa hè, đồ uống có ga,… có thể sẽ gây ra nguy cơ lớn mắc các bệnh về tim mạch, đường ruột,… của con người ngày càng cao.
Thêm vào đó, không chỉ có người lớn mà cả trẻ nhỏ cũng đang phải đối mặt với rất nhiều nguy hại về sức khỏe khi đang sử dụng quá nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bán tràn lan trên thị trường, các cơ sở gần trường học (bim bim, gà khô, bò khô,…) mà không có nhãn mác, thông tin liên quan.
Riêng đối với một số khu vực nông thôn thì vấn đề mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị ảnh hưởng từ các hoạt động sử dụng phân chuồng chưa qua ủ bón cho các loại rau củ hay quá lạm dụng thuốc trừ sâu phun cho các loại rau,… thậm chí là cả thói quen sinh hoạt hàng ngày của con người cũng có thể gây ra các loại bệnh như là để củ đã bị mọc mầm, thực phẩm lên men quá lâu,… Đây chính là những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tật hiểm nghèo, khó chữa khỏi cho con người khi sử dụng thực phẩm.
Do đó, vấn đề về kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm là công tác rất quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống hiện nay.
Như đã phân tích ở trên, vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những công đoạn vô cùng quan trọng hiện hay nhằm đảm bảo được chất lượng cho các loại thực phẩm trước khi đưa đến tay người tiêu dùng. Đây cũng là một quy định kiểm nghiệm nghiêm ngặt của Bộ Y tế đã đưa ra. Vậy quá trình thực hiện kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào?
Việc lấy các mẫu thành phẩm để kiểm nghiệm là bước đầu tiên trong quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Cụ thể, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành đến các cơ sở sản xuất thực phẩm tại doanh nghiệp kinh doanh, lấy các mẫu thành phẩm và mang về kiểm nghiệm, phân tích theo các quy định, quy chuẩn và thông số mà nhà nước đã quy định.
Sau khi đã kiểm nghiệm xong thì các cơ quan chức năng sẽ tiến hành đánh giá về sự phù hợp của các sản phẩm, thực phẩm đó so với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu về chất lượng như thế nào. Tùy vào từng loại sản phẩm khác nhau sẽ có các quy định, chỉ tiêu đánh giá riêng.
Bước thứ 2 trong quá trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm đó chính là dựa vào các kết quả đã cho từ việc kiểm nghiệm, các cơ quan chức năng bắt đầu lập hồ sơ để công bố kết quả về chất lượng của các thực phẩm như thế nào. Hồ sơ công bố sẽ bao gồm các thông tin như sau:
- Bản công bố phù hợp theo đúng quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.
- Bản thông tin chi tiết của các thực phẩm được lấy mẫu đi kiểm nghiệm.
- Bản kết quả kiểm nghiệm thực phẩm trong khoảng thời gian là 12 tháng.
- Giấy đăng ký hành nghề kinh doanh của doanh nghiệp hoặc là chứng nhận pháp nhân do của nhà nước cấp cho các tổ chức, cá nhân (kèm theo bản sao có xác nhận của các tổ chức và cá nhân đó).
- Bản kế hoạch kiểm soát về chất lượng các sản phẩm, kế hoạch giám định theo định kỳ.
- Giấy chứng nhận các cơ sở có đủ điều kiện về an toàn thực phẩm (đối với một số đối tượng cần phải cấp).
- Mẫu nhãn của các sản phẩm được kiểm nghiệm.
- Nội dung chi tiết, cụ thể của các nhãn phụ sản phẩm được kiểm nghiệm,
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh nhất của các thực phẩm, sản phẩm được mang đi kiểm nghiệm.
Bước thứ 3 cần phải thực hiện trong quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại các doanh nghiệp đó chính là cần tiến hành thẩm định các hồ sơ, dựa vào các kết quả có được để xử phạt những cơ sở, tổ chức nào không đảm bảo được về vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định của Bộ Y tế đã đưa ra.
Cụ thể, khi thẩm định các hồ sơ, các tổ chức, doanh nghiệp sẽ cần phải tiến hành bổ sung thông tin, chỉnh sửa và xử lý kịp thời các vấn đề có liên quan một cách nhanh nhất. Quá trình thẩm định này nếu kéo dài quá lâu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bởi chưa được xác nhận về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy phép kinh doanh khi đó sẽ không được lưu thông. Đây có thể sẽ là cơ hội để các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh và mở rộng thị phần để thu hút các khách hàng nhiều hơn.
Và sau khi đã có kết quả chính xác về việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu các tổ chức, doanh nghiệp nào bị phát hiện có tàng trữ, kinh doanh thực phẩm bẩn, chưa đảm bảo chất lượng theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra của Bộ Y tế thì sẽ bị xử phạt về hành chính hoặc các xử phạt liên quan khác theo quy định của pháp luật tùy theo mức độ vi phạm. Đồng thời toàn bộ các thực phẩm, sản phẩm chưa đảm bảo đó sẽ bị tiêu hủy.
Việc làm Thực phẩm - Đồ uống tại Hồ Chí Minh
Riêng đối với các thực phẩm phục vụ cho hoạt động nhập khẩu thì cũng vẫn cần tiến hành kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trước khi được chuyển đến các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh và bán ra thị trường theo đúng quy định của Bộ Y tế và pháp luật. Cụ thể theo quy định mới nhất về vấn đề kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm hàng nhập khẩu, Nghị định số 15/2024/NĐ – CP được đưa ra vào ngày 2/2/208 đó chính là quy định chi tiết về việc thi hành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm được thực hiện theo 3 phương thức dưới đây:
- Phương thức kiểm tra giảm – tức là kiểm tra tối đa là 5% số hồ sơ trên tổng số lô hàng được nhập khẩu từ nước ngoài về trong khoảng thời gian là 1 năm do chính cơ quan hải quan lựa chọn ra để tiến hành kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với phương thức này thì chỉ áp dụng đối với một số trường hợp hàng hóa đã được xác nhận là đạt yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm do chính các cơ quan có thẩm quyền ký kết các điều ước quốc tế đã thừa nhận trong hoạt động kiểm nghiệm tại quốc tế trước đó và Việt Nam có nằm trong danh sách thành viên. Theo đó, các kết quả nhận được của cơ quan có thẩm quyền từ các quốc gia xuất khẩu các lô hàng phù hợp với quy định của Việt Nam hoặc là đã có 3 lần liên tiếp trong khoảng thời gian 12 tháng là đạt yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm hàng hóa nhập khẩu tại Việt Nam theo các phương thức kiểm tra thông thường. Ngoài ra, thì các sản phẩm nhập khẩu cũng được quyền áp dụng phương thức này nếu như được sản xuất ở trong các tổ chức, doanh nghiệp có áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế như là GMP, ISO 22000, HACCP, BRC, IFS, FSSC 22000,…
- Phương thức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo cách thông thường – tức là chỉ kiểm tra về hồ sơ đính kèm các thông tin của các lô hàng trong một số trường hợp không thuộc diện kiểm tra giảm hay kiểm tra nghiêm ngặt.
- Phương thức kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm theo cách nghiêm ngặt – tức là áp dụng hình thức kiểm tra hồ sơ có kết hợp với các mẫu thực phẩm, sản phẩm đã được mang đi kiểm nghiệm. Phương thức này áp dụng đối với những lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu ở lần kiểm tra trước đó hoặc là không đảm bảo theo yêu cầu của thanh tra, kiểm tra hay có các cảnh báo từ Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, các cơ quan thẩm quyền cấp tỉnh, cấp nhà nước hoặc là của chính các nhà sản xuất.
Trên đây là những thông tin chi tiết và quan trọng nhất liên quan đến vấn đề kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm dành cho các tổ chức, cá nhân quan tâm. Từ đó, hy vọng các tổ chức có thể áp dụng một cách chính xác, đúng quy định về quy trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất, đảm bảo vấn đề sức khỏe của con người.
Thực phẩm an toàn là gì? Chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm an toàn
Thực phẩm an toàn luôn là chủ đề đáng được xã hội cũng như dư luận quan tâm, bởi nó chính là yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Và để hiểu rõ hơn về những vấn đề liên quan đến thực phẩm an toàn, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc