Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghiệp vụ an ninh là gì – biện pháp bảo vệ an toàn

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 20 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Vấn đề an ninh và an toàn là điều mà cả xã hội quan tâm. Bởi có sự an toàn mới có sự ổn định và làm tiền đề để hoạt động kinh tế phát triển. Trong từng khu vực, lãnh thổ nhất định có những đặc điểm riêng biệt. Vì vậy để đảm bảo ổn định, chúng ta cần có những biện pháp tích cực, gọi là nghiệp vụ an ninh nhằm đảm bảo vấn đề an toàn của mổi khu vực đó. Cùng tìm hiểu về nghiệp an ninh là gì và ý nghĩa của nó trong việc bảo đảm an ninh.

1. Nghiệp vụ an ninh là gì?

Để hiểu rõ nghiệp vụ an ninh là gì, chúng ta cùng nhau phân tách vấn đề để hiểu cặn kẽ hơn với hai khái niệm “nghiệp vụ” và “an ninh”.

1.1. Nghiệp vụ là gì?

Cụm từ này có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta trong đời sống. Những trường hợp nào bạn được hỏi về nghiệp vụ nhỉ? Có lẽ nhiều nhất sẽ là trong vấn đề việc làm. Khi đi xin việc hoặc phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ thông thường sẽ hỏi ứng viên của mình về nghiệp vụ chuyên môn của bạn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng bên cạnh trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, mục tiêu công việc, để nhà tuyển dụng cân nhắc có nên nhận ứng viên hay không. Trong trường hợp này nghiệp vụ được hiểu là các kỹ năng, trình độ chuyên môn đặc thù liên quan đến công việc cụ thể. Và người lao động có nghiệp vụ hay không, cao hay thấp sẽ thể hiện ở kết quả lao động thông qua năng suất và chất lượng làm việc.

Với những nghiệp vụ yêu cầu ở người lao động thì chúng ta có thể hình dung một phần tính chất của công việc và những kỹ năng cần thiết để có thể thực hiện công việc, đồng thời là thước đo năng lực và yêu cầu của công việc.

Nghiệp vụ chính là sự đặc thù gắn với một ngành nghề, vị trí công việc cụ thể. Hầu hết các công việc đều có những nghiệp vụ để giúp người lao động thực hiện công việc một cách nhanh chóng hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu, quy trình đã được quy định.

Như vậy, nghiệp vụ có thể hiểu là cách thức thực hiện, tiến hành một công việc có tính chuyên môn đặc thù cần có trình độ, kỹ năng nhất định.

Nghiệp vụ an ninh là gì
Nghiệp vụ an ninh là gì?

1.2. An ninh là gì?

An ninh là một từ hán việt có thể hiểu là tình hình trật tự xã hội, an toàn đang ở mức ổn định bình thường, không có rối loạn, không có thành phần và hành vi cực đoan. Đồng thời, an ninh còn thể hiện khả năng giữ vững sự ổn định trước những mối đe dọa tiềm tàng.

Chúng ta thường được tiếp xúc với từ an ninh gắn với cộng đồng hay phạm vi rộng lớn như khu vực bang, khu vực một quốc gia hoặc liên minh quốc gia. Tuy nhiên, để đảm bảo an ninh trật tự được khu vực rộng lớn là rất khó, thông thường sẽ chia nhỏ khu vực theo phạm vi nhất định để dễ dàng cho việc quản lý và đảm bảo tình hình chung. Việc đảm bảo an ninh mục đích cuối cùng vẫn là đảm bảo sự an toàn cho cong người và tạo điều kiện cho nền kinh tế. Vì vậy con người sẽ là đối tượng sử dụng, cũng là đối tượng chịu tác động của các biện pháp nghiệp vụ an ninh.

Như vậy có thể hiểu nghiệp vụ an ninh là cách thức thực hiện, tiến hành, sử dụng các biện pháp để đảm bảo sự ổn định, trật tự cho một khu vực nhất định.

Xem thêm: Có thể thấy an ninh quốc gia vô cùng quan trọng đối với một đất nước hay một quốc gia! Vậy làm thế nào để đảm bảo an ninh quốc gia?

2. Phân loại nghiệp vụ an ninh

Chính bởi vì nghiệp vụ lại gắn với những công việc, phạm vi cụ thể. An ninh trong từng khu vực có những đặc điểm, đặc trung khác nhau. Vì vậy mỗi nơi sẽ có những nghiệp vụ an ninh riêng biệt để đảm bảo sự an toàn được sát sao. Một số khu vực có sự nhạy cảm về sự an toàn hoặc kinh tế,… cần rất sự quan tâm đặc biệt về nghiệp vụ an ninh như cảng hàng không, ngân hàng,…

2.1. Nghiệp vụ an ninh hàng không

Với một khu vực cụ thể là cảng hàng không thì nghiệp vụ an ninh sẽ là đảm bảo an toàn cho các hoạt động diễn ra trong cảng hàng không được diễn ra ổn định.

Nghiệp vụ an ninh hàng không chính là cách thức thực hiện theo quy trình, tiêu chuẩn đã quy định nhằm sử dụng các biện pháp, nguồn nhân lực, trang bị, thiết bị để phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng, bảo vệ an toàn cho tàu bay, hành khách, tổ bay và những người dưới mặt đất theo quy định tại luật hàng không dân dụng Việt Nam.

Nghiệp vụ an ninh hàng không
Nghiệp vụ an ninh hàng không

Nghiệp vụ an ninh hàng không được thi hành bởi cơ quan chức năng với các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn tại khu vực các cảng hàng không. Các biện pháp nghiệp vụ an ninh hàng không như sau:

- Kiểm tra, giám sát, soi chiếu an ninh đối với tàu bay, con người, hành lý, hàng hóa, các phương tiện hoạt động trong khu vực cảng hàng không bằng hình ảnh và những giấy tờ tùy thân hoặc giấy tờ chứng minh xuất xứ của hành hóa.

- Tuần tra, canh gác bảo vệ vành đai cảng hàng không, sân bay, khu vực hạn chế tại cảng hàng không, sân bay, tàu bay đỗ tại cảng hàng không, sân bay; bảo đảm an ninh trên chuyến bay và các nhiệm vụ khác theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về an ninh hàng không.

- Đồng thời, loại trừ khả năng chuyên chở bất hợp pháp vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không; áp dụng biện pháp phòng ngừa đặc biệt khi cho phép chuyên chở vật phẩm nguy hiểm, đối tượng tiềm ẩn uy hiếp an ninh hàng không.

- Cấm vận chuyển vĩnh viễn hoặc có thời hạn đối với hành khách gây rối, người có hành vi can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động hàng không dân dụng hoặc trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Thực hiện việc lập biên bản hoặc tạm giữ người, kiểm tra giấy tờ thân đối với người có hành vi đe dọa đến an ninh

- Tịch thu những vũ khí, chất gây nổ gây cháy, những vật phẩm nguy hiểm

- Bắt buộc đối với những người cản trở hoặc chống đối việc thực thi các biện pháp nghiệp vụ an ninh hàng không

- Có thể đình chỉ thực hiện chuyến bay theo thẩm quyền và theo đúng quy định để đảm bảo an toàn cho hành khách và tài sản đi kèm

Để thực hiện được các điều trên, nhân viên an ninh hàng không phải trải qua các chương trình đào tạo chuyên nghiệp để phát hiện hành vi phạm tội trong khu vực cảng hàng, các cách xử lý tình huống khi có vấn đề xảy ra và những kỹ năng sử dụng máy móc, thiết bộ hỗ trợ cho việc thực hiện nghiệp vụ an ninh. Nhân viên an ninh hàng không phải sử dụng thành thạo các thiết bị trợ giúp đặc thù như máy quét, camera an ninh, bộ đàm tín hiệu nội bộ,… để có thể thực hiện nghiệp vụ an ninh một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất để đảm bảo an toàn cho cả cảng hàng không.

Xem thêm: Tâm lý học tội phạm là gì?

2.2. Nghiệp vụ an ninh ngân hàng

Ngân hàng được cho là nơi tập trung nguồn tài chính dân dụng, với sự xoay chuyển của dòng tiền diễn ra mạnh mẽ ở đây. Không chỉ là giao dịch tiền mặt với khối tiền lớn mà còn giao dịch qua mạng với các thông tin cá nhân của khách hàng được lưu tại máy chủ.

Vì vậy, ngân hàng là nơi khá nhạy cảm cho sự an toàn của tài chính. Để đảm bảo cho các giao dịch dòng tiền được diễn ra an toàn, thuận lợi đảm bảo các quyền lợi của người sử dụng. Các ngân hàng có các biện pháp nghiệp vụ an ninh để làm điều này như:

Nghiệp vụ an ninh ngân hàng
Nghiệp vụ an ninh ngân hàng

- Lắp đặt camera an ninh với công nghệ và độ phân giải mới nhất tại các chi nhánh, phòng giao dịch và cả cây rút tiền Atm để giám sát tất cả các hoạt động vừa để phòng ngừa vừa là bằng chứng để xử lý các sự cố xảy ra.

- Lắp đặt hệ thống chống trộm với các thiết bị cảm biến, dò tìm phát hiện, còi báo, đèn chiếu sáng và hệ thống truyền tin quay số đến các số điện thoại đã được cài đặt cho trường hợp khẩn cấp.

- Thực hiện các giao dịch với khách hàng theo đúng trình tự, quy định thủ tục của ngân đã phê duyệt.

Với các biện pháp trên thì người thực hiện phải có nghiệp vụ để tiến hành và sử dụng các công cụ hoặc quy trình thủ tục, người thực hiện cần có nghiệp vụ là nắm rõ cách vận hành và xử lý trong từng vị trí cụ thể tại ngân hàng.

Hàng không và ngân hàng là hai khu vực nổi bật cần đảm bảo an ninh cao trong hoạt động kinh tế hằng ngày. Ngoài ra bất kỳ khu vực nào cũng cần sự an toàn đặc biệt những nơi tập trung đông đúc người như siêu thị, chung cư, khu vui chơi giải trí (công viên, rạp chiếu phim, nhà hát,…), … và các lĩnh vực khác như nghiệp vụ an ninh hải quan, …

Với chia sẻ của bài viết hy vọng giúp bạn hiểu rõ nghiệp vụ an ninh là gì và những khu vực cụ thể có nghiệp vụ an ninh khác nhau như thế nào? Với ví dụ cụ thể là nghiệp vụ an ninh hàng không và nghiệp vụ an ninh ngân hàng. Xin đừng quên truy cập thường xuyên vào trang web để cập nhật những thông tin mới nhất một cách nhanh chóng nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;