Tác giả: Phạm Thu Phương
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 06 năm 2024
Một trong những vị trí có vai trò quan trọng trong việc giám sát, thúc đẩy quá trình làm việc - thực hiện các mục tiêu, chiến lược của các nhân viên trong từng bộ phận, vận hành công việc theo một trật tự nhất định đó chính là vai trò của giám đốc vận hành COO trong một doanh nghiệp. Để hiểu hơn về công việc này, sau đây chính là bản mô tả công việc giám đốc vận hành với nội dung đầy đủ và chi tiết nhất.
Giám đốc vận hành chính là người thực hiện các công việc để đưa mọi hoạt động trong doanh nghiệp cùng với chức năng của các bộ phận được đi vào đúng quỹ đạo của nó. Lấy một ví dụ để có thể so sánh công việc này: Nếu một nhà máy thủy điện được chạy nhờ sức chảy của nước, nước càng nhiều, dòng chảy càng mạnh thì dòng điện được duy trì – cung cấp và phát triển hơn. Xét thấy, vai trò của giám đốc vận hàng cũng như dòng nước vậy, tạo điều kiện cho dòng điện phát triển mạnh hơn.
Vị trí này tồn tại chủ yếu trong các doanh nghiệp có sự đầu tư về nguồn nhân lực rất lớn về cả số lượng và chất lượng, làm việc theo một quy trình – trật tự liên quan và phụ thuộc lẫn nhau đã tạo nên môt sự phát triển bền vững và đi xa hơn của doanh nghiệp. Chính vì vậy, vai trò của một giám đốc vận hành COO là vô cùng cần thiết trong sự hoạt động của một công ty từ lý thuyết đến thực hành. COO làm việc dưới sự điều hành của CEO - giám đốc điều hành, thực hiện công việc hỗ trợ đắc lực cho CEO trong việc tổ chức vận hành mọi hoạt động và công việc của công ty.
COO không chỉ là người giám sát về quá trình vận hành và làm việc ở thời điểm hiện tại mà còn đưa ra được tầm nhìn chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu CEO là người lập ra kế hoạch và đưa ra chỉ thị thì COO chính là người vận hành triển khai kế hoạch đó đi vào hoạt động thực tế.
Dựa vào khái niệm và các nội dung có liên quan mà bạn có thể hiểu được khái quát công việc của COO là gì rồi đúng không? Và để đi vào chi tiết hơn thì sau đây chính là sự mô tả chi tiết nhất đối với công việc này.
Các công việc mà COO cần phải thực hiện với CEO – giám đốc điều hành:
Giám đốc vận hành sẽ là người tiếp nhận các thông tin và công việc từ phía giám đốc điều hành, triển khai các kế hoạch,. Mục tiêu và chiến lược đối với tất cả các bộ phận và giám sát quá trình thực hiện đó của từng bộ phận.
Bên cạnh đó, giám đốc vận hành cũng là người giữ một vị trí tham mưu, hỗ trợ trực( các hoạt động điều hành doanh nghiệp, phát triển kinh doanh,..) Tiếp trong việc xây dựng cùng giám đốc điều hành – triển khai và cũng là người chịu trách nhiệm trực tiếp cho các chiến lược được đề ra từ ban đầu.
Sau cùng, báo cáo các công việc lên giám đốc điều hành về các công việc được giao, kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Các công việc thực hiện trong việc vận, quản lý doanh nghiệp:
Thực hiện đôn đốc, thúc đẩy và tạo động lực, truyền lửa cho nhân viên trong các bộ phận như: phòng kinh doanh, phòng marketing, phòng nhân sự, phòng kế toán,…và các phòng ban bộ phận khác thực hiện đúng chỉ thị được giao, góp phần nâng cao năng suất lao động, tăng cao doanh số, làm động lực phát triển chung cho toàn công ty.
Nhận các báo cáo từ các bộ phận trong doanh nghiệp đánh giá kết quả và trực tiếp đưa ra các phương hướng giải quyết phù hợp, cũng như đưa ra giải pháp kịp thời ngay sau đó cho công việc phát triển chung đối với doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ thông qua việc tham gia các hoạt động nhằm tạo lợi nhuận cho công ty như: liên kết để hợp tác thúc đẩy mối quan hệ với các công ty cùng ngành, đầu tư các dự án mới, tham gia đấu giá mua lại cổ phần doanh nghiệp khác có lợi nhuận,…
Bên cạnh các công việc với cấp trên cấp dưới, và các công việc quản lý khác thì COO cũng có vai trò quan trọng trong việc là người xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ hợp tác bền chặt giữa các nhà đầu tư, nhà cung cấp với công ty hay doanh nghiệp – nơi mình đang làm việc.
Việc làm phó giám đốc điều hành
Tài năng và may mắn thôi chưa đủ, đối với công việc này việc trau dồi kinh nghiệm và tham gia nhiều dự án kinh doanh khác nhau để có thêm nhiều trải nghiệm trong nghề để có thể đối mặt được với hầu hết các khó khăn sẽ làm cho bạn tích lũy được khối lượng kiến thức về kinh doanh bổ ích từng ngày.
Dưới đây chính là các yêu cầu cần có của một giám đốc vận hàng mà bạn cần nắm được:
Yêu cầu về các kiến thức chuyên môn: để đạt được vị trí giám đốc vận hành một trong những vị trí cao nhất nhì trong ban giám đốc của một công ty thì yêu cầu về trình độ chắc chắn phải có đối với một COO. Thường thì các COO sẽ có bằng đại học trở lên, thậm chí đạt đến trình độ thạc sĩ với các ngành/ chuyên ngành đào tạo đặc biệt là quản trị kinh doanh, quản trị doanh nghiệp,..và các ngành đào tạo có liên quan khác, đáp ứng được công việc mô tả ở trên. Nắm được các kiến thức về kinh doanh cả chiều sâu và chiều rộng, đồng có khả năng xây dựng chiến lược, quản lý và điều hành công ty.
Kinh nghiệm yêu cầu đối với COO này là từ 3 năm cho đến 5 năm hoặc đã có kinh nghiệm làm việc tại vị trí tương đương thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc vừa nêu như trên.
Kỹ năng làm việc theo quy trình(có sự liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp) và làm việc độc lập( quyết định và xử lý các vấn đề dứt khoát, quyết liệt) phải được đáp ứng đầy đủ đối với vị trí COO.
Kỹ năng giao tiếp, thương thuyết, đàm phán taoh điều kiện thuận lợi cho việc tạo dựng, duy trì, phát triển bền vững các mối quan hệ với các đối tác cần được đáp ứng. Bên cạnh đó các kỹ năng ngoại ngữ(tiếng anh), tin học cũng cần được đáp ứng đầy đủ.
Tính trách nhiệm cao trong công việc luôn luôn được đề cao đối với một giám đốc vận hành. Bởi trong thực tế đối với vị trí càng cao thì trách nhiệm phải gánh chịu càng lớn, đây cũng chính là động lực cho các COO có thể dựa vào đó mà tự thúc đẩy bản thân càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được toàn bộ khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày.
Tham khảo: Lương giám đốc có thực sự cao như lời đồn? Cùng timviec365.vn tìm hiểu rõ hơn nhé!
COO là một ví trí đa ngành mà ở đó bạn có thể làm việc trong nhiều mảng/ lĩnh vực khác nhau, vì thế mà điều này cũng kéo theo sự thay đổi về số lương của một COO. Mức lương có thể thay đổi theo các cấp bậc khác nhau từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ ít kinh nghiệm đến dày dặn kinh nghiệm,.. Tuy nhiên dựa vào các con số chung sau đây mà bạn có thể cơ bản hiểu được giá trị trong công việc mà mức lương mà công việc này mang lại cho một COO.
Mức lương thấp nhất cho một COO là khoảng 12 triệu đồng – đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm và lĩnh vực làm việc của COO đó.
Khoản lương phổ biến nhất của một COO giao động trong khoảng từ 15 triệu đồng đến 30 triệu đồng. Và mức lương bậc cao đến cao nhất có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/người/tháng. Tất nhiên, đó chưa phải là con số thực bởi giám đốc vận hành còn có thể nhận được nhiều hơn thế bởi số tiền nhận được từ doanh thu, phần trăm hoa hồng, và các khoản tiền thưởng khác từ công ty cho vị trí này.
- Được xét tăng lương theo quy định của công ty( có thể là 6 tháng 1 lần hay 1 năm 1 lần tùy từng công ty), được hưởng chế độ lương cao, hấp dẫn cộng thêm tiền thưởng đối với các ngày lễ lớn, các chế độ như bảo hiểm cũng được đáp ứng đầy đủ đối với vị trí COO.
- Được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp và có cơ hội thăng tiến cao trong công việc. Điều này có nghĩa các COO không chỉ được tiếp xúc với các đối tác là những nhân vật quan trọng đối với công ty mà còn trong lĩnh vực kinh doanh nói chung. Chính vì vậy mà việc xây dựng, quen biết để có thể tạo dựng các mối quan hệ là điều vô cùng lợi thế.
- Được hưởng lương tháng thứ 13 có lẽ đã trở thành một quyền lợi chung của phần đa các công ty, bên cạnh đó, việc được tham gia các khóa đào tạo để nâng cao trình độ kiến thức và các kỹ năng chuyên môn thông qua các khóa học cũng là một trong những quyền lợi vô cùng quan trọng mà bất kỳ vị trí nào cũng có quyền được hưởng, và giám đốc vận hàng không phải là ngoại lệ đối với quyền lợi này.
Giám đốc vận hành một vị trí công việc có tầm quan trọng trong việc vận hành sự hoạt động và thực hiện công việc một cách hiệu quả đối với các bộ phận nhỏ hơn trong công ty và đồng thời cũng là người với vai trò hỗ trợ đắc lực cho giám đốc điều hành. Chính vì thế mà khối lượng cũng như yêu cầu công việc dành cho vị trí này vô cùng nhiều, tất nhiên mức lương cao xứng đáng sẽ đó chính là điều mà bất cứ vị trí nào cũng luôn mong đợi.
Thông qua bài viết mô tả công việc giám đốc vận hành với nội dung đầy đủ và chi tiết như trên. Các bạn đã lập ra cho mình một mục tiêu dài hạn để đạt được vị trí như mình mong muốn chưa? Tinh thần cầu tiến trong công việc và ý chí tiến thủ sẽ là một trong các yếu tố và là động lực giúp bạn tiếp bước để phát triển trên con đường sự nghiệp mà bạn chọn lựa. Timviec365.vn cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này, nếu có thắc mắc gì đừng ngần ngại mà hãy phản hồi lại cho chúng tôi biết nhé! Xin chân thành cảm ơn bạn đọc!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc