Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những cách để con làm diễn viên nhí bố mẹ không nên bỏ qua

Tác giả: Vũ Ngọc Bảo

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Không chỉ người lớn, sự nghiệp diễn xuất hiện ngay đang trở nên đa dạng và phong phú hơn khi xuất hiện cả những bạn nhỏ. Nếu nhận thấy con mình sở hữu tài năng, có năng khiếu về diễn xuất thì bố mẹ nên định hướng cho bé theo nghề.

Trở thành diễn viên nhí thì các bé cần phải làm gì? Sau đây là những chia sẻ của timviec365.vn về các cách làm diễn viên nhí mà bố mẹ cần biết. Cùng đón đọc ngay nhé!

1. Bố mẹ nên đăng ký lớp học diễn xuất cho bé

Dù là có năng khiếu về diễn xuất thế nhưng các diễn viên nhí sẽ không thể thành tài và nổi tiếng nếu như không được đào tạo một cách bài bản. Chính vì vậy ngay từ khi cha mẹ phát hiện ra tài năng của bé thì hãy để bé theo học những khóa đào tạo diễn xuất chuyên nghiệp, đây là cách giúp con có thể phát huy tối đa tài năng của bản thân mình khi đứng trên sân khấu.

Cách giúp bé trở thành diễn viên nhí là gì?
Cách giúp bé trở thành diễn viên nhí là gì?

Hiện nay, theo xu hướng của thị trường, không khó để bố mẹ tìm thấy một trung tâm đào tạo năng khiếu trong đó có diễn xuất, thế nhưng hãy cẩn thận bởi vì bạn rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng để lừa tiền mà không hay biết.

Hãy tìm kiếm những trung tâm uy tín, chất lượng, có đội ngũ chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm để con bạn được toả sáng thực sự.

Một viên ngọc mới được khai thác từ lòng đất chưa thể có giá trị cao như khi đã được rèn rũa và gia công, giống như việc con bạn cũng sẽ chẳng thể tỏa sáng nếu không được rèn luyện đúng nghĩa.

Khi tiếp xúc ở một môi trường chuyên nghiệp, tài năng của bé sẽ được bộc lộ, sự va chạm với những người xung quanh khiến niềm đam mê của bé càng trỗi dậy. Nhìn thấy các bạn thể hiện tài năng có thể là động lực để bé cố gắng và nỗ lực nhiều hơn.

Có nhiều bố mẹ tưởng là con sinh ra là dành cho diễn xuất nhưng thực tế khi đến học tại trung tâm thì mới phát hiện ra rằng khả năng của bé không phải là thứ năng khiếu có thể làm nghề. Vậy nên cách làm này còn giúp phụ huynh và các bé định hướng đúng đắn về tương lai của con nữa đấy.

Bố mẹ nên đăng ký lớp học diễn xuất cho bé
Bố mẹ nên đăng ký lớp học diễn xuất cho bé

Với những bạn nhỏ quyết tâm theo nghề, khi được hướng dẫn, thầy cô sẽ nhìn thấy những điểm mạnh và điểm yếu của con, từ đó sẽ đưa ra những phương pháp hiệu quả để các con tiến tới cơ hội trở thành diễn viên nhí nhanh nhất.

Xem thêm: Tổng hợp các cách làm diễn viên cho người không có kinh nghiệm

2. Tạo điều kiện để bé theo học diễn xuất ở thành phố lớn

Không cần phải phân tích nhiều thì mọi người đều nhận ra rằng cơ hội ở những thành phố lớn luôn lớn hơn ở quê hương. Nếu gia đình bạn ở thành thị thì điều đó là quá tiện lợi, bạn có thể cho con học lớp diễn xuất vào bất cứ thời gian nào rảnh rỗi. Vậy trường hợp các bé ở quê thì sao?

Bố mẹ đừng quá lo lắng bởi vì một vấn đề có thể giải quyết bằng rất nhiều cách khác nhau. Nếu không thể cho bé đi học thường xuyên vậy thì hãy tận dụng thời gian nghỉ hè của các bé, vào dịp đó hãy đưa các bé lên thành phố để học diễn xuất khi phát hiện tài năng của con.

Tạo điều kiện để bé theo học diễn xuất ở thành phố lớn
Tạo điều kiện để bé theo học diễn xuất ở thành phố lớn

Các đạo diễn nổi tiếng cùng với những nhà sản xuất phim đều hội tụ ở thành phố, đó là trung tâm - nơi mà người ta dễ dàng tìm kiếm nhân tài hơn. Bên cạnh đó, có thể bạn chưa biết rằng việc theo học diễn xuất ở thành phố còn giúp cha mẹ nắm bắt thông tin nhanh chóng của các buổi casting phim, nếu ở quê có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy tờ thông báo đó.

Xem thêm: Ngành Diễn viên điện ảnh – nghề của hào quang vây quanh

3. Nhắc nhở con chăm chỉ tập luyện

Khi đã theo học các khóa diễn xuất, kết quả sẽ chẳng mấy tốt đẹp nếu như các bé cuốn gọn sách vở khi rời khỏi lớp. Cha mẹ cần phải động viên con chăm chỉ tập luyện với những kiến thức mà thầy cô giảng dạy ở lớp học diễn xuất.

Vì là lứa tuổi nhỏ còn đang đi học, có những bé chỉ mới chập chững bước vào những năm học đầu đời, nhưng có những bé lại đang ở giai đoạn nước rút quan trọng mới phát hiện tài năng cho nên cần phải lên một cái lịch thật khoa học. Cha mẹ hãy làm điều đó để cân bằng cho con, để các bé vừa có đủ thời gian học nhưng vẫn phải có cả thời gian nghỉ chơi và thư giãn nữa.

Tuy là năng khiếu thế nhưng khi lựa chọn đi theo con đường chuyên nghiệp thì ngay cả những người lớn còn cảm thấy vô cùng áp lực huống gì là các bạn nhỏ. Nếu các bé không thể tự giác tập luyện thì cha mẹ hãy làm chiếc đồng hồ báo thức của con, động viên con, đôn đốc con chăm chỉ học tập để đạt được kết quả như ý.

Nhắc nhở con chăm chỉ tập luyện
Nhắc nhở con chăm chỉ tập luyện

Khi bé tập luyện, cha mẹ có thể đóng làm khán giả để xem bé diễn, nếu cần thiết thì hãy trở thành người bạn đồng hành để con thực hiện tròn vai. Đây chính là cách tạo động lực cho bé từ đó các bé có hứng thú hơn.

Trong giai đoạn mới học, có thể con vẫn chưa thể tiếp thu nhiều kiến thức, vì vậy bố mẹ dưới góc độ khách quan nhất hãy đưa ra lời góp ý để con tiến bộ hơn, cảm thấy chỗ nào chưa được thì nhắc để con chỉnh sửa. Cuộc góp ý này không phải với tư cách là người có chuyên môn, bố mẹ sẽ đóng vai trò là một khán giả xem phim và đưa ra đánh giá cho diễn viên mà mình theo dõi. Hãy để con biết điều đó bố mẹ nhé.

Khi con gặp vấn đề về lời thoại, cha mẹ hãy giúp bé luyện tập thật nhiều để bé ghi nhớ chúng nhanh hơn, nếu quên có thể nhắc bé, điều đó cũng khiến cho kiến thức được nạp vào đầu nhanh hơn đấy.

Xem thêm: Làm diễn viên khó hay dễ? Con đường để trở thành diễn viên

4. Cho các bé tham gia nhiều cuộc thi ở cộng đồng

Khi các bé đã có nền tảng kiến thức vững chắc, bố mẹ hãy để con va chạm thực tế bằng cách đăng ký casting cho con tại những cuộc thi trong cộng đồng.

Việc giao lưu trực tiếp vừa giúp các bạn tự tin hơn, đồng thời các con cũng được cọ sát với những bạn nhỏ khác, học hỏi kinh nghiệm của nhau để hoàn thiện tốt hơn phần kỹ năng hiện có.

Việc tham gia casting phim vừa là thử thách cũng là cơ hội để bé thể hiện tài năng diễn xuất của mình, mỗi lần casting hãy coi nó như một bài kiểm tra, từ đó các bé sẽ có ý thức học tập tốt nhất, phấn đấu dành điểm cao trong bài thi này.

Cho các bé tham gia nhiều cuộc thi diễn xuất ở cộng đồng
Cho các bé tham gia nhiều cuộc thi ở cộng đồng

Không chỉ có con bạn, hàng nghìn em bé khác cũng có niềm đam mê diễn xuất và mong muốn được theo nghề. Nếu các bé không được va chạm với thế giới bên ngoài thì các em sẽ chẳng thể biết năng lực của mình đến đâu. Có thể phụ huynh nghĩ con mình là xuất sắc tuy nhiên bên ngoài còn có nhiều bạn nhỏ ưu tú hơn. Chỉ khi cọ sát, va chạm và thi tài năng trực tiếp với nhau thì mới đánh giá chính xác thực lực của bé. 

Không cần lo lắng nếu con buồn vì kết quả casting không như con mong đợi. Hãy động viên con bằng việc cho rằng những thất bại này sẽ giúp con trở nên hoàn thiện hơn và tăng cơ hội chiến thắng ở những lần casting sau.

Khi tham dự casting, nếu bé không đủ yêu cầu từ ban tổ chức thì các bé cũng sẽ nhận được những lời nhận xét, đánh giá từ những đạo diễn chuyên nghiệp, điều này thực sự là rất tốt nếu con có ý chí vươn lên ở những lần sau.

Xem thêm: Việc làm nghệ thuật - điện ảnh

5. Động viên bé phải tự tin trong mọi hoàn cảnh

Tuyệt đối không buông lời khó nghe mang tính chất tiêu cực bởi con trẻ sẽ bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề. Cảm giác phải đối mặt với thất bại nó khó chịu thế nào chắc chắn mỗi phụ huynh đều hiểu, vậy nên những lúc như thế bố mẹ cần phải động viên con nhiều hơn, an ủi để bé vẫn giữ được ngọn lửa đam mê trong người. 

Nói ra những lời trách móc chỉ khiến các em bị tổn thương và trở nên nhút nhát hơn, có thể sự nghiệp diễn xuất cũng sẽ dừng lại sau lần bị mắng đó.

Động viên bé phải tự tin trong mọi hoàn cảnh
Động viên bé phải tự tin trong mọi hoàn cảnh

Những cách để con làm diễn viên nhí vừa rồi có làm bố mẹ thỏa mãn? Hãy thực hiện ngay khi phát hiện tài năng của bé trong lĩnh vực này nếu không rất có thể làng sân khấu sẽ mất đi một tài năng dữ dội đấy. 

Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?

Là người đam mê ca hát và có mong muốn trở thành ca sĩ, tuy nhiên bạn không rõ làm ca sĩ có cần bằng cấp hay không? Đáp án sẽ được giải đáp ở bài viết bên dưới, mời bạn cùng theo dõi.

Làm ca sĩ có cần bằng cấp không?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;