Tác giả: Timviec365.vn
Lần cập nhật gần nhất: ngày 19 tháng 06 năm 2024
Người thắc mắc không hiểu tiêu chuẩn GMP là gì và nó được áp dụng trong lĩnh vực nào? Hãy tìm lời giải đáp ở bài viết dưới đây chắc chắn sẽ làm các bạn hài lòng.
GMP là từ đối với chúng ta thì xa lạ nhưng lại quen thuộc trong giới doanh nghiệp, vậy thì hãy cùng nhau đi tìm hiểu xem nó là gì qua các phần nội dung bên dưới nhé.
GMP được viết tắt của cụm từ tiếng Anh Good Manufacturing Practices, khi được dịch sang tiếng Việt thì nó có nghĩa là hướng dẫn thực hiện sản xuất đạt hiệu quả tốt.
GMP thường được áp dụng đối với doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm và dược phẩm nhằm hạn chế các yếu tố gây ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. Nói chúng tất cả các khâu, các vấn đề có khả năng gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng của sản phẩm thì đều được quy định trong GMP.
Đối tượng áp dụng cho tiêu chuẩn GMP sẽ là tất cả những yếu tố được xuất hiện trong doanh nghiệp đó là con người, thiết bị, máy móc và dây chuyền sản xuất, các nguyên phụ liệu đầu vào,... tất cả những nhân tố có nguy cơ gây lây nhiễm đều được coi là đối tượng để quản lý.
Tiêu chuẩn GMP sẽ được áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất hoặc chế biến những sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người như là sản phẩm dược phẩm, sản phẩm là thực phẩm hoặc là mỹ phẩm,...
Tiêu chuẩn GMP có nghĩa là những quy định trong từng khâu được đặt ra để hạn chế những tác nhân gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng sản phẩm nhất là đối với những mặt hàng thực phẩm và dược phẩm, đây hai lĩnh vực đặc biệt cần được chú trọng và thực hiện nghiêm tiêu chuẩn về GMP nhằm đảm bảo sự an toàn cho người tiêu dùng.
Vậy thì đạt chuẩn GMP là gì? Trong khi thực hiện hoạt động sản xuất các mặt hàng đặc biệt cần áp dụng theo tiêu chuẩn này, doanh nghiệp cần phải chấp hành nghiêm 5 quy định sau đây để sản phẩm đạt chuẩn GMP:
Nhà xưởng, kho bãi phải được thiết kế và xây dựng phù hợp với dây chuyền sản xuất, chế biến và được phân chia theo từng khu vực riêng để thực hiện chức năng riêng.
Tất cả những khu vực của nhà xưởng, những thiết bị máy móc, dụng cụ phục vụ cho quá trình chế biến sản phẩm đều phải được vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ.
Nhà sản xuất cần phải kiểm tra sát sao các nguyên phụ liệu đầu vào, quá trình sản xuất và thường xuyên theo dõi các hoạt động vệ sinh đối với sản phẩm, cần kiểm tra bằng cách thử nghiệm đối với những khâu có nguy cơ lây nhiễm cao.
Cần phải thực hiện nghiêm chỉnh vấn đề sức khỏe cho cán bộ công nhân viên: Việc làm này thực sự cần thiết đối với các doanh nghiệp cần chú trọng về vấn đề vệ sinh. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe cho nhân viên viên để phát hiện những nguồn bệnh để có những biện pháp phòng ngừa tránh lây nhiễm cho hoạt động sản xuất.
Cuối cùng là kiểm soát chặt chẽ khâu đóng gói và bảo quản thành phẩm tránh lây nhiễm bởi các tác nhân vật lý, hoá học,...
Để triển khai và áp dụng được đúng tiêu chuẩn GMP thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị mọi thứ có liên quan về GMP
Trước tiên, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị tất cả mọi thứ từ con người, máy móc thiết bị,... sao cho phù hợp với quy định và tiêu chuẩn của GMP đưa ra.
Bước 2: Xác định phạm vi áp dụng GMP
Sau đó sẽ xác định đối tượng thuộc phạm vi quản lý để đưa ra những quy định quản lý cho phù hợp.
Bước 3: Chỉ điểm người phụ trách quy trình
Bất kỳ một giai đoạn nào cũng cần có người phụ trách để đảm bảo quá trình hoạt động sản xuất được diễn ra đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy trong việc áp dụng tiêu chuẩn GMP thì doanh nghiệp cần phải phân công đội ngũ chuyên trách quản lý để kịp thời phát hiện những sự cố phát sinh xảy ra.
Bước 4: Thiết lập các thủ tục , quy định và tiêu chuẩn cho từng công đoạn khác nhau
Mỗi công đoạn sản xuất sẽ có tính chất làm việc khác nhau và cần phải được đưa ra những quy định khác nhau để đảm bảo an toàn vệ sinh cho sản phẩm. Những nhà quản lý cần phải đưa ra các quy tắc và thủ tục cần phải làm đối với từng khâu sản xuất để dựa vào đó công nhân sẽ áp dụng làm theo.
Bước 5: Đào tạo và huấn luyện cho người lao động
Đào tạo người lao động luôn là yếu tố quan trọng của doanh nghiệp, để có được đội ngũ nhân viên xuất sắc thì cấp lãnh đạo sẽ có những buổi đào tạo kỹ năng về chuyên môn đối với từng khâu sản xuất để người lao động hiểu và nắm rõ được công việc cũng như trách nhiệm của mình cần phải làm từu đó sẽ nâng cao sự đề phòng đối với các tác nhân gây ảnh hưởng tới sản phẩm.
Bước 6: Thử nghiệm và kiểm tra
Cho áp dụng thí và kiểm tra đột xuất để xem chất lượng của việc áp dụng tiêu chuẩn đạt được ở mức nào từ đó sẽ có những phương án tiếp theo.
Bước 7: Áp dụng điều chỉnh đối với nhà xưởng hoặc thiết bị khi phát hiện sự chưa phù hợp
Sau khi thử nghiệm việc áp dụng tiêu chuẩn GMP vào doanh nghiệp, các nhà quản lý sẽ rút ra cho mình những việc làm chưa tốt còn tồn tại ở các khâu và tiến hành cải tiến hoặc thay thế sao cho đảm bảo được chất lượng sản phẩm một cách tốt hơn.
Bước 8: Phê duyệt và áp dụng chính thức GMP vào doanh nghiệp
Sau khi có được quy trình chuẩn rồi thì sẽ lập bản chính đưa các cấp có thẩm quyền phê duyệt rồi sẽ cho áp dụng chính thức vào với doanh nghiệp của mình.
Bước 9: Giám sát quá trình thực hiện và đánh giá kết quả cuối cùng
Trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn GMP, doanh nghiệp cần phải tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên và đánh giá kết quả thu được từ việc áp dụng tiêu chuẩn GMP này.
Nhờ có quy trình thực hiện tiêu chuẩn GMP mà người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn về các sản phẩm trên thị trường đặc biệt là với những sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của con người.
Người bình thường không thể tự phát hiện được chất lượng của sản phẩm nếu như chưa sử dụng, vì vậy tiêu chuẩn GMP đã giúp họ giải quyết được vấn đề lo lắng và những nghi vấn về chất lượng sản phẩm.
Đối với một doanh nghiệp khi áp dụng tiêu chuẩn GMP vào với hoạt động sản xuất hoặc chế biến của mình thì cần phải tuân thủ những quy tắc sau đây:
+) Các quy trình cần được viết ra rõ ràng: Việc viết lại những quy trình giúp cho doanh nghiệp dễ dàng quản lý các hạng mục hơn.
+) Đào tạo và huấn luyện nhân công: Để đảm bảo được chất lượng sản phẩm thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần chú ý đến đó là thao tác và kỹ năng của nhân công trực tiếp sản xuất và chế biến sản phẩm. Nhân công có kỹ năng tốt sẽ biết cách hạn chế tạo ra lỗi, còn rõ ràng với những nhân công chưa có trình độ thì số lượng lỗi sẽ cao hơn đồng thời năng suất sản xuất cũng sẽ bị giảm đi. Vì vậy cần phải tổ chức những buổi huấn luyện và rèn luyện kỹ năng cho công nhân viên để nâng cao trình độ chuyên môn, từ đó nâng cao được chất lượng của sản phẩm.
+) Chất lượng và số lượng phải được ghi chép lại rõ ràng: Chất lượng và số lượng của sản phẩm đều phải được quản lý chặt chẽ bằng cách lưu lại toàn bộ thông tin về các đơn hàng đã sản xuất để sau này có sự cố gì xảy ra thì sẽ điều tra được nguồn gốc phát sinh.
+) Tất cả những hành vi vi phạm tiêu chuẩn đều phải được xử lý: Đay là một tiêu chuẩn bắt buộc cần phải thực hiện theo trình tự nghiêm ngặt, vì vậy không được để xảy ra những sai sót không đáng có để ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Mọi hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm thì đều bị điều tra và xử lý theo quy định.
Một doanh nghiệp có sự đầu tư về mọi thứ ngay cả việc áp dụng các tiêu chuẩn ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp giám sát được chất lượng đầu vào và chất lượng sản phẩm đang sản xuất. Việc áp dụng các quy định hay tiêu chuẩn từ ban đầu sẽ giúp doanh nghiệp có những định hướng phát triển theo cách đúng đắn.
Việc áp dụng các tiêu chuẩn của GMP vào hoạt động sản xuất giúp doanh nghiệp đảm bảo và kiểm soát được chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp mình, ngăn ngừa được những sản phẩm kém chất lượng gây hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.
Việc thực hiện theo tiêu chuẩn GMP sẽ giúp doanh nghiệp gây dựng được niềm tin với khách hàng và đương nhiên sẽ có chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ trong nước.
Khi một doanh nghiệp có giấy chứng nhận tiêu chuẩn GMP đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có uy tín về chất lượng sản phẩm, đối với những sản phẩm như là dược phẩm hay là thực phẩm, người tiêu dùng không thể tự đánh giá chất lượng của chúng qua cách nhận biết hình thức bên ngoài được mà sẽ lấy giấy chứng nhận GMP làm thước đo cho chất lượng và sẽ tin tưởng sử dụng sản phẩm với những doanh nghiệp có được giấy chứng nhận này.
Việc làm trưởng phòng sản xuất
Trên đây là những thông tin về GMP, với những nội dung mà tôi chia sẻ mong rằng các bạn đã nắm rõ được khái niệm về tiêu chuẩn GMP là gì và biết được quy trình áp dụng nó vào với doanh nghiệp được thực hiện như thế nào. Ngoài những thông tin hữu ích về tiêu chuẩn của GMP thì các bạn cũng có thể tìm kiếm và tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác nữa tại trang web timviec365.vn.
Hy vọng những thông tin này sẽ đem lại cho các bạn những phút trải nghiệm thú vị và có thể sử dụng nó trong cuộc sống hàng ngày và công việc và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc