Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Bí quyết giúp nhà tuyển dụng nhận biết ứng viên nói dối

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi lọc CV hay khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ phải xử lý lượng lớn thông tin từ ứng viên và để nhận ra đâu là thông tin chân thật, thông tin hư cấu không hề dễ dàng. Tuy nhiên, việc phân biệt là bắt buộc, nếu không sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm. Vậy, nhận biết ứng viên nói dối như thế nào? Hãy cùng nguoi tim viec bật mí cho bạn mẹo nhận biết ra một ứng viên không thành thật nhé.

1. Ứng viên không trung thực thể hiện qua những dấu hiệu nào?

Con người luôn là một nhân tố quan trọng hàng đầu, nó quyết định sự phát triển cũng như tồn tại của một tổ chức, doanh nghiệp, công ty nhất định nào đó. Chính vì vậy, công tác chiêu mộ nhân tài luôn được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư và thực hiện một cách cẩn thận. Và trung thực luôn là đức tính cần có của mỗi cá nhân chúng ta, nó không chỉ nói lên chúng ta là một người lương thiện, ngay thẳng trong xã hội, mà còn định vị được giá trị của chúng ta trong môi trường làm việc. Tuy nhiên, trên thực tế, xuất phát từ việc muốn bản thân mình “bóng bẩy” trong mắt nhà tuyển dụng, nhiều ứng viên vẫn bất chấp để nói dối khi xin việc làm. Thông thường, bạn có thể nhận biết họ qua các dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, bắt nguồn từ những cử chỉ khá mâu thuẫn. Một ứng viên có thể đang nói dối bạn nếu họ có những cử chỉ không tỷ lệ thuận và ăn khớp với lời nói của họ trước đó. Chẳng ai thật thà khi bạn hỏi một câu hỏi, miệng nói không nhưng đầu lại gật cả, đúng không nào?

 Nhận biết ứng viên nói dối -ứng viên không trung thực

Thứ hai, họ trốn tránh cái nhìn từ nhà tuyển dụng. Thực tế đã chứng minh, nếu một người đang nói dối, họ sẽ không dám nhìn thẳng vào ánh mắt của người đối diện, bởi ánh mắt là thứ không biết nói dối bao giờ. Trong tuyển dụng nhân viên cũng thế, nếu bạn thấy họ liên tục chớp mắt, đảo mắt sang chỗ khác, trốn tránh cái nhìn từ bạn,... thì chính xác là họ đang che dấu bạn một điều gì đó. Tâm trí của họ bất an nên họ mới liên tục có những biểu hiện đáng ngờ như thế.

Thứ ba, họ diễn giải quá nhiều. Nếu câu hỏi bạn đưa ra cho họ vô cùng đơn giản, tuy nhiên họ lại đáp trả một cách lòng vòng, họ phức tạp hóa câu trả lời lên, trả lời không đúng trọng tâm và cung cấp nhiều thông tin thừa thãi. Thì biểu hiện này cũng cho thấy ứng viên của bạn có thể đang nói dối. Cũng có thể họ đang lảng tránh đi một sự thật nào đó, vì thế mà họ nói dối nhà tuyển dụng.

Thứ tư, trước mắt bạn là một sự hoàn hảo đáng kinh ngạc. Ví dụ như: ứng viên nói với bạn họ đã giúp doanh nghiệp cũ chinh phục được một con số bán hàng khổng lồ, doanh thu hơn 200% chẳng hạn, khi bạn đang phỏng vấn họ ở vị trí nhân viên kinh doanh. Một thành tích đáng kinh ngạc, đôi khi là không thể tin tưởng được, đúng không nào? Nếu ứng viên của bạn thoạt nhìn có vẻ chỉ là một người non nớt, ít kinh nghiệm thì đây chắc chắn là điều mà họ đang nói dối.

>> Tìm hiểu thêm:  Những câu hỏi khó khăn thường gặp khi các nhà tuyển dụng tìm kiếm ứng viên

2. Câu hỏi của nhà tuyển dụng dễ bị ứng viên “dắt mũi”

Ở trên là một số dấu hiệu dễ dàng nhận ra ứng viên không thành thật với bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần nên nhìn nhận lại bản thân của mình, có phải xuất phát từ cách mà bạn hỏi ứng viên, đã tạo ra cho họ khoảng trống, kẽ hở để họ “qua mặt” hay không? Chính vì thế, hôm nay Timviec365.vn sẽ giúp bạn tìm ra những câu hỏi của nhà tuyển dụng dễ bị ứng viên “dắt mũi” trước khi bạn tìm ra cách để ứng viên không nói dối nhé!

Câu hỏi 1: Hãy trình bày những kỹ năng bạn đang sở hữu và tự đánh giá về những kỹ năng đó?

Một điều chắc chắn là, gần 50% các ứng viên ứng tuyển vào doanh nghiệp của bạn đang “nổ” về những kỹ năng mà họ có. Thường thì các ứng viên nhận thức được tầm quan trọng của các kỹ năng mềm, nên họ cũng “tự họa” cho mình các kỹ năng này trong quá trình ứng tuyển, chẳng hạn như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, phân tích, thống kê,... Bởi hầu hết các kỹ năng mềm này như là một “thủ tục” bắt buộc của hầu hết các công việc. Tuy nhiên, điều này cũng dễ hiểu, vì không ai tuyển dụng một người đến những kỹ năng cơ bản trong công việc cũng không có. Tóm lại, phần kỹ năng làm việc mà ứng viên trình bày, bất kể trên CV hay trong quá trình bạn phỏng vấn họ, thì đó cũng là điều mà bạn không nên đặt niềm tin quá nhiều.

 Nhận biết ứng viên nói dối -những câu hỏi khiến ứng viên nói dối

Câu hỏi 2: Bạn có điểm yếu không? Điểm yếu đó là gì?

Những mặt tốt nhưng được tối ưu hóa bằng một mặt xấu sẽ được các ứng viên áp dụng ngay lúc này nếu bạn hỏi câu hỏi trên. Nào là “Em bị nghiền công việc”, “Em không thể nào chịu được cảm giác rảnh rỗi”,... Trên thực tế, những ứng viên có phong cách trả lời như thế này, tỏ ra nguy hiểm và thông minh, tuy nhiên bạn nên “bỏ qua”, bởi những ứng viên như vậy có thể “dối gian” trong lúc làm việc bất cứ lúc nào họ muốn.

Câu hỏi 3: Lý do gì khiến bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi?

Đây cũng là một mô típ câu hỏi khá thường gặp trong khi phỏng vấn. Và trên cương vị của một cá nhân tìm việc, họ đương nhiên sẽ trả lời những gì doanh nghiệp tuyển dụng mình thấy hài lòng chứ bản thân họ có thể chưa bao giờ nghĩ đến điều đó. Tất nhiên, cũng không thể đánh đồng mọi ứng viên như thế, có thể sẽ có một vài trường hợp đặc biệt thật sự đam mê vị trí bạn đang tuyển dụng, hâm mộ doanh nghiệp của bạn, họ thực sự muốn về đầu quân cho bạn. Nhưng phần lớn các mục đích của các ứng viên khi tìm việc là có một công việc đủ nuôi bản thân và gia đình. Hay cũng có thể họ quá “thèm thuống” con số lương bổng hấp dẫn của doanh nghiệp bạn mà thôi. 

3. Phát hiện ứng viên nói dối - Cách để bạn không tuyển nhầm người

Hầu hết, các ứng viên là “bất đắc dĩ” mới nói đối các nhà tuyển dụng, có thể họ muốn gia tăng giá trị bản thân để gia tăng cơ hội trúng tuyển, vượt mặt các ứng viên khác, cũng có thể họ muốn nâng cao trình độ, nghiệp vụ của mình để có “tư cách” đàm phán một mức thu nhập không tệ. Tuy nhiên, nhìn chung thì việc nói dối của các ứng viên đôi khi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhà tuyển dụng, các doanh nghiệp rơi vào trạng thái chọn sai người. Nó không chỉ khiến nhà tuyển dụng mất thời gian, tốn công sức, mà đôi khi nó còn khiến nhà tuyển dụng “mắc kẹt” giữa các sự lựa chọn tương đối mơ hồ về các ứng viên, có thể bỏ lỡ những ứng viên thực sự tiềm năng khác. Chính vì thế, các nhà tuyển dụng hãy “bỏ túi” ngay những bí quyết sau đây để phát hiện và kịp thời “loại bỏ” các trường hợp đang không thật thà nhé!

3.1. Nghiên cứu kỹ bản CV của ứng viên trước khi bắt đầu phỏng vấn

Công tác nhân sự luôn là công tác được chú trọng và cũng chiếm đi nhiều thời gian của bạn nhất. Hàng trăm, thậm chí là hàng ngàn bản CV, nào là CV điện tử, CV giấy,... chỉ để bạn sàng lọc ra được một hay vài ứng viên tiềm năng cho vị trí bạn đang tuyển. Chính vì vậy, có những lúc, bạn chỉ có thể kịp lướt qua các bản CV trung bình 20 - 30s. Trang bị những kỹ năng tổng hợp, nhìn đúng trọng tâm của mỗi bản CV thực sự không phải là công tác dễ dàng.

 Nhận biết ứng viên nói dối -nghiên cứu cv

Hãy tỉnh táo và phân biệt các nội dung được trình bày trong bản CV, bởi vì những bản CV có nội dung tương tự nhau, không trình bày hoặc nêu rõ các vấn đề một cách cụ thể, chi tiết, mà chỉ nhắc đến một cách khái quát và dùng những ngôn từ “sáo rỗng” thì đôi khi những thông tin đó không thể tin được 100%. 

Việc làm bảo hiểm

3.2. Phỏng vấn bằng kỹ thuật chuyên nghiệp

Hãy áp dụng những cách phỏng vấn ứng viên bằng kỹ thuật chuyên nghiệp. Hãy đầu tư một chút để xây dựng hệ thống câu hỏi tuyển dụng của mình, và linh hoạt áp dụng nó, đừng sử dụng các câu hỏi mang tính chung chung, dễ đoán, dễ trả lời, một số trường hợp đặc biệt khác nhau, bạn phải đặt câu hỏi khác nhau. Như đã nêu ở phần hai, tránh những câu trả lời lộ những khoảng trống, ứng viên có thể lợi dụng và nói dối bạn.

 Nhận biết ứng viên nói dối -phỏng vấn bằng kỹ thuật chuyên nghiệp

Hãy đặt ra những câu hỏi mang tính rõ ràng, có độ khó cao và chi tiết hơn. Yêu cầu hay đề nghị các ứng viên đang trong cuộc phỏng vấn, đưa ra một vài câu chuyện hay tình huống họ từng trải, hay cũng đề ra cho họ một đề tài nào nó, bắt buộc họ phải xử lý vấn đề, từ đó bạn có thể nhìn ra năng lực và phẩm chất làm việc của họ. Nếu như ứng viên không biết trả lời thế nào, trả lời một cách qua loa, đại khái, thì bạn cũng biết đánh giá thế nào rồi đấy.

Bên cạnh kiểu câu hỏi hành vi, bạn còn có thể kiểm tra năng lực ứng viên thông qua những bài test. Có thể test trực tiếp hay gián tiếp là tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu công việc bạn đang tuyển dụng. Nếu công việc bạn cần kỹ năng phiên dịch, thì hãy đề nghị họ phiên dịch một đoạn văn, một đoạn hội thoại,... Hay nếu bạn tuyển dụng vị trí nhân viên kinh doanh thì hãy thử nghiệm bằng cách yêu cầu họ tư vấn, giới thiệu một sản phẩm nào đó của doanh nghiệp bạn đang cung cấp. Nếu như họ tự tin, không lúng tùng và hoàn thành đúng yêu cầu của bạn trong khoảng thời gian cho phép, thì bạn có thể tin về năng lực của họ. 

3.3. Quan sát kỹ về mức độ logic trong câu trả lời

Trên thực tế, nói dối là việc ai cũng biết là xấu, tuy nhiên để nói dối thì không phải ai cũng làm được một cách trơn tru và hoàn hảo. Bởi người nói dối cũng cần có một trí nhớ thật cao siêu, nhớ những gì mình đã nói ra, để tránh trường hợp bị bại lộ. Cũng chính vì điều này, bạn hoàn toàn có thể tận dụng để kiểm tra xem ứng viên trước mặt bạn có nói dối hay không thông qua cách quan sát về mức độ logic trong câu trả lợi của họ.

 Nhận biết ứng viên nói dối -quan sát mức độ logic trong câu trả lời

Và trong trường hợp, bạn thấy ứng viên nói câu sau không khớp câu trước, thì bạn biết rồi đấy, họ đang nói dối bạn. Thường các ứng viên thiếu trình độ, kinh nghiệm hay kiến thức, họ sẽ lấp liếm bằng cách nói những điều không đúng sự thật về họ. Tuy nhiên, nắm thóp bằng cách làm trên sẽ khiến họ bị “bại lộ”, bạn cũng đã thoát khỏi vấn đề chọn sai ứng viên.

3.4. Ngôn ngữ cơ thể và cách giao tiếp 

Bạn biết không, ngôn ngữ cơ thể và cách giao tiếp cũng có thể chứng minh rằng bạn có đang nói dối hay không đấy. Vì vậy, hãy lưu ý điểm mấu chốt này từ ứng viên của bạn trong buổi phỏng vấn. Các hành động cụ thể như: bồn chốn, lo lắng, một chút sợ sệt, vuốt hay sờ đầu, nghịch tóc, nhìn xuống dưới chân, đảo mắt liên tục, nhìn xung quanh, khoanh tay trước ngực, đưa tay lên cổ,... chính là sự thay đổi của ngôn ngữ cơ thể khi một người bắt đầu nói dối.

 Nhận biết ứng viên nói dối -ngôn ngữ cơ thể và cách giao tiếp

Bên cạnh đó, cách mà họ giao tiếp, hay nói đúng hơn là giọng nói của họ cũng có thể cho biết họ đang hay không đang nói dối. Nếu giọng nói của các ứng viên bạn nghi ngờ là nói dối bắt đầu không ổn định về tông giọng, cao lên, xuống thấp một cách bất ngờ, hơi thở hổn hển hay gấp gáp hơn, nhưng nhìn chung không có dấu hiệu của bệnh tật thì 80% có thể họ đang không thật thà với bạn. 

3.5. Check lại các thông tin thông qua mạng xã hội

Sự phát triển của các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội đã trở thành nguồn tài nguyên để nhà tuyển dụng có thể kiểm tra thông tin về ứng viên một cách chân thực nhất. Bạn có thể tìm kiếm trang mạng xã hội của họ như Facebook, Twitter, Zalo... và kiểm tra xem trước đó họ đã làm gì, thông tin có khớp với những gì đã viết trong hồ sơ dự tuyển không.

 Nhận biết ứng viên nói dối -check lại thông tin qua mxh

Ngoài ra, khi kiểm tra thông tin, bạn còn có thể phát hiện những chia sẻ của họ về công việc từng làm. Từ những chia sẻ này bạn cũng sẽ phần nào phán đoán được tính cách, bản chất thực của họ, đối chiếu với những gì họ đang thể hiện với bạn xem họ có nói dối bạn điều gì không.

3.6. Người tham chiếu - Bước xác nhận không nên lơ là

Nếu vị trí bạn đang tuyển dụng là một vị trí cao cấp, khá quan trọng với doanh nghiệp thì bạn hoàn toàn có thể xác nhận những thông tin liên quan đến ứng viên trong danh sách người tham chiếu họ đã cung cấp. Những trường hợp gian dối vế chức danh, các công việc đã từng trải, các công ty đã làm việc, thời gian làm việc,... hay thậm chí có thể là người tham chiếu là các trường hợp rất hay gặp trong quá trình tuyển dụng nhân viên. Thử nói lệch đi một chút về các thông tin mà ứng viên đã kê khai khi trao đổi với người tham chiếu, để xem phản ứng của người đó như thế nào. 

Kiếm việc làm

 Nhận biết ứng viên nói dối -xác nhận qua người tham chiếu

3.7. Kinh nghiệm và trực giác luôn quan trọng

Công tác nhân sự luôn cần những cái đầu lạnh là vì như thế, một chuyên gia “săn đầu người” sẽ biết cách sử dụng sự từng trải, bề dày kinh nghiệm và giác quan của bản thân để đánh giá sự trung thực của các ứng viên. Dừng lại một chút để lắng nghe những gì nhận thức của bản thân đang mách bảo. Nhưng cũng đừng lạm dụng nó quá mức nhé, bởi trong công việc, thứ bạn nên chú trọng vẫn thiên về lý trí nhiều hơn. Đánh giá một con người phải là sự khách quan, là sự khôn khéo, chứ không nên vì một chút sơ sở, sơ sài của bản thân mà chọn nhầm một ứng viên không đủ thực lực, bỏ qua những con người thực sự có tố chất,...

 Nhận biết ứng viên nói dối -kinh nghiệm và trực giác

Tuyển dụng nhầm người - Cái giá mà nhà tuyển dụng phải trả có thể đôi khi là đắt hơn rất nhiều so với vấn đề bạn không có nhân lực để làm việc. Vẫn nói như từ đầu, trung thực là một đức tính nên chú trọng và quan tâm hàng đầu, bất kể là cuộc sống thường ngày hay trong công việc. Đừng ngại áp dụng những phương pháp nhận biết ứng viên nói dối đã được chia sẻ trên đây để có thể mang về cho doanh nghiệp những ứng viên thực sự thích hợp nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;