Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 05 năm 2024
Có rất nhiều nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc nhiều. Đến với bài viết hôm nay, chúng ta, nhất là những ai đang làm một nhà quản trị nhân sự, một người nắm giữ trong tay quyền điều hành công ty hãy chú ý xem những yếu tố nào là nguyên nhân chính khiến cho doanh nghiệp bạn thường xuyên rơi vào cơn khủng hoảng về nhân sự, gây ra những bất ổn về mọi mặt.
Khi doanh nghiệp đối mặt với tình trạng nhân viên nghỉ việc nhiều thì rủi ro không chỉ tới với riêng người nhân viên đó khi mà họ phải tìm kiếm và thực hiện một công việc mới. Sự rủi ro còn tới với cả chính doanh nghiệp đó. Có rất nhiêu điều đáng nói khi bàn luận về vấn đề này. Khi nhân viên nghỉ việc nhiều, doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng nguồn nhân lực. Có rất nhiều vị trí trống còn thừa, khối lượng công việc ứ đọng không có ai đảm nhận cho tới khi nào tuyển dụng được người thay thế. Hơn nữa, việc tuyển dụng không phải là chuyện dễ dàng đơn giản gì. Vừa mất rất nhiều thời gian mà lại tốn kém không ít kinh phí cho tuyển dụng.
Trong vô vàn những rủi ro mà chúng ta đã bàn tới nhiều trong các bài viết trước thì có lẽ sự rủi ro nghiêm trọng hơn cả mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng lo ngại đó chính là nguy cơ bị rò rỉ thông tin. Việc người nhân viên đến rồi lại đi khỏi một doanh nghiệp là một thực tế hết sức bình thường, nó gây ra không khí ảm đảm và là vấn nạn của giới doanh nghiệp. Và một điều thật chẳng may, dựa vào nghiên cứu bởi Symantec thì có một nửa những người nhân viên đã lấy đi nguồn dữ liệu quan trọng và có tính chất mật của doanh nghiệp khi họ rời đi. Trong số đó thì có tới 40% người có ý định sẽ dùng nguồn dữ liệu đó để phục vụ cho công việc mới của mình.
Cùng chúng tôi nhìn vào một ví dụ thực tế, trong năm 2024 theo như bên điều tra tội phạm công nghệ cao tại Mỹ thì nhân viên nội bộ trong doanh nghiệp đã gây ra gần 40% những vụ ăn cắp dữ liệu. Không nhất thiết việc này xảy ra từ đối tượng nhân viên có thái độ bất mãn và lấy cắp dữ liệu với mục đích xấu. Ngay cả những người nhân viên nghĩ đơn giản rằng việc họ giữ, sử dụng những nguồn dữ liệu do chính họ tạo ra khi còn làm việc ở doanh nghiệp là điều bình thường. Họ có thể mang theo những thiết bị cá nhân đến công ty để làm việc, mọi dữ liệu công việc đều lưu trữ ở đó và khi ra đi họ cũng mang theo đi. Vậy thì để hạn chế tình trạng đáng nguy hại này, các doanh nghiệp cần phải chủ động đi đầu trong chính sách kiểm soát nguồn nhân lực. Hơn bất cứ khi nào, việc giữ chân nhân tài sẽ là biện pháp hiệu quả nhất để tránh mọi sự rủi ro. Nếu muốn giữ chân nhân tài thì nhất định những cấp lãnh đạo cần phải hiểu thấu những nguyên nhân có thể khiến cho nhân viên nghỉ việc hàng loạt.
Khi người nhân viên phải đối mặt với một mức thu nhập thấp hơn hẳn mức trung bình chuẩn, đáng lý do so với năng lực thì họ phải được trả xứng đáng hơn thế thì dường như tỉ lỉ lớn sẽ có cảm giác không có hứng thú đối với công việc tại doanh nghiệp đó nữa. Chẳng có bất cứ lý do nào để họ bỏ ra công sức, trí tuệ mà lại thu về một mức lương không tương xứng đúng không. Thế cho nên, doanh nghiệp rất khó để giữ chân họ lại.
Không những nhận về một mức lương thấp, một nguyên nhân khác cũng khiến cho nhiều người bỏ doanh nghiệp mà đi đó là khi họ nhận một mức lương không công bằng. Người lao động sẽ tự biết cách tính ra một hệ số mà chúng ta tạm gọi chúng là hệ số của sự công bằng đối với thu nhập bình quân. Nếu coi toàn bộ thu nhập nhận được là tử số (bao gồm tất cả thưởng và các chế độ ưu đãi khá) thì mẫu số sẽ là mức hiệu quả của công việc cùng với đó là khả năng trong công việc. Những khả năng trong công việc bao gồm Kỹ năng, kiến thức, trình độ, kinh nghiệm, mức độ đóng góp, cống hiến cho doanh nghiệp. Khi mà người nhân viên cảm nhận được hệ số này của bản thân còn nhỏ hơn cả những người đồng nghiệp xung quanh, khi đó chẳng có bất cứ ai cảm thấy thoải mái được. Ngược lại, họ sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, không hài lòng với sếp. Những thái độ tiêu cực này không được chia sẻ và nói ra, họ cất giữ cho tới khi đi khỏi công ty. Thậm chí nếu như có ai đó chia sẻ chân thành với bạn vì điều này thì lúc đó cũng đã muộn cho việc giữ chân một người nhân tài.
Chính sách về thăng tiến, khen thưởng không rõ ràng cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc nhiều. Đây chính là những thứ liên quan tới quyền lợi của người nhân viên và tương lai của họ. Nếu như công ty không công khai, tệ hại hơn là không hề được thực hiện một cách nghiêm chỉnh, rõ ràng và công bằng thì đương nhiên sẽ khiến cho nhân viên không thể hài lòng mà ở lại lâu dài với công ty được.
Không giao đúng chức trách nhiệm vụ cho nhân viên. Họ đang phải thực hiện những công việc không tương thích và phù hợp với trình độ của bản thân, có nghĩa là họ tuyển dụng vào bộ phận nhân sự hành chính thì lại điều chuyển họ lên vị trí viết bài chẳng hạn. Như thế thì họ sẽ luôn có cảm giác bất công và làm việc với cảm giác này cho tới khi nào họ quyết định dứt áo mà ra đi. Những người nhân viên ở cấp trung gian thường bị lãnh đạo bỏ qua. Chẳng có ai chấp nhận một công việc mà khiến bản thân họ mờ nhạt cả. Thế nên khi lãnh đạo bỏ qua vai trò của nhân viên, không coi trọng vị trí việc làm của họ bằng việc làm việc thẳng với người nhân viên phía dưới, không hề thông qua cấp trung gian mà họ đang đảm nhận thì chắc chắn bản thân người nhân viên cấp trung gian đó cảm thấy không được trọng dụng. Họ có thể bị mặc cảm, tự ái mà chủ động xin từ chức thôi việc.
>>> Xem thêm: Danh sách việc làm Vĩnh Long mới nhất được cập nhật thường xuyên và liên tục tại website timviec365.vn
Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh
Môi trường không tạo điều kiện phát triển cho nhân viên
Nếu như người nhân viên không nhận được những chế độ đào tạo để họ có thể nâng cao chất lượng tay nghề một cách thường xuyên, họ nhận thấy mình không có điều kiện để học hỏi và phát triển bản thân cùng với sự nghiệp của mình thì lúc này, họ sẽ nghĩ rằng, doanh nghiệp này “không có tầm”. Bởi vì những doanh nghiệp có tầm đều thực hiện những chính sách để nhân viên của họ có thể phát triển. Chung với điều đó, các nhân viên sẽ cảm thấy như họ đang cạn kiệt sức lao động, trí tuệ và không được công nhận đúng mức đáng.
Hệ thống nội bộ phục vụ không tốt
Ở một doanh nghiệp mà có những phòng ban được lập ra không nhằm mục đích hỗ trợ nhau mà chỉ là để kiểm tra, soi xét cà làm khó cho nhau. Như thế cũng sẽ gây ra những thái độ bất mãn ở trong nội bộ của người nhân viên. Trong một hề thống khá cồng kềnh với nhiều thủ tục phúc tạp thì đương nhiên, người nhân viên không thể nào yên tâm mà làm việc được vì sự hứng phấn đối với công việc của họ đã vô tình bị triệt tiêu bởi những quy định “bất khả thi” nhưng lại được thực hiện quá nghiêm ngặt.
Trên đây chính là những chính sách chưa thỏa đáng, là nguyên nhân gián tiếp khiến cho doanh nghiệp của bạn không thể giữ chân được người tài. Nhưng chưa dừng lại ở đó, nếu như bạn chỉ khắc phục những nguyên nhân gián tiếp trên thì tình trạng này vẫn diễn ra, chỉ khi nào bạn có thể đảm bảo được những nguyên nhân chủ quan dưới đây cũng không còn tồn tại nữa.
>>> Tham khảo thêm: Những công việc nên làm trước ngày rời khỏi công ty
Bởi quản lý yếu kém cho nên người lãnh đạo của doanh nghiệp không thể nào mang đến những điều tốt đẹp và phù hợp với nhân viên. Thay vì tất cả mọi thứ tốt đẹp đó, họ lại đi từ chính những suy nghĩ bảo thủ của mình. Vậy những điều hạn chế đó là gì khiến cho nhân viên nghỉ việc nhiều tại doanh nghiệp?
Không giao đúng công việc cho nhân viên. Nhiều người sếp thường xuyên mắc phải sai lầm này. Khi người nhân viên không được giao cho công việc và nhiệm vụ nằm trong khả năng, không đúng với trình độ chuyên môn, thì người nhân viên sẽ từ bỏ công việc đó sớm thôi. Bởi lẽ, có cố làm thì họ cũng đâu thể làm tốt một nhiệm vụ mà bản thân không hiểu biết rõ. Ai cũng vậy cả, chỉ khi chúng ta hiểu rõ bản chất về một điều gì đó thì chúng ta mới có thể hào hứng thực hiện nó và tạo ra kết quả tốt nhất. Đây cũng là điều hết sức lưu ý khi lựa chọn ứng viên của bộ phận tuyển dụng nhân sự
>>> Bạn đọc có thể quan tâm tham khảo thêm: Danh sách việc làm hành chính nhân sự tphcm nếu bạn đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó bạn có thể làm CV và ứng tuyển ngay trên timviec365.vn một cách dễ dàng, nhanh chóng.
Nhân viên luôn nằm trong tầm kiểm soát và theo dõi quá nghiêm ngặt. Dù biết điều này là sai lầm trong công tác quản lý ấy thế mà không ít người lãnh đạo đã “cố ý” để bản thân mình sai. Bởi lẽ họ luôn lo lắng rằng nhân viên của họ không làm được công việc như họ mong muốn, hoặc họ lo sợ người nhân viên làm việc trong tình trạng “không trung thực”. Tuy nhiên, đó chỉ là những suy nghĩ cá nhân khởi phát từ chính bạn mà chưa hề có sự kiểm chứng từ thực tế, thậm chí ngay cả khi kiểm chứng thì cũng cần phải theo dõi dựa vào tính chất thường xuyên thì mới có thể đánh giá được bản chất của một quá trình. Bạn có thể bắt gặp người nhân viên đang nghe nhạc trong giờ làm việc hoặc lướt facebook, đọc truyện. Nhưng những dấu hiệu đó phải được theo dõi cả một quá trình để đưa ra biện pháp xử lý. Chỉ bắt gặp một đôi lần không phải ở cùng một nhân viên mà đã đánh giá và lo sợ họ không nghiêm túc thì đó sẽ là một cách quản lý sai lầm. Có thể đôi khi do làm việc quá căng thẳng, nhân viên của bạn chỉ lướt qua một chút tin tức, đọc một mẩu chuyện nhỏ, nghe một đoạn nhạc ngắn như một biện pháp để giải tỏa để có thể quay trở lại công việc hiệu quả. Thế nên, nếu vì những nỗi lo cá nhân mà kiểm soát nhân viên của mình quá chặt thì bạn sẽ khiến cho nhân viên cảm thấy vô cùng khó chịu, thậm chí không tránh khỏi cả thái độ bất mãn. Nhân viên đem những thái độ này vào trong trong công việc thì chẳng mấy chốc họ sẽ cảm thấy chán nản mà rời đi, hiệu quả công việc để lại cho doanh nghiệp bạn cũng chẳng có.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến nhân viên nghỉ việc nhiều theo phương diện chủ quan còn là do nhân viên không nhận được sự hỗ trợ về nguồn lực, không có được sự chủ đạo cụ thể, không được sếp tạo điều kiện để phát triển, không được phát,... Nói chung, có rất nhiều điều cần phải lưu ý khi mà chúng ta đứng đầu một doanh nghiệp, Việc giữ chân nhân tài không phải là chuyện dễ, đòi hỏi bạn phải dày công và thực hiện bằng cả trái tim, sự khéo léo và nghệ thuật.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc