Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Nghiệp vụ cảnh sát là gì? Cần gì để làm người cảnh sát?

Tác giả: Cao Thị Ninh Giang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Cảnh sát - nhà giáo - y bác sĩ là 3 ngành gắn liền với sự phát triển và giữ vững được sự bình yên trong xã hội. Đối với nhiều bạn trẻ, nghề cảnh sát là ước mơ nhiều bạn theo đuổi từ những ngày ấu thơ. Vậy cần gì để trở thành người cảnh sát? Nghiệp vụ cảnh sát là gì? Cùng timviec365.vn tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

1. Tổng quan về ngành cảnh sát

Có thể nói, nghề cảnh sát từ bao đời nay vẫn là một ngành nghề có chỗ đứng, địa vị cao trong xã hội. Như đã đề cập ở phần đầu bài viết, đối với nhiều người, giấc mơ được đứng trong hàng ngũ cảnh sát đã bên họ từ những ngày ấu thơ.

Tổng quan về ngành cảnh sát
Tổng quan về ngành cảnh sát

Cảnh sát thuộc lực lượng vũ trang, có nhiệm vụ đảm bảo trật tự kỷ cương và lợi ích của nhân dân Việt Nam. Để thực thi hành pháp, ngươi cảnh sát có quyền sử dụng những biện pháp theo đúng quy định. Tùy vào cấp bậc và ban ngành mà người cảnh sát sẽ làm những nhiệm vụ khác nhau, xử lý những nhóm tội phạm từ dân sự đến hình sự.

Đây cũng là một trong những ngành nghề vô cùng nguy hiểm, đặc biệt là những chiến sĩ cảnh sát hình sự, cảnh sát trinh sát, cảnh sát cơ động. Cùng tìm hiểu thêm một số nhiệm vụ chính của cảnh sát nhé.

Tìm kiếm việc làm nhanh

2. Nhiệm vụ của cảnh sát

Nhìn chung, nhiệm vụ của cảnh sát được chia thành hai mảng dân sự và hình sự. Nhiệm vụ của cảnh sát có thể trải dài từ xử lý vi phạm trong kinh doanh, trộm cắp, chiếm đoạt tài sản, hoặc vi phạm giao thông, phạt hành chính lỗi vô ý, cố ý…

Nhiệm vụ của cảnh sát
Nhiệm vụ của cảnh sát

Với những chiến sĩ làm nhiệm vụ cảnh sát dân sự sẽ tiến hành quản lý giấy tờ liên quan đến công tác hành chính, đảm bảo an ninh trật tự, trị an trong khu vực được phân công đảm nhiệm. Ngoài ra, họ cũng sẽ hỗ trợ dân làm những công tác như cứu hộ cứu nạn (lũ lụt, hỏa hoạn, phòng cháy chữa cháy). Với những trường hợp dân sự có yếu tố cấu thành hình sự họ cũng có thể tạm giam giữ, yêu cầu hỗ trợ tư pháp.

Những chiến sĩ cảnh sát hình sự sẽ phải chịu nhiều gian khổ vất vả cũng như đối mặt với những hiểm nguy khôn lường khi thi hành nhiệm vụ. Họ là người tiến hành công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, thi hành các chế tài xử lý tội pháp, lập những chuyên án, phá án. Với những vụ án có yếu tố hình sự nghiêm trọng như: giết người, cướp của, buôn bán và tàng trữ chất cấm người cảnh sát cũng chính là những người đối mặt không màng hiểm nguy sẽ phá án và giúp người dân giữ an toàn an ninh theo đúng thể chất pháp luật.

Xem thêm: Thông tin các ngành của học viện cảnh sát nhân dân siêu hot

3. Những nghiệp vụ của người cảnh sát

Để làm công việc cảnh sát, bên cạnh đảm bảo hoàn thành tốt những nhiệm vụ cấp trên đã giao người chiến sĩ còn phải chắc chắn bản thân thực hiện được những nghiệp vụ dưới đây. Cùng tìm hiểu xem những nghiệp vụ đó là gì nhé.

3.1. Chiến sĩ cảnh sát phải giữ vững phẩm chất: Cần - kiệm - liêm - chính

Đây là nghiệp vụ đầu tiên và cũng là điều quyết định nên phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cảnh sát. Phẩm chất cần – kiệm – liêm – chính là nền tảng để người chiến sĩ cảnh sát biết tự thi đua và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

Chiến sĩ cảnh sát phải giữ vững phẩm chất: Cần - kiệm - liêm - chính
Chiến sĩ cảnh sát phải giữ vững phẩm chất: Cần - kiệm - liêm - chính

Cảnh sát là lực lượng vũ trang đóng vai trò tiên phong trong những hoạt động liên quan mật thiết đến việc bảo vệ Tổ quốc, giữ cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Lối sống cần, kiệm, liêm chính không chỉ được thực hiện trong những công việc liên quan đến nhiệm vụ của người cảnh sát mà còn phải thực thi cả trong đời sống thường nhật, với danh nghĩ của một công dân Việt Nam.

Cần là cần cù, chăm chỉ cố gắng lao động, làm việc vì Tổ quốc nhân dân. Kiệm là tiết kiệm, tránh lãng phí, xa xỉ, lạm thu tiền thuế của nhân dân nhưng không vì vậy mà hà tiện, gây ra những hậu quả khôn lường. Tiết kiệm cả về tiền bạc, nhân lực lẫn thời gian. Cần – kiệm phải đi đôi và bổ trợ lẫn nhau.

Trong 4 phẩm chất, chữ “liêm” đóng vai trò quan trọng nhất. Người cảnh sát phải giữ thân thanh liêm, không tham ô, hối lộ. Ngành cảnh sát luôn nhiều hiểm nguy cũng như lắm cạm bẫy, người cảnh sát phải quang minh chí đại, không xảy ra hủ hóa ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Liêm – chính với chữ chính đại diện cho chính nghĩa. Đây là cơ sở để người cảnh sát chiến đấu phục vụ Tổ quốc.

3.2. Chiến sĩ cảnh sát phải phải luôn giúp đỡ nhân dân

Bác Hồ từng khuyên dạy “Nếu biết dựa vào nhân dân thì việc gì cũng xong. Để dân tự nguyện cống hiến sức mình giúp đỡ lực lượng vũ trang nhân dân bản thân người chiến sĩ cảnh sát phải có lòng tự nguyện luôn giúp đỡ nhân dân.

Chiến sĩ cảnh sát phải phải luôn giúp đỡ nhân dân
Chiến sĩ cảnh sát phải phải luôn giúp đỡ nhân dân

Đây không chỉ là quyền và nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm lương tâm của người chiến sĩ. Việc phát động những phong trào quần chúng như “hòm thư tố giác tội phạm”, “đóng góp cho Mặt trận tổ quốc” phải song hành với những chiến công liên quan đến hoạt động đấu tranh, đàn áp tội phạm, đặc biệt là những loại hình tội phạm nguy hiểm, ảnh hưởng đến đời sống của người dân: cướp bóc, tham ô, buôn lậu…

Xem thêm: Việc làm giám sát an ninh

3.3. Chiến sĩ cảnh sát phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước

Cảnh sát Việt Nam sau thời gian dài xây dựng và phát triển đã thay đổi theo hướng tinh gọn và có sức mạnh và tiềm lực khổng lồ. Những năng lực của lực lượng vũ trang là nhờ sự hỗ trợ hết mực của Đảng và Nhà nước.

Chiến sĩ cảnh sát phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước
Chiến sĩ cảnh sát phải tuyệt đối trung thành với Đảng và Nhà nước

Công tác huấn luyện, đào tạo các chiến sĩ công an, cảnh sát luôn được chú trọng và đổi mới hiện đại, toàn diện. Chiến sĩ cảnh sát hoạt động do dân, vì dân. Đảng và Nhà nước Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối và trực tiếp về mọi mặt, chinh vì vậy họ phải có nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với Đảng, gắn bó máu thịt với nhân dân.

Mẫu cv đơn giản

3.4. Chiến sĩ cảnh sát phải luôn bảo vệ người dân

Như đã đề cập bên trên, mối quan hệ giữa nhân dân và cảnh sát có tác động qua lại. Chiến sĩ cảnh sát bảo vệ đời sống cho nhân dân, nhân dân cống hiến hết mình hỗ trợ chiến sĩ cảnh sát hoàn thành nhiệm vụ.

Do đó, trong bất kỳ hoàn cảnh nào người chiến sĩ cảnh sát cũng phải đặt an nguy của nhân dân lên hàng đầu, dốc sức mình bảo vệ người dân.

3.5. Chiến sĩ cảnh sát phải tận tụy với công việc

Công việc của chiến sĩ cảnh sát nhiều hiểm nguy, để thực hiện được những nhiệm vụ được nhân dân tín nhiệm và cấp trên giao phó không chỉ cần năng lực mà phải có tấm lòng tận tụy với công việc.

Chiến sĩ cảnh sát phải tận tụy với công việc
Chiến sĩ cảnh sát phải tận tụy với công việc

Ngoài các công việc liên quan đến tội phạm trong đời sống hàng ngày, đóng góp của các chiến sĩ cảnh sát cũng mang lại một nhiệm vụ rất quan trọng đối với cộng đồng dân cư. Những khó khăn, nguy hiểm đều cần lòng dungx cảm và sự tâm tâm để vượt qua nghịch cảnh.

3.6. Chiến sĩ cảnh sát phải có sự khôn khéo và cương quyết

Khôn khéo và cương quyết là hai phẩm chất người chiến sĩ cảnh sát luôn cần rèn luyện và trau dồi dựa trên những kinh nghiệm thực tiễn. Đây là hai vũ khí vô hình sẽ giúp họ chiến thắng kẻ thù.

Khôn khéo trong ứng xử, lời nói… và cương quyết trong những quyết định liên quan đến vận mệnh con người, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.

Có thể khẳng định rằng công việc của các đồng đội cảnh sát đều yêu cầu nhiều về việc đào tạo kiến thức và kỹ năng sống. Mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên của timviec365.vn đã giúp các bạn hiểu định nghĩa nghiệp vụ cảnh sát là gì cũng như cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích liên quan. Hẹn gặp lại bạn đọc trong những bài viết khác của đội ngũ timviec365.vn.

Xem thêm: Ngành điều tra trinh sát - Công việc của niềm tự hào dân tộc

Công an an ninh là gì?

Công an an ninh là gì? Công an an ninh có gì khác so với các đơn vị lực lượng vũ trang khác phục vị Nhà nước ta? Hãy cùng khám phá định nghĩa và nhiệm vụ của đơn vị trên thông qua bài viết dưới đây của đội ngũ timviec365.vn nhé.

Công an an ninh là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;