Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Giải đáp thông tin ngành hàng không thi khối nào mới dễ xin việc

Tác giả: Nga Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Phải chăng khi nhắc đến cụm từ “ hàng không” mọi người liên tưởng ngay đến hình ảnh những cô nàng tiếp viên xinh đẹp, lịch thiệp xuất hiện với những cử chỉ thân thiện kèm những nụ cươi tươi tắn trên môi hay là những chàng trai phi công giỏi giang, lực lưỡng và phong độ? Đây có phải là những hình ảnh mà các bạn thường được thấy trên ti vi hay đài báo hay không? Thực tế ngành tiếp viên hàng không đâu chỉ có vậy, nó còn được sinh ra với nhiều thể loại nhiều lĩnh vực khác nhau. Tất cả những gì nhắc đến ở trên chỉ là bề nổi của ngành hàng không mà thôi! Vậy thì không để bạn phải mất thời gian nữa, bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tất cả những thông tin cơ bản và chung nhất về ngành hàng không để bạn có những định hướng thật chính xác cho sự nghiệp của mình nhé!

1. Định nghĩa cơ bản về ngành hàng không là gì và ngành hàng không thi khối nào mới hợp lí nhất?

Định nghĩa cơ bản về ngành hàng không là gì và ngành hàng không thi khối nào mới hợp lí nhất?
Định nghĩa cơ bản về ngành hàng không là gì và ngành hàng không thi khối nào mới hợp lí nhất?

Những góc nhìn hàng ngày của bạn chỉ lột tả được một khía cạnh rất nhỏ của ngành hàng không. Ẩn sâu bên trong đó là vô vàn những bí mật những điều bạn chưa hề hay biết về ngành nghề này. Nhiều người còn cho rằng đây là công việc nhàn hạ lương cao nhưng đó chính là ý nghĩ hoàn toàn sai lầm. Họ đâu có biết rằng mỗi tiếp viên hàng không (flight attendant), phi công trên máy bay đang phải đeo trên mình trách nhiệm to lớn là bảo vệ hàng trăm hành khách trên bầu trời, mấy ai biết rằng có rất nhiều người đã bỏ ra mồ hôi, công sức hay thậm chí là cả tính mạng để có được chuyến bay an toàn cho chúng ta. Khi đặt chân vào ngành hàng không bạn như được ngắm nhìn lại những thước phim quay chậm của lịch sử nhân loại về việc chế tạo máy bay cũng như cách cha ông ta thực hiên hóa ước mơ được bay cao lên bầu trời ra sao. Vậy định nghĩa chính xác nhất của ngành hàng không là gì?

Ngành hàng không thuộc lĩnh vực kinh tế vận tải yêu cầu áp dụng công nghệ kĩ thuật cao – hiện đại và hoạt động của ngành hàng không chủ yếu mang tính quốc tế được gắn liền với mức độ an toàn và an ninh quốc gia. Đặc biệt, ngành hàng không cần phải đồng bộ trong một quy trình chặt chẽ, cố định vì đây là ngành nắm giữ những vai trò vô cùng quan trọng đến tính mạng con người.

1.1. Tìm hiểu về ngọn ngành của hàng không tại Việt Nam

Tìm hiểu về ngọn ngành của hàng không tại Việt Nam
Tìm hiểu về ngọn ngành của hàng không tại Việt Nam

Theo thống kế số liệu cho thấy rằng mỗi năm có khoảng hơn 2 tỷ hành khách cần phải di chuyển trên những chuyến bay. Công nghệ hàng không đang ngày càng phát triển lên một đỉnh cao mới và tạo ra khoảng hơn 200 tỷ đô la thu nhập hàng năm.

Riêng đối với ngành hàng không Việt Nam cũng có nhiều bước phát triển vượt bậc đáng kể trong những năm gần đây với sự ra mặt của hàng loạt những hãng hàng không đạt chuẩn quốc gia. Theo số liệu thống kê quốc gia đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất một ngày có thể bay lên tới 900 chuyến, một con số đáng kinh ngạc cho nước đang phát triển của chúng ta. Mạng hàng không quốc tế đã kết nối nước ta đến 27 thành phố thuộc châu Á, châu Âu, châu Úc và châu Mỹ. Qua những số liệu, đánh giá bạn có thể nhận thấy được những triển vọng của ngành hàng không đối với tương lai sau này.

1.2. Những cơ hội, tiềm năng công việc khi làm trong ngành hàng không

Thật may mắn cho các bạn khi Việt Nam đang có những mục tiêu mở rộng đường hàng không trong những năm sắp tới đây, đồng nghĩa với việc bạn sẽ có những cơ hội, triển vọng trong ngành nghề của mình. Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều những hãng hàng không nổi tiếng như Vietnam Airlines, Jetstar Pacific Airlines, Vietjet Air, công ty bay dịch vụ dầu khí SFC, công ty bay dịch vụ VASCO, Bamboo Airway hay những hãng hàng không sắp tới dự kiến ra mắt như Vietravel Airlines…

Những cơ hội, tiềm năng công việc khi làm trong ngành hàng không
Những cơ hội, tiềm năng công việc khi làm trong ngành hàng không

Những công việc làm tại những cảng hàng không như sân bay, nhà ga cũng là sự lựa chọn tốt dành cho những bạn đam mê ngành hàng không. Việt Nam có bao gồm 20 cảng hàng không rải đều trên 3 miền của Tổ quốc nên hoàn toàn thuận lợi cho những ứng viên.

Bên cạnh đó còn có cơ hội làm tại những trung tâm quản lý bay – những đơn vị có chức năng điều hành dịch vụ không lưu hay những dịch vụ phụ trợ khác để đảm bảo an toàn và hiệu quả dành cho những máy bay đang hoạt động tại các cảng hàng không. Một vài trung tâm quản lý đường bay nổi tiếng mà ai cũng biết tại Việt Nam đó là Tân Sơn Nhất, Nội Bài và Đà Nẵng.

Để nói về ưu điểm khi làm việc trong ngành hàng không thì có vô vàn thứ để nói đúng không nào? Vậy nay chúng tôi chỉ nhắc đến một vài lợi ích phổ biển thôi nhé!

- Khi làm việc trong ngành hàng không bạn luôn được đắm mình trong thế giới năng động của những con người ưa dịch chuyển. Có cơ hội tiếp xúc với hàng trăm hàng nghìn con người khác nhau mỗi ngày từ mọi miền tổ quốc hay từ vô vàn quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó còn được ưu tiên những chính sách đãi ngộ của hãng hàng không hay những trung tâm quản lý vận chuyển đường hàng không.

- Ngành vận tải hàng không có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc nên nhu cầu tuyển dụng là vô cùng nhiều. Cơ hội ngành hàng không đang chào đón các bạn. Hơn thế nữa hiện nay có rất nhiều hãng hàng không cho ra mắt thương hiệu nên càng mở rộng cơ hội cho bạn nhiều hơn.

1.3. Học khối nào mới thi được ngành hàng không?

Ắt hẳn rất nhiều sĩ tử có đam mê với ngành hàng không đang băn khoăn lo lắng không biết nên thi hàng không khối nào cho hợp lí. Vậy để chúng tôi giải đáp những thắc mắc đo cho bạn nhé!

Học khối nào mới thi được ngành hàng không?
Học khối nào mới thi được ngành hàng không?

Ngành hàng không sẽ chủ yếu tuyển sinh những khối thi là D01( Toán Văn Anh), A00( Toán Lý Hóa), A01(Toán Lý Anh), D90 ( Toán Tiếng Anh và những môn Khoa học tự nhiên). Chủ yếu những sinh viên muốn học và theo đuổi đam mê ngành hàng không hầu hết cần trau dồi những kĩ năng về ngoại ngữ. Còn nếu muốn ứng tuyển vào những vị trí về kĩ thuật hay những bộ phận về sửa chứa các thiết bị máy bay thì phải học tốt những môn tự nhiên, những chuyên ngành liên quan đến kĩ thuật để có thể thực hiện tốt công việc của mình.

Những trường đại học đào tạo ngành hàng không hiện nay tại Việt Nam chưa nhiều nên chủ yếu những bạn muốn trở thành phi công thì đều du học bên những quốc gia chuyên đào tạo rồi quay về Việt Nam làm việc tại các hãng hàng không.

Hiện tại Việt Nam có duy nhất 1 trường chuyên chủ yếu đào tạo tiếp viên hàng không là HỌC VIÊN HÀNG KHÔNG có trụ sợ tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường học có 4 chuyên ngành chính:

- Quản trị kinh doanh bao gồm quản trị kinh doanh Cảng hàng không, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị kinh doanh vận tải hàng không, quản trị du lịch.

- Công nghệ kĩ thuật điện tử và viễn thông: sau khi tốt nghiệp bạn có thể làm tại cảng hàng không với vị trí nhân viên kỹ thuật đảm nhận những trách nhiệm vận hành, khai thác, bảo dưỡng các thiết bị điện tử viễn thông.

- Ngành kỹ thuật hàng không

- Ngành quản lý hoạt động bay

Học Viện Hàng Không đang ngày càng trở nên uy tín và chất lượng khi đào tạo ra những kĩ thuật viên, những tiếp viên hàng không giỏi giang đầu quân cho những hãng hàng không nổi tiếng trong nước và thậm chí là cả ngoài nước. Đó là câu trả lời rõ ràng nhất cho thắc mắc có nên học Học viện Hàng không hay không.

Xem thêm: Blog cục quản lý xuất nhập cảnh tiếng Anh cho người xuất, nhập cảnh

2. Ngành hàng không thi khối nào và đâu là những công việc phù hợp với ngành này?

Những công việc khoác lên mình vẻ hào nhoáng của ngành hàng không.

Những công việc khoác lên mình vẻ hào nhoáng của ngành hàng không
Những công việc khoác lên mình vẻ hào nhoáng của ngành hàng không

Đây có lẽ chính là nội dung mà mọi người mong đợi nhất! Hàng không lâu nay đã là ngành nghề xa xỉ thuộc top tại đất nước chúng ta. Ai ai cũng đều ao ước một lần được ngồi trên con chim sắt chu du khắp bầu trời bốn phương, được đi đây đi đó ngắm nhìn thế giới xung quanh mở rộng tầm mắt. Vậy để có thể đi khắp nơi trên thế giới thì việc đơn giản nhất là trở thành những tiếp viên, những chàng phi công bay lượn trên bầu trời xanh. Dưới đây bài viết sẽ liệt kê những ngành nghề phổ biến liên quan đến hàng không để bạn có thể tham khảo.

- Phi công (Pilot) – ngành nghề mơ ước của bao thế hệ trẻ cho đến tận ngày nay. Công việc này chủ yếu là vận hành và lái máy bay trên không. Bạn cần phải có bằng lái dân dụng cơ bản mới có thể trở thành phi công được và bạn cũng cần phải trải qua những vòng thi tuyển vô cùng khắc nghiệt và khó khăn như những bài test chất lượng sức khỏe, trình độ học thức và cả ngoại ngữ. Công việc chủ yếu của phi công là chuẩn bị, kiểm tra những thiết bị dẫn lái và đảm bảo tình trạng quy trình được diễn ra thuận lợi, lên kế hoạch bay. Trong quá trình thực hiện lái, phi công sẽ sử dụng những kĩ năng điều khiển kết hợp với chỉ dẫn của trạm không lưu để điều hướng máy bay theo đúng quy trình. Bên cạnh đó, phi công còn đảm nhiệm cung cấp thông tin như điều kiện thời tiết, các bến đỗ, báo cáo quá trình bay. Với những điều kiện làm việc như vậy, phi công phải đảm bảo cho mình sức khỏe tốt, mắt và tai đều nhạy bén và không được vướng mắc những căn bệnh liên quan đến tim. Nếu bạn làm tốt sẽ được nắm vị trí cơ trưởng trong chuyến bay.

Tuyển phi công

- Tiếp viên hàng không (Flight attendant) đảm nhận nhiệm vụ phục vụ khách hàng và những thành viên trên phi hành đoàn nhằm mục đích tạo sự thoải mái cho tất cả mọi người khi tham gia chuyến bay. Công việc chủ yếu của tiếp viên hàng không là soát vé, hướng dẫn lối đi cho khách hàng, kiểm tra hành lý, đảm bảo an toàn cho khách trog suốt hành trình bay, hướng dẫn hành khách thực hiện những thao tác cứu hộ, tự sơ cứu khi cần thiết. Những tiếp viên hàng không chủ yếu phải làm việc ở độ cao hơn 10 nghìn mét nên công việc tiêu hao rất nhiều sức khỏe và căng thẳng, vất vả. Những yêu cầu cần đạt được của tiếp viên hàng không là có sức khỏe tốt, khéo léo, cởi mở, có khả năng chịu được công việc dưới áp suất cao, giao tiếp tốt về cả tiếng việt và tiếng anh. Nếu bạn mong muốn theo đuổi ngành này hãy đọc bài làm thế nào để trở thành tiếp viên hàng không tại đây để trau dồi kĩ năng cho mình nhé.

Xem thêm: Hướng dẫn bạn cách làm hộ chiếu online đơn giản nhất

Việc làm tiếp viên hàng không

Công việc hàng ngày của tiếp viên hàng không
Công việc hàng ngày của tiếp viên hàng không

- Kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa máy bay: công việc này chủ yếu đảm nhận việc sửa chữa động cơ trong cabin, thân máy, cánh may và các bộ phận khác. Kỹ sư bảo dưỡng máy bay cần phải có trình độ kiến thức, thực hành về kĩ thuật tương đối cao và chắc chắn mới có thể xử lý được những bộ phận khổng lồ trên chiếc máy bay. Họ sẽ chủ yếu trực tiếp sửa chữa máy bay ngay tại đường băng, sân đỗ để kịp thời giải quyết những nút hỏng hóc tránh gây ra những phiền toái cho chặng bay tiếp theo.

Việc làm kỹ sư bảo dưỡng máy bay

Kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa máy bay
Kỹ sư bảo dưỡng, sửa chữa máy bay

- Nhân viên kiểm soát không lưu hay còn gọi là những phi công mặt đất. Họ làm nhiệm vụ theo dõi và hướng dẫn đường đi của máy bay cùng với những phi công trên không để nhằm mục đích tránh gây ra những va chạm không đáng có xảy ra. Công việc của họ sẽ thực hiện tại tháo điều khiển của sân bay và những trung tâm kiểm soát rada và chủ yếu công việc chính họ đảm nhận là điều chỉnh hướng đi của máy bay, đảm báo máy bay chỉ đi theo đường bay đã có sẵn.

Bên cạnh những công việc phổ biến trên còn có rất nhiều công việc liên quan đến ngành hàng không mà bạn có thể biết như: nhân viên vận chuyển hành lý, nhân viên hỗ trợ khách hàng, nhân viên cung cấp thông tin giải quyết những khiếu nại khúc mắc cho khách hàng, nhân viên cứu hộ cảng hàng không, nhân viên bán vé máy bay (booker), nhân viên điều động để phối hợp với những bộ phận cá nhân đảm bảo chuyên bay được an toàn, thuận lợi.

Tìm việc làm nhanh

Những thông tin về “ ngành hàng không thi khối nào” đã được chúng tôi giải đáp cho bạn như trên, hy vọng với những thông tin đó bạn đã nắm bắt được những kiến thức cơ bản để tự tin vững bước ứng tuyển vào những trường tuyển sinh hàng không! Cảm ơn bạn đọc đã dành chút thời gian đọc bài viết của chúng tôi, chúc các bạn thành công trên con đường chinh phục ước mơ nhé!

 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;