Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Mô tả công việc trưởng phòng sản xuất-Production Manager làm gì?

Tác giả: Phương Anh Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trưởng phòng sản xuất là một vị trí mà hầu hết các công ty, doanh nghiệp kinh doanh hiện nay đều phải có. Đây được coi là một vị trí khá quan trọng cũng như là một vị trí quản lý trong công ty. Vậy, trưởng phòng sản xuất làm những công việc gì? Mô tả công việc trưởng phòng sản xuất chi tiết ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

 

1. Bản mô tả công việc trưởng phòng sản xuất

Trưởng phòng sản xuất hay còn gọi là Production Manager, đây là vị trí đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như quy trình sản xuất trong toàn hệ thống công ty, doanh nghiệp. Vậy, chi tiết thì trưởng phòng sản xuất sẽ làm những công việc gì?

Trưởng phòng sản xuất là gì?
Trưởng phòng sản xuất là gì?

Dưới đây sẽ là bản mô tả công việc trưởng phòng sản xuất các bạn có thể tham khảo.

mo-ta-cong-viec-truong-phong-san-xuat.doc

1.1. Thực hiện việc lên kế hoạch sản xuất cho từng bộ phận

Trưởng phòng sản xuất là người hiểu rõ về tính chất cũng như năng suất của từng bộ phận trong một chuỗi dây chuyền sản xuất trong công ty. Vì vậy, họ sẽ là người lên kế hoạch cụ thể cho từng bộ phận và triển khai thực hiện kế hoạch đó. Trong quá trình hoạt động điều hành thì sẽ cần sự linh động trong từng công việc, đảm bảo được quá trình sản xuất diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Trưởng phòng sản xuất làm gì?
Trưởng phòng sản xuất làm gì?

Thêm vào đó, trưởng phòng sản xuất sẽ thực hiện việc tiếp nhận đơn hàng, phân chia công việc theo từng ngày, tháng cho các bộ phận để đảm bảo chất lượng, sản lượng cũng như tiến độ và hiệu quả sản xuất của cả một bộ phận sản xuất chung.

Thường xuyên theo dõi và kiểm tra các nguyên vật liệu dùng trong sản xuất cũng như quá trình giao nhận sản phẩm đảm bảo đáp ứng kế hoạch giao hàng đúng thời gian.

Ngoài ra chính là việc trực tiếp điều chỉnh và xử lý các tình huống khẩn cấp, đảm bảo được sự kết nối chặt chẽ trong kế hoạch chung của toàn bộ công ty, doanh nghiệp.

1.2. Trực tiếp quản lý nhân sự, trang thiết bị

Mô tả chi tiết ra sao?
Mô tả chi tiết ra sao?

Là một vị trí manager, nên trưởng phòng sản xuất là người đứng đầu của một phòng ban. Vì thế, họ sẽ có trách nhiệm quản lý nhân sự của chính phòng ban mình, đảm bảo mọi người thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và kế hoạch đề ra. Thêm vào đó là đảm bảo được sự ổn định của nhân lực chủ chốt trong phòng ban.

Ngoài ra, trưởng phòng sản xuất sẽ đề xuất việc tuyển dụng nhân sự cũng như tham gia vào quá trình tuyển dụng. Đảm bảo được nhân sự tuyển vào phù hợp với vị trí công việc và đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng. Việc đào tạo, huấn luyện nhân sự mới cũng là nhiệm vụ của một trưởng phòng sản xuất. Không chỉ vậy, việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho nhân sự cũ cũng là công việc của trưởng phòng sản xuất.

Bên cạnh đó, đánh giá, kiểm tra chất lượng nguồn nhân lực cũng thuộc nhiệm vụ của Production Manager. Cần có sự đánh giá, nhận xét một cách khách quan. Phê bình và khen thưởng đúng người, đúng việc.

Không chỉ quản lý về mặt con người, trang thiết bị cũng là vấn đề mà một trưởng phòng nhân sự cần phải quan tâm. Production Manager cần phải đảm bảo được các trang thiết bị luôn trong tình trạng ổn định, chắc chắn không có sự ảnh hưởng đến quá trình làm việc.

Việc làm trưởng phòng sản xuất

Xây dựng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch

1.3. Giám sát và báo cáo tiến độ công việc

Với chức vị trưởng phòng, chịu trách nhiệm toàn bộ công việc của bộ phận sản xuất nên luôn cần phải giám sát chi tiết từng công việc, quá trình sản xuất được diễn ra. Qua đó nắm bắt tình hình một cách thực tế và sát nhất để có thể thực hiện việc báo cáo tình hình, tiến độ sản xuất với cấp trên. 

Bên cạnh đó, Production Manager sẽ phải đảm bảo được chất lượng sản phẩm sau khi sản xuất. Chất lượng sản phẩm cần được đồng nhất, thỏa mãn được yêu cầu thành phẩm đề ra. Đặc biệt là đảm bảo được chất lượng về quy trình, an toàn thực phẩm, giám sát chặt chẽ từ quy trình lúc bắt đầu cho tới khi sản phẩm được hoàn thành.

Việc làm giám sát sản xuất

1.4. Thực hiện việc xây dựng kế hoạch và phương hướng giải quyết

Chịu trách nhiệm cải tiến các cách sản xuất lối mòn, lạc hậu và phát triển các kế hoạch sản xuất mang đến một chất lượng sản phẩm tốt hơn là công việc của một trưởng phòng sản xuất.

Điều chỉnh nhân sự
Điều chỉnh nhân sự

Nghiên cứu về tình hình sản xuất hiện tại của công ty và tìm ra những cách giải quyết, phương hướng hành động cụ thể để có thể phát huy được thế mạnh của công ty. Tăng chất lượng, năng suất hoạt động và giảm được chi phí sản xuất là mục đích của trưởng phòng sản xuất.

Trực tiếp thuyết trình các đề xuất, dự kiến cả tiến trước ban lãnh đạo và trực tiếp triển khai các hoạt động nằm trong kế hoạch của mình với các bộ phận trong phòng sản xuất nhằm đạt kết quả tốt nhất. 

Xem thêm: Lương trưởng phòng chi tiết tại đây!

1.5. Cố vấn trong việc phát triển các sản phẩm mới

Đây không phải là công việc chính của một trưởng phòng sản xuất, nhưng khi một sản phẩm mới sắp được ra mắt thì sẽ rất cần tham khảo từ các bộ phận khác. Và trưởng phòng sản xuất sẽ là một lời khuyên hữu ích với bộ phận R&D.

Cố vấn trong các dự án
Cố vấn trong các dự án

Họ sẽ phải tham gia các cuộc họp về sản phẩm mới, sản xuất thử sản phẩm mới đó, thực hiện việc tính toán chi phí cũng như hiệu quả sản xuất của sản phẩm mới. Từ đó có thêm thông tin để điều chỉnh các thử nghiệm cho sản phẩm mới trong quá trình thực hiện các nghiên cứu liên quan. 

Trên đây là công việc của một trưởng phòng sản xuất. Ngoài những công việc, nhiệm vụ chính nêu trên thì trưởng phòng sản xuất sẽ thực hiện các công việc khác mà Ban giám đốc đề ra. Có thể là đi công tác, gặp gỡ các đối tác quan trọng,... Nhìn chung, công việc của trưởng phòng sản xuất sẽ xoay quanh các vấn đề về quy trình, chất lượng sản phẩm và nhân sự trong bộ phận.

Tuyển dụng nhân viên phát triển sản phẩm

2. Vị trí trưởng phòng sản xuất đòi hỏi gì ở ứng viên?

Một trưởng phòng sản xuất không phải là vị trí đơn giản hay dễ dàng có được. Vậy, nếu muốn trở thành một Production Manager thì cần phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Yêu cầu công việc?
Yêu cầu công việc?

Nếu bạn muốn trở thành trưởng phòng sản xuất thì bạn cần phải tốt nghiệp đại học trở lên và học chuyên ngành kỹ thuật. Thêm vào đó cần có kinh nghiệm 3 năm trong lĩnh vực này và ít nhất là 1 năm với vị trí công việc tương đương. Yêu cầu này nhằm đảm bảo bạn được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản về lĩnh vực mà bạn ứng tuyển, làm việc. Việc có kinh nghiệm để chắc chắn rằng khả năng của bạn trong ngành là có và khả năng đáp ứng tốt được vị trí công việc này.

Bên cạnh đó, trưởng phòng sản xuất cần nắm rõ quy trình cũng như các thủ tục, tiêu chuẩn cần phải tuân thủ trong sản xuất. Nắm rõ được nguyên lý hoạt động của các thiết bị máy móc sử dụng trong sản xuất phổ biến hiện nay. Việc đòi hỏi các kiến thức này nhằm yêu cầu ở ứng viên cần phải biết được những điều căn bản trong lĩnh vực sản xuất. Qua dó, có thể nắm bắt được các vấn đề phát sinh cũng như đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời.

Kiến thức và kỹ năng
Kiến thức và kỹ năng

Các tố chất nghề nghiệp cũng là những điều căn bản cần có ở ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí trưởng phòng sản xuất. Bạn cần phải có kỹ năng sắp xếp công việc, lên kế hoạch, khả năng giao tiếp tốt, xử lý vấn đề một cách tốt nhất. Những kỹ năng này sẽ giúp cho bạn có thể thực hiện công việc một cách tốt nhất và dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, có tinh thần trách nhiệm với công việc và khả năng chịu được áp lực cao cũng là một tố chất cần thiết ở ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí này. Bởi đôi khi, vào giai đoạn cuối sản xuất sẽ bị thúc ép khá nhiều, vì thế áp lực là điều khó tránh khỏi, do đó, việc chịu áp lực tốt sẽ là một tố chất để bạn có thể đảm nhận được công việc của một trưởng phòng sản xuất.

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hồ Chí Minh​

3. Quyền lợi mà trưởng phòng sản xuất nhận được?

Đảm nhận vị trí trưởng phòng, vậy, trưởng phòng sản xuất sẽ nhận được những quyền lợi và mức đãi ngộ ra sao?

Quyền lợi nhận được?
Quyền lợi nhận được?

Với vị trí công việc này thì bạn sẽ được làm việc trong một môi trường ổn định, lâu dài và khả năng thăng tiến cao sau này. Môi trường doanh nghiệp sản xuất là một môi trường khá tốt và có điều kiện thuận lợi để phát triển năng lực của bản thân cũng như các tố chất rèn luyện khác. 

Thêm vào đó, bạn sẽ nhận được các mức đãi ngộ như đóng các loại bảo hiểm theo quy định và hưởng thêm các chính sách từ công ty với vị trí công việc mình được hưởng. Một văn phòng riêng cho bản thân, gói chăm sóc sức khỏe toàn diện, những chuyến du lịch trong nước và quốc tế, thưởng lương tháng 13, thưởng vào các ngày lễ lớn,... Đây có thể là những mức đãi ngộ mà bạn nhận được khi đảm nhận vị trí trưởng phòng sản xuất. 

Một điều không thể không nhắc đến chính là mức thu nhập của vị trí trưởng phòng sản xuất. Thông thường, vị trí này thì bạn có thể nhận được mức lương khoảng 24 triệu đồng, khoảng lương trung bình sẽ từ 16 - 26 triệu đồng. Có thể nói đây là công việc có mức lương rất hấp dẫn và thu hút được ứng viên. Nếu như bạn có kinh nghiệm và khả năng làm việc tốt thì mức thu nhập sẽ còn cao hơn nữa. Đặc biệt là trong quá trình phỏng vấn bạn cũng có thể tự đưa ra mức lương mà mình mong muốn. 

Việc làm Sản xuất - Vận hành sản xuất tại Hà Nội

Thu nhập hấp dẫn
Thu nhập hấp dẫn

4. Trưởng phòng sản xuất - Ứng tuyển ra sao?

Đây có lẽ là câu hỏi mà khá nhiều bạn thắc mắc cũng như muốn biết được câu trả lời. Việc tìm hiểu và nắm bắt các thông tin tuyển dụng có lẽ là không quá khó khăn với ứng viên hiện nay khi thời đại 4.0 và công nghệ đang phát huy thế mạnh của mình.

Nếu như bạn gõ tìm kiếm “Tìm việc vị trí trưởng phòng sản xuất” thì hiện ra trước mắt bạn sẽ là hàng ngàn thông tin khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra chính là nguồn tin nào mới chính xác. Lúc này, một gợi ý dành cho bạn đó là Timviec365.vn. Đây được coi là trang web cung cấp thông tin tuyển dụng chính xác, đa dạng nhất hiện nay.

Việc làm

Ứng tuyển ra sao?
Ứng tuyển ra sao?

Với việc cập nhật thường xuyên, nhanh chóng thì website này hứa hẹn sẽ gửi tới các bạn những cơ hội việc làm hấp dẫn và phù hợp nhất. Việc của bạn chỉ cần đăng ký thành viên trên Timviec365.vn, tiến hành đăng nhập vào trang web, và gõ tên công việc cũng như địa điểm rồi nhấn tìm kiếm là những thông tin tuyệt vời nhất dành cho bạn sẽ xuất hiện.

Đặc biệt, hiện nay, để thuận tiện hơn cho ứng viên thì Timviec365.vn đã cung cấp thêm tính năng tạo lập CV trực tuyến. Nhờ đó mà việc tạo lập CV theo phong cách của bản thân cũng như ứng tuyển online được tiến hành thuận tiện và dễ dàng dành cho người sử dụng.

Hơn hết, hiện nay Timviec365.vn đã có ở dạng app dành cho điện thoại di động. Vì thế, bạn có thể tải về điện thoại của mình và sử dụng một cách dễ dàng, tiện lợi, bạn có thể tra cứu bất cứ lúc nào.

CV online

Đến với Timviec365.vn
Đến với Timviec365.vn

Không chỉ dành cho ứng viên mà các nhà tuyển dụng cũng có thể sử dụng Timviec365.vn một cách đơn giản. Chỉ cần đăng ký tài khoản dành cho nhà tuyển dụng, các công ty, doanh nghiệp có thể đăng tải tin tuyển dụng của mình lên website. Thêm vào đó, với số lượng ứng viên khá lớn nên các công ty, doanh nghiệp có thể tìm kiếm ứng viên phù hợp với mình thông qua việc xem xét các CV online được ứng viên tải lên hồ sơ của mình.

Trên đây là những thông tin về trưởng phòng sản xuất. Mong rằng qua bài viết này các bạn đã mô tả công việc trưởng phòng sản xuất chi tiết nhất và có thêm thông tin để định hướng công việc tương lai. Và đừng quên Timviec365.vn sẽ là cánh cửa giúp bạn nắm bắt cơ hội việc làm trưởng phòng sản xuất hấp dẫn. 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;