Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mậu dịch quốc tế là gì? Những điều cần biết về mậu dịch quốc tế

Tác giả: Lê Thu Hà

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 10 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Mậu dịch quốc tế là cụm từ về kinh tế mà bất cứ ai hoạt động trong lĩnh vực kinh tế cũng cần phải hiểu được, nhất là trong thời kỳ toàn cầu hóa hiện nay. Chính vì vậy hôm nay mình viết bài viết này để chia sẻ với mọi người về mậu dịch dịch quốc tế là gì? Và những vấn đề liên quan đến mậu dịch quốc tế. Cùng mình theo dõi bài viết ngay dưới đây nhé!

1. Mậu dịch quốc tế là gì?

Mậu dịch quốc tế là gì?
Mậu dịch quốc tế là gì

Để hiểu mậu dịch quốc tế là gì trước tiên chúng ta cần phải hiểu được nghĩ của từ “ mậu dịch” là gì?  “Mậu dịch” là một từ Hán Việt chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản nó có nghĩa “ mua bán”. Ngày nay chúng ta dùng “ mậu dịch” để chỉ  công việc buôn bán do nhà nước quản lý ở những nước xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra mậu dịch còn có thể được hiểu là việc trao đổi mua bán các loại hàng hóa giữa các nước các vùng lãnh thổ với nhau.

Như vậy chúng ta có thể hiểu mậu dịch quốc tế hay chính là thương mại quốc tế. Khi nói đến mậu dịch quốc tế là nói đến việc trao đổi mua bán các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các nước trên thế giới dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang bằng và đúng các điều khoản thương mại quốc tế (incoterms).

Xem thêm: ETC là gì trong xuất nhập khẩu? ETC có ý nghĩa gì?

2. Cơ sở nguồn gốc hình thành và phát triển của mậu dịch quốc tế

Cơ sở để mậu dịch quốc tế được hình thành và phát triển đó là: Có sự ra đời của nhà nước và sự phát triển trong phân công lao động quốc tế. Kèm theo đó là có sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa thị trường, tiền tệ và có sự xuất hiện của các tư bản thương nghiệp.

Thực chất mậu dịch quốc tế đã tồn tại từ thời cổ đại, từ chế độ chiếm hữu nô lệ và sau đó là chế độ phong kiến cầm quyền. Trong thời kỳ đó do nền kinh tế chủ yếu dựa vào tự nhiên, mậu dịch quốc tế lúc này chỉ mang tính chất là ngẫu nhiên, hoàn toàn không có chủ đích. Thời kì này, mậu dịch quốc tế tồn tại và phát triển với quy mô hết sức nhỏ và hẹp. Hàng hóa mậu dịch quốc tế lúc bấy giờ chỉ gồm một phần rất nhỏ bởi đa số hầu hết các sản phẩm được sản xuất ra để phục vụ cuộc sống hàng ngày. 

Đến thời kỳ tư bản chủ nghĩa thì mậu dịch quốc tế mới thật sự phát triển một cách rộng rãi. về sau các cuộc cách mạng của mậu dịch quốc tế diễn ra ở thế kỷ XVI và XVII đi liền với các cuộc phát kiến địa lý làm cho nền kinh tế tư bản ngày càng phát triển. Do tính tất yếu của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa là tái sản xuất trên những quy mô lớn hơn để phát triển. Chính điều này đã thúc đẩy thị trường thế giới ngày càng được mở rộng và mậu dịch quốc tế ngày càng phát triển. 

Cho đến ngày nay, trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới thì mậu dịch quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các nước. Cũng chính vì vậy mà hiện nay ngày càng có nhiều nước thăm ra vào mậu dịch quốc tế.

3. Chức năng của mậu dịch quốc tế

chức năng của mậu dịch quốc tế
Chức năng của mậu dịch quốc tế

Chức năng của mậu dịch quốc tế đó chính là lưu thông hàng hóa trong nước với các nước bên ngoài. Cùng với đó chúng ta cần phải phân biệt chức năng của mậu dịch quốc tế với tư cách là một khâu tái sản xuất xã hội và với tư cách là một lĩnh vực kinh tế.

3.1. Chức năng của mậu dịch quốc tế với tư cách là một khâu tái sản xuất xã hội

Khi chúng ta xét chức năng của mậu dịch quốc tết với tư cách là một khâu tái sản xuất xã hội, mậu dịch quốc tế có ba chức năng như sau: 

Chức năng đầu tiên của mậu dịch quốc tế đó chính là tạo nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực trong nước. 

Chức năng thứ hai là làm thay đổi đi tổng cơ cấu của của tổng các sản phẩm vật chất xã hội và thu nhập quốc dân được sản xuất trong nước và thích ứng chúng với nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu tích lũy. Và chức năng cuối cùng của mậu dịch quốc tế với tư cách là một khâu tái sản xuất xã hội đó chính là góp phần nâng cao năng xuất của nền kinh tế đất nước bằng việc tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc sản xuất và kinh doanh.

3.2. Chức năng của mậu dịch quốc tế với tư cách với tư cách là một lĩnh vực kinh tế

Khi chúng ta xét chức năng của mậu dịch quốc tế dưới tư cách là một lĩnh vực kinh tế thì chức năng cơ bản của mậu dịch kinh tế là tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa trong nước với các nước bên ngoài thông qua mua bán. Giúp nối liền một cách hữu cơ thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu. Đồng thời thỏa mãn nhu cầu sản xuất về hàng hóa của xã hội.

Để mậu dịch quốc tế thực hiện được những chức năng quan trọng trên, mậu dịch dịch quốc tế phải nằm trong sự quản lý chặt chẽ của nhà nước. Nhà nước sẽ quản lý mậu dịch quốc tế theo cơ chế sao cho phù hợp với từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Xem thêm: Giải mã vấn đề xoay quanh Công ty xuất nhập khẩu tiếng Anh là gì

4. Các hình thức của Mậu dịch quốc tế 

Các hình thức của Mậu dịch quốc tế
Các hình thức của Mậu dịch quốc tế 

4.1. Mậu dịch quốc tế về hàng hóa

Mậu dịch quốc tế về hàng hóa là hình thức buôn bán lưu thông các sản phẩm, hàng hóa có dạng vật chất, hữu hình giữa các nước trên thế giới. Ví dụ như việc trao đổi buôn bán các mặt hàng nông, lâm, thủy sản, nguyên liệu, nhiên liệu, các hàng phi mậu dịch,... giữa nước này với nước khác

4.2. Mậu dịch quốc tế về dịch vụ

Mậu dịch quốc tế về dịch vụ là hình thức thương mại diễn ra việc mua bán trao đổi các sản phẩm vô hình được tạo ra từ các hoạt động của con người giữa các nước với nhau. 

Mậu dịch quốc tế về dịch vụ ngày càng phát triển và đa dạng về các lĩnh vực. Chúng ta có thể kể đến một vài những lĩnh vực dịch vụ nổi bật như: Viễn thông, tài chính ngân hàng, bảo hiểm…

4.3. Mậu dịch quốc tế liên quan đến đầu tư

Mậu dịch quốc tế có liên quan đến đầu tư là sự trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước gắn liền với việc đầu tư. Hình thức mậu dịch quốc tế này ngày càng phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng. Đi liền với nó là các công ty xuyên quốc gia được ra đời và ngày càng nhiều. 

4.4. Mậu dịch quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

Loại hình mậu dịch quốc tế này là loại hình thương mại mà đối tượng mua bán của nó là các sản phẩm của trí tuệ. Một vài đối tượng chúng ta có thể kể đến như: Quyền tác giả, sáng chế, bí quyết công nghệ... 

Đọc ngay: Custom clearance là gì? Bí quyết chuyển hàng qua hải quan thuận lợi

5. Ảnh hưởng của mậu dịch quốc tế với sự phát triển kinh tế của các nước

Các nước nghèo khi tham ra vào mậu dịch quốc tế thường bị thiệt so với các nước giàu vì các sản phẩm mà các nước nghèo mang ra trao đổi với các nước khác đa phần là các sản phẩm thô, hoặc mới chỉ được sơ chế nên giá rẻ. Trong khi đó các nước này lại phải mua vào các mặt hàng đã được tinh chế với giá cao.

Mặt khác mậu dịch quốc tế cũng sẽ giúp các nước nghèo, các nước đang phát triển rút ngắn khoảng cách với các nước đang phát triển bằng việc học hỏi và tiếp thu các kiến thức từ các nước đi trước. Tiếp thu và nhanh chóng áp dụng được những công nghệ mới hiện đại vào trong sản xuất.

Mậu dịch quốc tế cúng giúp các nước giải quyết bài toán về nguồn lao động dư thừa và thiếu hụt trong các nước. Tạo điều kiện cho việc trao đổi lao động được diễn ra, ngày nay việc xuất khẩu lao động ngày càng phổ biến.

Mậu dịch quốc tế tạo điều kiện cho nguồn vốn được lưu thông giữa các nước. Các nước phát triển có cơ hội đầu tư vào các nước đang phát triển để sinh lời và ngược lại các nước đang phát triển có được nguồn vốn để phát triển.

Đối với các nước nghèo và các nước đang phát triển thì mậu dịch quốc tế chính là con đường để rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển. Và đồng thời nó cũng là con đường dẫn các nước nghèo tới con đường trở thành những con nợ của các nước lớn trên thế giới.

Bài viết tham khảo: Custom declaration là gì? Những điều mà bạn cần phải biết

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý