
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Hồng Nguyễn
Trở thành Giám đốc QA là mơ ước của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, để có thể “chạm tay” đến vị trí lãnh đạo cấp cao này lại không phải điều dễ dàng. Bên cạnh những tiêu chí về chuyên môn, các bạn còn cần đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng cũng như hiểu rõ về tính chất công việc như thế nào. Và trong bài viết hôm nay, timviec365.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất về bản mô tả công việc Giám đốc QA, cùng theo dõi nhé!
QA là viết tắt của cụm từ “Quality Assurance” – được hiểu đơn giản là người chịu trách nhiệm về vấn đề chất lượng thông qua việc đưa ra các quy trình phù hợp để làm việc với các bên liên quan. Theo đó, Giám đốc QA là người sẽ đứng đầu để xác lập các kế hoạch, chỉ đạo bộ phận quản lý chất lượng thực hiện các nhiệm vụ, công việc liên quan đến hoạt động này.
Công việc chính của giám đốc QA đó là đảm bảo, kiểm soát toàn bộ hệ thống quản lý chất lượng cho một doanh nghiệp, đại diện cho Ban lãnh đạo để kiểm tra về chất lượng các sản phẩm sao cho đúng quy trình đã được thiết lập, luôn phải duy trì một cách ổn định và phát triển doanh nghiệp.
Đây là vị trí đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp hiện nay, nhất là đối với một số lĩnh vực liên quan đến công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin,...
Xem thêm: Việc làm giám đốc chất lượng
Giám đốc QA đảm nhiệm rất nhiều những công việc khác nhau trong doanh nghiệp hiện nay, nhằm duy trì và ổn định về mặt chất lượng cho hệ thống các sản phẩm. Cụ thể những công việc đó là:
Thiết lập, triển khai và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng cho doanh nghiệp
- Đưa ra các ý tưởng về kế hoạch, chiến lược thiết lập các chính sách quản lý chất lượng cùng mục tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm và gửi lên Ban lãnh đạo cấp trên xem xét, phê duyệt.
- Cùng Tổng Giám đốc bàn bạc để đưa ra quyết định về việc thiết lập các chính sách quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Triển khai các quyết định về quản lý chất lượng đến bộ phận QA và yêu cầu các nhân viên cấp dưới thực hiện theo yêu cầu đã đặt ra.
- Chỉ đạo nhân viên QA thường xuyên cần cập nhật cũng như sửa đổi hệ thống các tài liệu, văn bản hướng dẫn quản lý chất lượng, cải tiến và nâng cấp hệ thống quản lý sao cho đảm bảo phù hợp nhất với tình hình thực tế ở các giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp.
- Giám đốc QA cũng có nhiệm vụ phối hợp với một số đơn vị, bộ phận liên quan khác và chỉ đạo về việc đánh giá, lựa chọn các đối tượng, nhà cung ứng dịch vụ, sản phẩm, thực hiện đo lường chất lượng sản phẩm, nhu cầu và sự thỏa mãn của khách hàng như thế nào, từ đó đưa ra những biện pháp để khắc phục.
- Thường xuyên kiểm tra, xem xét về việc cung cấp các nguồn lực cần thiết, làm sao để đảm bảo được hệ thống quản lý chất lượng các hoạt động trong doanh nghiệp một cách hiệu quả nhất.
- Tổ chức và đứng ra chủ trì các cuộc họp, đánh giá hoạt động nội bộ, đào tạo và lựa chọn ra đội ngũ nhân viên đánh giá chất lượng tốt và phù hợp nhất.
- Giám sát và kiểm soát các hoạt động trong công tác quản lý chất lượng, phát hiện các vấn đề và nhanh chóng có phương án khắc phục, phòng ngừa.
- Giúp Tổng Giám đốc thực hiện một số công việc khác liên quan như là tổ chức các cuộc họp Ban lãnh đạo, đi công tác,...
Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và cải tiến các quy trình quản lý chất lượng phù hợp với nhu cầu khách hàng
Thị trường luôn biến đổi một cách nhanh chóng và bất ngờ, kéo theo đó là các xu hướng, nhu cầu mới ra đời, có tác động, ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp hiện nay. Do đó, các Giám đốc QA sẽ cần phải thường xuyên quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu về thị trường, nắm bắt nhu cầu của khách hàng, từ đó có các giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng cho các sản phẩm mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Ngoài ra, Giám đốc QA cũng cần thường xuyên cập nhật để cải tiến quy trình hoạt động, quản lý chất lượng của doanh nghiệp theo đúng tiêu chuẩn ISO cũng như mục tiêu phát triển của doanh nghiệp, đảm bảo mang đến hiệu quả công việc tốt nhất.
Đại diện cho Ban lãnh đạo doanh nghiệp liên hệ, làm việc với các cơ quan, tổ chức khác
Để một doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ thì chắc chắn không thể thiếu đi những đối tác, nhà đầu tư, khách hàng hợp tác trên tất cả các phương diện, trong đó bao gồm cả vấn đề chất lượng và Giám đốc QA sẽ là người đảm nhiệm công việc này. Cụ thể, Giám đốc QA sẽ tiếp nhận liên hệ và hẹn gặp gỡ, trao đổi, bàn bạc về các phương án hợp tác, chiến lược hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp, đàm phán để ký kết hợp đồng.
Ngoài ra, Giám đốc QA cũng là người tìm hiểu, liên hệ với các tổ chức, cơ quan về đào tạo nhân lực, đánh giá hệ thống chất lượng uy tín để lên kế hoạch hợp tác, nhằm nâng cao về chất lượng của đội ngũ nhân viên trong bộ phận cũng như đảm bảo luôn cập nhật nhanh nhất về các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm từ các tổ chức uy tín đó.
Lập báo cáo về tình hình hoạt động của bộ phận quản lý chất lượng doanh nghiệp
Giám đốc QA sẽ cần tổng hợp báo cáo từ các nhóm, nhân viên trong bộ phận, lập các báo cáo tình hình làm việc, kiểm tra chất lượng hàng tuần, tháng và gửi lên Ban lãnh đạo cũng như báo cáo chi tiết trong các cuộc họp nội bộ để cấp trên nắm bắt và có phương án điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế.
Đồng thời, kèm theo bản báo cáo công việc sẽ là những đề xuất về phương pháp tối ưu, kế hoạch hoạt động cho cả bộ phận quản lý chất lượng, đảm bảo luôn đáp ứng được theo nhu cầu của thị trường, khách hàng và tiêu chuẩn về chất lượng quốc tế.
Ngoài những công việc trên, Giám đốc QA cũng chịu trách nhiệm cho một số vấn đề, hoạt động liên quan khác như là tổ chức, tham gia vào các buổi họp, thảo luận về chất lượng sản phẩm ở các nhà máy, quản lý đội ngũ nhân sự trong bộ phận, hỗ trợ công tác tuyển dụng các vị trí quản lý, trưởng phòng, thư ký,...
Tìm hiểu: Lương QA chính xác là bao nhiêu?
Một Giám đốc QA sẽ đảm nhiệm khá nhiều công việc khác nhau, do đó trách nhiệm và quyền hạn của họ cũng vô cùng lớn đó là:
- Giám đốc QA có quyền được ký và xem xét sổ tay chất lượng, các chính sách và mục tiêu chất lượng trước khi trình lên Tổng Giám đốc và Ban lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.
- Giám đốc QA sẽ có quyền được thay mặt Tổng Giám đốc ký vào các văn bản có liên quan đến chất lượng của sản phẩm doanh nghiệp trong trường hợp có ủy quyền.
- Trực tiếp đứng ra chỉ đạo các hoạt động trong ban ISO và các công việc có liên quan đến vấn đề quản lý chất lượng sản phẩm trong doanh nghiệp (bao gồm cả các chi nhánh, cơ sở nhỏ).
- Giám đốc QA sẽ có quyền được đình chỉ tạm thời một số công việc không liên quan và không phù hợp theo yêu cầu và tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng, đồng thời sẽ báo cáo tình hình lên Tổng Giám đốc nắm bắt được.
- Có quyền đề xuất các vị trí như quản lý, trưởng phòng, thư ký, trợ lý trong bộ phận quản lý chất lượng và các vấn đề liên quan đến quyền lợi của nhân viên trong bộ phận mình phụ trách.
Việc làm nhân viên quản lý chất lượng
Giám đốc QA là một vị trí Ban lãnh đạo cấp cao, do đó các yêu cầu, tiêu chí đặt ra cũng khá lớn. Để đạt được vị trí này không dễ dàng mà cần phải có quá trình phấn đấu, rèn luyện, tích lũy rất nhiều kinh nghiệm trong nghề thì mới có khả năng đảm nhiệm. Cụ thể, những yêu cầu đặt ra cho vị trí này như sau:
- Tốt nghiệp từ bậc đại học trở lên theo các chuyên ngành về quản lý chất lượng trong các lĩnh vực cụ thể (công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin,...).
- Kinh nghiệm tối thiểu dành cho vị trí Giám đốc QA là 5 năm trong nghề và 3 năm ở vị trí tương đương.
- Có kiến thức chuyên sâu về quản lý chất lượng, đã qua các lớp đào tạo về ISO 9001:2000, có chứng chỉ chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ hợp lệ.
- Có trình độ tiếng Anh và khả năng giao tiếp tốt, có thể làm việc được với người nước ngoài, hiểu được các thuật ngữ chuyên môn.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp, phân công công việc, quản lý và lãnh đạo được đội ngũ nhân viên trong bộ phận.
- Có khả năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và tư duy nhanh nhẹn, nắm bắt nhanh chóng những biến đổi của thị trường.
- Là một Giám đốc QA sẽ cần luôn biết học hỏi, quyết tâm theo đuổi mục tiêu, công việc, rèn luyện kỹ năng để nâng cao trình độ, năng lực bản thân.
- Cần có trách nhiệm trong công việc, luôn công tư phân minh trong quá trình làm việc và quản lý đội ngũ nhân sự.
- Có khả năng xử lý, giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng, chịu được những áp lực lớn trong công việc, bởi tính chất và khối lượng các công việc của Giám đốc QA là vô cùng lớn. Do đó, đây là tiêu chí rất quan trọng cần có nếu bạn muốn chạm đến vị trí này.
Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội
Giám đốc QA có trách nhiệm cũng như khối lượng công việc rất lớn trong doanh nghiệp, tuy nhiên, đi đôi với điều đó chính là những quyền lợi mà họ xứng đáng nhận được như sau:
- Môi trường làm việc vô cùng chuyên nghiệp, đầy năng động nhưng luôn nghiêm túc, điều này giúp cho bạn có thể làm việc thoải mái, thể hiện được hết năng lực, trình độ của mình nhưng lại vẫn đảm bảo theo đúng nguyên tắc, quy định.
- Thường xuyên được đi công tác tại nước ngoài, làm việc với các tổ chức, doanh nghiệp lớn khác, có cơ hội được mở mang tầm nhìn, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng và hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ, cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn nữa trong Ban lãnh đạo cấp cao.
- Có cơ hội được mở rộng các mối quan hệ xã hội từ hợp tác làm ăn đến bạn bè, đồng nghiệp.
- Được hưởng đầy đủ các quyền lợi, chính sách đãi ngộ trong doanh nghiệp theo đúng quy định của Luật lao động như là bảo hiểm bảo vệ sức khỏe, các ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép, tham gia du lịch, hưởng lương tháng 13, các khoản trợ cấp, phụ cấp khác, được tăng lương xét theo năng lực và kinh nghiệm,...
Ngoài ra, còn rất nhiều những chế độ hấp dẫn khác mà bạn có thể nhận được khi làm việc ở vị trí Giám đốc QA tùy thuộc vào mức độ phát triển, quy mô hoạt động của các doanh nghiệp khác nhau.
Bên cạnh những quyền lợi trên, Giám đốc QA còn được hưởng mức lương vô cùng hậu hĩnh. Tùy theo từng doanh nghiệp mà quy định cho Giám đốc QA được hưởng các mức lương khác nhau.
Tuy nhiên, xét theo mặt bằng chung thì một Giám đốc QA sẽ nhận được mức lương thấp nhất là từ 20 – 30 triệu đồng/tháng (với những ai có ít năm kinh nghiệm). Còn những ai đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, năng lực và trình độ tốt, làm việc tại các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thì mức lương có thể sẽ lên đến 40 – 50 triệu đồng/tháng.
Như vậy, qua những phân tích trên đây của timviec365.vn, chắc hẳn các bạn đã hiểu và nắm rõ về vị trí Giám đốc QA cũng thông tin chi tiết về bản mô tả công việc Giám đốc QA trong doanh nghiệp rồi phải không? Nếu bạn yêu thích và muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này, hãy đặt ngay mục tiêu phấn đấu ngay từ bây giờ nhé!
Tham khảo ngay mẫu mô tả công việc Giám đốc QA trong file dưới đây.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận