Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Ngành quản lý hoạt động bay ra làm gì? Ngành học cho thu nhập khủng

Tác giả: Hà Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 17 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Được ví là một trong những ngành thu nhập khủng nhất hiện nay, ngành quản lý hoạt động bay đã và đang liên tục thu hút học sinh, sinh viên nộp hồ sơ dự tuyển. Với những sĩ tử đang định hình tương lai thì chắc hẳn ngành quản lý hoạt đông bay ra làm gì vẫn là một câu hỏi ngỏ. Dưới đây là những chia sẻ của timviec365.vn về ngành quản lý hoạt động bay ra làm gì cho bạn định hướng sự nghiệp mai sau.

1. Ngành hàng không và công tác quản lý hoạt động bay

1.1. Hàng không - ngành công nghiệp nhiều biến động

Ngành công nghiệp hàng không năng động và nhanh chóng mở rộng là điều cần thiết cho chức năng của nền kinh tế thế giới và cũng là để tăng trưởng kinh tế tiếp tục diễn ra nhanh, mạnh. Tuy nhiên công nghiệp hàng không cũng được xem là một ngành công nghiệp thường xuyên trong tình trạng hỗn loạn, nguyên nhân của điều này là do công tác quản lý hàng không, công tác quản lý hoạt động bay, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, bệnh dịch, .... 

Hàng không - ngành công nghiệp nhiều biến động
Hàng không - ngành công nghiệp nhiều biến động

Thập kỷ đầu tiên của thế kỷ hai mươi mốt đặc biệt tàn khốc đối với người dân vì nó phải chịu đựng hai cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng, cái gọi là Cuộc suy thoái lớn bắt đầu vào năm 2024 là tàn khốc nhất kể từ Đại suy thoái những năm 1930.  Do nhu cầu trực tiếp giảm, một số hãng hàng không đã thất bại trên thế giới rất nhiều bao gồm ATA, Maxjet, Aloha, Sterling và Oasis. Một số hãng hàng không khác phải thực hiện cắt giảm nhân sự hay thực hiện những chính sách thắt chặt để đảm bảo cho sự tồn tại của mình. 

Hay gần đây, minh chứng rõ ràng nhất đó là khi dịch covid-19 diễn ra đã khiến ngành hàng không thế giới nói chung và hàng không Việt Nam ảnh hưởng đáng kể. Khi mà các chặng bay quốc tế gần như không hoạt động, chặng bay trong nước hoạt động một cách hạn chế. Người ta vẫn thường trêu rằng đây là năm hạn của ngành hàng không cũng vì cớ đó. 

1.2. Sự phát triển của ngành hàng không và cơ hội cho việc làm QLHĐB

Vượt qua đại dịch, vượt qua khủng hoảng kinh tế, ngành hàng không vẫn phát triển cũng như vẫn khẳng định vai trò quan trọng không thể bỏ qua của mình. Sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp hàng không hứa hẹn cơ hội việc làm hấp dẫn cho người lao động trong đó có công việc quản lý hoạt động bay. 

Cụm từ quản lý hoạt động bay làm người ta nghĩ ngay đến những người điều hành cao cấp tuy nhiên, công việc này lại phân tầng phức tạp hơn nhiều. Những người tham gia quản lý hoạt động bay thường là những người “dưới mặt đất” với những công việc và vị trí rất đa dạng. 

Sự phát triển của ngành hàng không và cơ hội cho việc làm QLHĐB
Sự phát triển của ngành hàng không và cơ hội cho việc làm QLHĐB

Khi nhu cầu sử dụng hàng không là phương tiện đi lại ngày một tăng cao, các sân bay mọc lên nhiều để đáp ứng nhu cầu đó đã mở ra cơ hội việc làm hấp dẫn cho học viên ngành hàng không trong đó có quản lý hoạt động bay. 

1.3. Những mấu chốt quan trọng quản lý hoạt động bay cần nắm vững

Ngành hàng không trong tương lai sẽ ngày càng phát triển hứa hẹn cơ hội việc làm hấp dẫn tuy nhiên, để phát triển sự nghiệp của mình những chuyên viên quản lý hoạt động bay sẽ cần nắm được những mấu chốt quan trọng trong ngành hàng không. Đây cũng là mấu chốt công việc mà các quản lý hoạt động bay cần nắm được. Cụ thể

- Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không là xuất phát từ các hành khách và muốn đi đến các địa điểm khác nhau để kinh doanh hoặc giải trí. Nói cách khác, hành khách không bay để tận hưởng chuyến bay mà thay vào đó, để đến một điểm đến cụ thể mục đích. Đặc biệt đối với kinh doanh, nhu cầu đi lại theo chu kỳ kinh doanh, vì vậy nhu cầu đi lại bằng đường hàng không gắn chặt với nền kinh tế chung cũng như gắn chặt với cơ hội việc làm của rất nhiều người lao động.

- Hàng không dần trở thành một ngành công nghiệp hàng hóa. Một sản phẩm hàng hóa là một sản phẩm mà trong đó người tiêu dùng coi tất cả các sản phẩm của nhà sản xuất là bằng nhau. Với tần suất di chuyển bằng máy bay hiện chưa cao kéo theo lượng khách hàng quen thuộc chưa nhiều cùng với đó là sự khác biệt sản phẩm ít, hành khách thường lựa chọn giữa các hãng hàng không dựa trên giá cả.

- Ngành công nghiệp được liên minh chặt chẽ; bởi vì sản phẩm không thể được lưu trữ, phi công hoặc các nhóm nhân viên khác có thể đóng cửa một hãng hàng không bằng việc làm không tốt công việc của mình và tất cả doanh thu đều chấm dứt.

Những mấu chốt quan trọng quản lý hoạt động bay cần nắm vững
Những mấu chốt quan trọng quản lý hoạt động bay cần nắm vững

- Nhiên liệu và nhiều chi phí khác không thể kiểm soát được. Từ năm 2024, các hãng vận tải lớn đã thành công trong việc giảm chi phí lao động, chi phí thuê máy bay và một số chi phí khác từng được coi là gần như không thể kiểm soát được.

- Sản phẩm của hãng hàng không, chỗ ngồi từ nơi này đến nơi khác, được tiêu thụ khi sản xuất, nó hoàn toàn dễ hỏng. Điều này trái ngược với các sản phẩm được sản xuất, như máy điều hòa không khí và ô tô, có thể được giữ trong kho cho đến khi mua, hoặc dự trữ để chống lại một cuộc đình công có thể xảy ra.

- Sau khi lịch trình chuyến bay được hoàn thành, hầu hết các chi phí vận hành đã được cố định.

Nắm rõ những yếu tố này sẽ quyết định đến việc nhân định, đánh giá cũng như quá trình làm việc thực tế của những nhân viên quản lý hoạt động bay. 

Xem thêm: Booker là gì - Các thông tin liên quan đến công việc booker

2. Quản lý hoạt động bay học ngành gì? Trường gì? Thi khối nào?

Ngành quản lý hoạt động bay là một trong những ngành học hấp dẫn nhất hiện nay, ngành nghề này chuyên đào tạo ra các kỹ sư hàng không thực hiện công tác, nhiệm vụ điều hành hoạt động của sân bay cũng như hoạt động của các chuyến bay nhằm đảo bảo an toàn tính mạng, chuẩn xác về giờ di chuyển cũng như kiểm soát toàn bộ chặng đường di chuyển của đoàn hàng không đó. 

Quản lý hoạt động bay học ngành gì? Trường gì? Thi khối nào?
Quản lý hoạt động bay học ngành gì? Trường gì? Thi khối nào?

Học xong chuyên ngành quản lý hoạt động bay bạn sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn về các hoạt động hàng không như kiểm soát không lưu, kế hoạch bay, các thủ tục bay, kỹ thuật hàng không, kiểm soát an ninh sân bay,… khác với an ninh hàng không. Hiện nay, tại nước ta có duy nhất trường Học viện Hàng không Việt Nam đào tạo ra các chuyên gia quản lý hoạt động bay cũng như đào tạo ra các phi công, tiếp viên hàng không (flight attendant), … các bộ phận công việc trong ngành hàng không.

Mã ngành của quản lý hoạt động bay là: 7840102 với các khối dự thi là A00 bao gồm 3 môn là toán - lý - hóa, A01 các môn toán - lý - anh, D00 là toán văn và tiếng anh. Mức điểm chuẩn để đỗ vào ngành trung bình khoảng 18 đến 22 điểm. Tuy nhiên chỉ tiêu tuyển sinh ngành học này rất ít, điều này kéo theo cạnh tranh giữa các thi sinh rất cao. 

Thêm vào đó, tuyển sinh quản lý hoạt động bay rất nghiêm ngặt từ khâu sơ tuyển ngoại hình, chiều cao, cận năng, … thí sinh cùng với những chỉ tiêu sức khỏe đặc biệt khác. 

3. Ngành quản lý hoạt động bay ra trường làm công việc gì?

Hiện nay nhu cầu sử dụng các dịch vụ hàng không tăng cao kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành hàng không nói chung và vị trí quản lý hoạt động bay nói riêng cũng tăng lên nhanh chóng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành quản lý hoạt động bay của Học viện Hàng không có thể ứng tuyển vào những vị trí sau:

3.1. Quản lý sân bay - quản lý mặt đất

Hoạt động sân bay hiệu quả là một yếu tố quan trọng của hệ thống vận tải hàng không ngày nay. Hoạt động tại sân bay ngày càng trở nên căng thẳng bởi số lượng chuyến bay và khách du lịch hàng không ngày càng tăng trong khi duy trì đúng giờ, hiệu suất và an toàn luôn phải được thiết lập ở chỉ số cao. Các quản lý sân bay hay quản lý mặt đất nói chung sẽ có vai trò quan trọng trong việc: 

Ngành quản lý hoạt động bay ra trường làm công việc gì?
Ngành quản lý hoạt động bay ra trường làm công việc gì?

- Ra quyết định hợp tác tại sân bay

- Chức năng hoạch định tuyến đường 

- Lập kế hoạch trình tự trước khi khởi hành hợp tác (CPDSP)

- Quản lý khởi hành (DMAN)

- Cân bằng nhu cầu và năng lực nhân sự sân bay

- Phân tích thiết kế sân bay, công suất, độ trễ, hiệu suất và chất lượng dịch vụ.

- Tối ưu hóa các thủ tục tại sân bay và các quy trình hoạt động, các dòng quy trình.

-  Xác định và đề ra các giải pháp cho những vấn đề có thể xảy ra,

Vị trí này thường đòi hỏi cao và rất cao ứng viên các kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cùng với đó là kinh nghiệm làm việc trong ngành hàng không để có thể làm tốt cũng như đáp ứng được những yêu cầu khó khăn. 

Đừng bỏ lỡ: Cơ hội việc làm nhân viên sân bay lương cao hấp dẫn

3.2. Giảng viên giảng dạy 

Bên cạnh công việc chuyên ngành hoạt động bay, các quản lý hoạt động bay giỏi cũng có thể trở thành những giảng viên giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng về hàng không. Ví như ở nước ta hiện nay chính là giảng dạy tại trường Học viện Hàng không Việt Nam.

Song song với quá trình giảng dạy, các giảng viên còn có thể tham gia vào những dự án liên quan đến hàng không như viết sách giáo trình giảng dạy, nghiên cứu các chiến lược để tối ưu hóa hoạt động bay, thực hiện đào tạo nâng cao chất lượng nhân sự cho các hãng hàng không, các sân bay, …

Với khả năng tiếng Anh của mình, các giảng viên quản lý hoạt động bay hoàn toàn có thể tham gia trở thành chính những tiếp viên hàng không, hướng dẫn viên du lịch hay các phiên dịch viên chuyên dịch các sách về hàng không nói chung và những sách về chuyên ngành hoạt động bay nói riêng. 

3.3. Thực hiện công tác kiểm soát mặt đất

Những sinh viên mới ra trường có thể ứng tuyển vào các vị trí tại sân bay. Những vị trí này có vai trò trong việc đảm bảo hoạt động của sân bay diễn ra thuận lợi đặc biệt là đảm bảo an ninh sân bay. Những vị trí đó cụ thể là:

Thực hiện công tác kiểm soát mặt đất
Thực hiện công tác kiểm soát mặt đất

- Kiểm soát viên không lưu

- Kiểm soát viên mặt đất

- Kíp trưởng không lưu

- Nhân viên theo dõi hoạt động bay 

- Nhân viên tiếp cận ra đa, kiểm soát đường bay

- Nhân viên tín hiệu bay

Ngoài ra còn rất nhiều công việc hấp dẫn khác cho học viên cơ hội việc làm hấp dẫn, số lượng khủng sau khi ra trường. 

Xem thêm: Giải đáp thông tin ngành hàng không thi khối nào mới dễ xin việc

4. Mức lương và những kỹ năng cần có của kiểm soát viên quản lý hoạt động bay

Ngành hàng không luôn là một ngành có thu nhập khủng, đáng mơ ước hiện nay. Các nhân viên hàng không nói chung và kiểm soát viên quản lý hoạt động bay nói riêng đều có mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Con số này trung bình từ 20 đến 50 triệu đồng cho từng vị trí cũng như công việc cụ thể. 

Hể làm tốt công tác quản lý hoạt động bay, các kiểm soát viên cần sẵn sàng cho mình những năng lực nghiệp vụ chuyên môn cũng như các kỹ năng mềm cần thiết cho quá trình làm việc. Cụ thể những kỹ năng cần có của kiểm soát viên quản lý hoạt động bay đó là:

- Khả năng tư duy nhạy bén.

- Sự năng động, nhiệt huyết với công việc.

- Sức khỏe và trình độ chuyên môn

Quản lý hoạt động bay là một ngành học hấp dẫn, đây cũng là ngành thu hút rất nhiều học viên mong muốn nộp hồ sơ dự tuyển. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, timviec365.vn đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về ngành quản lý hoạt động bay cũng như học quản lý hoạt động bay ra làm gì.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;